Muốn đi tới được Măng Đen, chỉ riêng con đèo uốn lượn trên lưng dãy Trường Sơn từ thành phố Kon Tum lên đây đã làm du khách “hết hồn”. Nhưng bù lại, Măng Đen mát lịm, thảm thực vật ken dày, không gian lành lặn, trong vắt và ngưỡng nhiệt độ thấp quanh năm.
Muốn đi tới được Măng Đen, chỉ riêng con đèo uốn lượn trên lưng dãy Trường Sơn từ thành phố Kon Tum lên đây đã làm du khách “hết hồn”. Nhưng bù lại, Măng Đen mát lịm, thảm thực vật ken dày, không gian lành lặn, trong vắt và ngưỡng nhiệt độ thấp quanh năm.
Khu du lịch sinh thái Măng Đen mới được biết đến vài năm gần đây. Ảnh TTH.
Măng Đen - điểm lấp lánh của con đường xanh Tây Nguyên
Giữa lòng đại ngàn, Măng Đen chỉ là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Kon Plông, của tỉnh Kon Tum vỏn vẹn 4 khu dân cư Kon Pring, Kon Chốt, Kon Brayh, Kon Xủh. Bao năm qua yên ắng, hoang vu và có lúc dường như mảnh đất này không thể vực lên trở thành một khu du lịch đúng nghĩa. Măng Đen im lìm với nhiều biệt thự xây xong bỏ không bên những khu rừng thông, đời sống du lịch buồn tẻ, hiu quạnh suốt nhiều năm trời.
Nhưng điều đó cũng khiến Măng Đen giữ nguyên được không khí của đại ngàn, chất rừng Tây Nguyên, điều đang mất đi ở hầu hết các vùng du lịch phát triển tốc độ quá nhanh, phá vỡ quy hoạch khác.
Cuộc sống của người dân bản địa yên lành bên hồ Đắk Ke ở Măng Đen. Ảnh: TTH.
Có những thời điểm, một vài buôn làng ở xã Đắk Long làm du lịch cộng đồng và du khách đã bắt đầu biết đến Măng Đen nhờ điều đó. Việc tách thị trấn Măng Đen ra khỏi xã Đắk Long với mục tiêu xây dựng khu du lịch mũi nhọn và dịch vụ đủ thấy quyết tâm của địa phương hình thành con đường du lịch xanh và đậm màu văn hóa của Kon Tum.
Tuy nhiên, Măng Đen vẫn đang có nhịp đập đầu tư quá chậm, đất đai bị đầu cơ, nguồn lực con người yếu và thiếu, chưa đủ để cung cấp dịch vụ du lịch thiết yếu. Người dân bản địa phần lớn là người Ba Na, Ê Đê chưa quen với kiểu làm du lịch cộng đồng.
Gần đây, con đường bộ từ thành phố Kon Tum ngược lên Măng Đen đã được thi công lại, dễ đi hơn, cắt cua và hạ dốc. Khu rừng thông già trên đất lâm nghiệp ngay trong thị trấn Măng Đen hiện đang xanh tươi và sẽ là vốn quý để làm du lịch của mảnh đất này.
Một nhà hàng dịch vụ bên hồ Đắk Ke vào buổi chiều tà. Ảnh: TTH.
Nhưng mặc dù qua được nỗi e ngại về giao thông, Măng Đen vẫn khó thoát khỏi vẻ buồn tẻ của một trị trấn núi, lưu trú và ẩm thực nghèo nàn. Quanh thị trấn chỉ có các khu biệt thự thơ mộng vẻ ngoài nhưng tồi tàn ở bên trong do vắng khách quá lâu không đầu tư, vài quán ăn phải đặt trước nếu du khách muốn ăn vài món quen thuộc là rau rừng, gà nướng và cơm nếp nướng ống vầu.
Quy hoạch chung đô thị Kon Plông đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 298/QĐ-TTg phê duyệt và thực hiện. Các điểm du lịch hồ Đắk Ke, thác Pa Sỹ, tượng Đức Mẹ, chùa Khánh Lâm, thôn Tu Rằng, các cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đều đang được đầu tư cải tạo lại, giữ nguyên tính bản địa và sức hút nguyên sơ.
Mùa hoa phượng tím ở Măng Đen. Ảnh: TTH.
Măng Đen 7 hồ 3 thác.
Có một huyền thoại về Măng Đen được du khách yêu thích là sắc thái cổ xưa trong huyền thoại về vùng đất “7 hồ, 3 thác”.
Địa hình Măng Đen hiểm trở và đứt gãy gấp khúc, rừng tự nhiên bao phủ tạo nên nhiều hồ, thác và dòng chảy tự nhiên sông suối. Giữa các lòng thung lũng là hồ và địa hình gãy tạo nên các dòng thác đẹp hùng vĩ. Thác Pa Sỹ là ngọn thác đầu tiên đã trở thành điểm du lịch dã ngoại thơ mộng. Thác nước được ví như mái tóc của một thiếu nữ từ rừng xanh buông xuống mặt đất.
Hiện nay, cạnh thác Pa Sỹ, đơn vị thi công đầu tư du lịch đã dựng lên cả một vườn tượng gỗ phong cách điêu khắc truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Các công trình cầu treo, khu lưu trú, nghỉ chân đều mang dáng dấp của miền đất bazan cổ xưa. Khu vực hồ Đắk Ke được sửa sang khai thác gồm một nhà rông đặc trưng của đồng bào Ba Na, cảnh quan hoa phượng tím và hoa anh đào ven hồ mỗi mùa lại có một vẻ đẹp khác nhau khiến Măng Đen không khi nào nhàm chán.
Hồ Đắk Ke, trái tim của Măng Đen. Ảnh: TTH.
Năm 2023, Măng Đen thay đổi đáng kể nhờ trào lưu xây dựng farmstay, dạng nông trại kết hợp với mô hình du lịch nghỉ dưỡng. Nơi đây hiện có 5 điểm quy hoạch dành riêng cho du lịch gồm Làng Văn hóa - Du lịch Kon Pring, hồ Đam Bri, thác Pa Sỹ, điểm du lịch sinh thái Êban Farm và điểm du lịch sinh thái Thiện Mỹ Farm.
Do nằm ở độ cao 1.200 mét so với mực nước biển, được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng nguyên sinh bao quanh, thị trấn Măng Đen có nền khí hậu miền núi ôn hòa mát dịu quanh năm. Ngay từ những thập niên đầu thế kỷ 20, người Pháp đã đến Măng Đen khảo sát, đưa cây thông vào trồng với ý định xây dựng một trạm nghỉ dưỡng trên vùng đất này. Hiện nay, những cây thông vẫn được bảo tồn và lưu giữ, đánh số bất khả xâm phạm.
Khách du lịch ưu ái Măng Đen chính vì khí hậu và cảnh quan xanh mát. Tuy được gán với tên gọi "Đà Lạt của vùng Bắc Tây Nguyên" và được quy hoạch để trở thành Khu du lịch sinh thái quốc gia, nhưng Măng Đen khác xa Đà Lạt, nhịp độ du lịch chậm hơn.
Với mùa hè, Măng Đen được gợi ý dành cho chuyến đi du lịch trốn nóng êm đềm, thưa vắng vẻ và mát lịm thông reo.
Biệt thự nhà vườn ở Măng Đen hiện chưa khai thác hết công suất, bỏ không rất nhiều. Ảnh: TTH.
Măng Đen - tiềm năng còn đó của du lịch Bắc Tây Nguyên.
Trước đây, Măng Đen chỉ là một vùng đất khuất nẻo, với 148 cây số vuông và dân số gần 7 ngàn người, chủ yếu là đồng bào Ba Na sinh sống và cũng chỉ vài bản làng thưa vắng nấp trong các thung lũng, sườn đồi. Nhưng Măng Đen lại có một vị trí địa lý đặc biệt khi nằm trên con đường huyết mạch nối cửa khẩu Bờ Y với các tỉnh duyên hải miền Trung, cũng là “con đường xanh” cho chiến lược du lịch lâu dài từ vùng rừng núi tới biển đảo, từ cửa khẩu xuống duyên hải và nối với Campuchia.
Nằm ở độ cao trên 1.200m so với mực nước biển, với khí hậu quanh năm mát mẻ và phong cảnh thiên nhiên hùng vỹ, Măng Đen được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai” của Tây Nguyên, vùng đất “bảy hồ, ba thác."
Giữa màn sương se lạnh, du khách hít hà không khí ấm áp từ củ lang nướng, trái bắp luộc hay mua lấy những đặc sản của núi rừng Tây Nguyên từ phiên chợ Măng Đăng nằm giữa lòng thị trấn du lịch ở cao nguyên Măng Đen, huyện Kon Plong, Kon Tum.
TCCT Nằm lọt thỏm giữa núi và rừng của xã Đăk Tăng, và cách trung tâm thị trấn Măng Đen khoảng 45km, làng cổ Vi Rơ Ngheo được thiên nhiên ưu đãi với những cảnh quan tuyệt đẹp. Đặc biệt, bao quanh làng là những chậu hoa địa lan khoe sắc tạo nên vẻ đẹp quyến rũ kỳ lạ.
Thác Kôi Tó là một thác nước đẹp nằm tại thôn 7, xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum. Thác có độ cao hơn 700m so với mực nước biển, xung quanh được bao bọc bởi màu xanh mát của những cánh rừng nguyên sinh.
(SGTT) – Bản Phùng (Hà Giang), Tu Mơ Rông (Kon Tum) hay Tuy An (Phú Yên)… là những nơi sở hữu những thửa ruộng bậc thang đẹp, được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị đề cử vào “Top 7 Ấn tượng Việt Nam 2023”.
Hàng trăm ngàn cây mai anh đào bung bông nở rộ, nhuộm hồng những con đường, góc vườn, góc rừng…ở Măng Đen tạo nên một khung cảnh thơ mộng, hút hồn du khách thập phương.
Sớm mùa thu, ánh bình minh đầu tiên vừa ló rạng, mây trời như hòa quyện, chiếc lá vàng bảng lảng rơi cũng là thời khắc thị trấn Măng Đen hiện ra đẹp đến mê hoặc lòng người. Khoảnh khắc đó, du khách như bị níu chân bởi cảnh sắc ma mị nơi đây.
Huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) nằm yên bình dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ, ngoài được nhắc đến với quốc bảo sâm Ngọc Linh, vùng đất này là nơi chốn yên bình, rất hấp dẫn cho những người mê xe dịch.
(CLO) Bao quanh ngôi làng cổ Vi Rơ Ngheo là dãy núi Ngọc Ruông với 4 ngọn núi hợp thành gồm: Ngọc Ruông, Nhong Năng, Ngọc Chăng, Văng I Nó. Mới đây, làng vinh dự đón nhận quyết định của UBND tỉnh Kon Tum công nhận là Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo.
(SGTT) – Bến sông Kon Ngo K’tu, hồ thủy điện Plei Krông, vườn hoa Kon Trang Long Loi… là những điểm ngắm hoàng hôn đẹp tại Kon Tum mà du khách có thể trải nghiệm.
TPO - Hơn 200ha ruộng lúa bậc thang ở thung lũng núi Ngọc Linh đang chín vàng, toả hương ngào ngạt dưới tiết trời se lạnh. Cao nguyên tuyệt đẹp này thuộc xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum.
(SGTT) – Hiện, những vườn mai anh đào tại thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) đã rụng lá, búp hoa dần hé nở. Dự báo khoảng 7 đến 10 ngày nữa, mai anh đào sẽ rực hồng khắp các điểm du lịch tại Măng Đen.
Dù là giữa mùa khô nhưng lượng nước ở thác Kôi Tó vẫn đủ dòng và xanh trong, từng con nước tuôn trào mạnh mẽ, bung tỏa qua từng vách đá, tạo thành những dòng chảy trắng xóa, lấp lóa, hùng vĩ giữa đại ngàn.
(SGTT) – Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng (Măng Cành, Kon Plông, Kon Tum) là một trong những thửa ruộng với cảnh sắc cùng không gian tĩnh lặng. Tuy không “bạt ngàn”, nổi bật như ruộng bậc thang tại Yên Bái hay Hà Giang nhưng Kon Tu Rằng cũng mang vẻ đẹp riêng, thể hiện một phần văn hoá của người miền núi giữa muôn vàn cảnh sắc của đại ngàn Kon Tum.
(SGTT) – Đồi cỏ xanh mướt giữa rừng thông tại làng Kon Vơng Kia (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) là nơi được nhiều người tìm đến cắm trại, ngắm hoàng hôn trong thời gian gần đây.
TPO - Hoa mai anh đào nở rộ ở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, Kon Tum, là một trong những địa điểm thu hút du khách gần xa đến check-in, đặc biệt là giới trẻ.
Các di tích lịch sử tại Kon Tum không chỉ mang giá trị văn hóa sâu sắc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường và bất khuất của nhân dân nơi đây. Việc khám phá những địa danh này không chỉ giúp chúng ta hiểu hơn về quá khứ mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc.