Hành Trình Xanh: Trải Nghiệm Tuyệt Vời Tại Rừng Tràm Trà Sư

Rừng Tràm Trà Sư một điểm đến nổi bật ở An Giang, với hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và những trải nghiệm độc đáo. Hãy nghe Nguyễn Thế Dương (Quảng Ninh) một travel blogger nổi tiếng bật mí .

Rừng Tràm Trà Sư là điểm đến thú vị nhất khi du lịch An Giang. Nơi đây mang đến cho mình cơ hội khám phá hệ sinh thái rừng ngập nước phía Tây sông Hậu, với nhiều loài động thực vật quý hiếm sinh sống.


                                                                                                          Nguồn ảnh: Sưu tầm

An Giang vào mùa nước nổi luôn có sức hấp dẫn lạ thường, thu hút nhiều du khách ghé thăm. Và khi nghĩ đến An Giang, Rừng Tràm Trà Sư với những hàng cây xanh mát hai bên đường chính là điểm đến đầu tiên xuất hiện trong tâm trí mình.

Rừng tràm này nằm gần núi Trà Sư, thuộc vùng đất Tịnh Biên. Được hình thành từ năm 1983, từ một vùng đất trũng nhiễm phèn nặng, Trà Sư đã trở thành một khu du lịch sinh thái nổi tiếng, với diện tích lên tới 850 ha, và hệ động thực vật phong phú tại vùng Tây Nam Bộ.

Rừng Tràm Trà Sư được biết đến như một điểm đến lý thú nhất ở An Giang. Mình đã choáng ngợp trước vẻ đẹp của những hàng cây tràm xanh mướt, cánh đồng lúa bát ngát và những cây thốt nốt cao vút. Hiện nay, rừng tràm sở hữu 70 loài chim, 11 loài thú, 25 loài bò sát và 10 loài cá. Đây còn là nơi tụ hội của 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ và nhiều loại cây khác.

Khi đặt chân đến đây, mình bị bất ngờ bởi khung cảnh thiên nhiên xanh mướt, tràn đầy sức sống của Rừng Tràm Trà Sư, tạo nên không khí mát mẻ, dễ chịu. Phương tiện di chuyển chủ yếu ở đây là những chiếc tắc ráng, giống như xuồng máy. Để tham quan rừng tràm, mình đã đến bến tàu mua vé và thuê xuồng. Bến thuyền thiết kế độc đáo với background tổ chim bồ câu trên cao, là góc check-in tuyệt vời cho bạn.


                                                                                                          Nguồn ảnh: Sưu tầm

Trải nghiệm đi tắc ráng tham quan rừng tràm rất thú vị. Chiếc xuồng di chuyển với tốc độ vừa phải, xuyên qua những con rạch tiến vào rừng. Trên đường đi, mình thấy người dân địa phương thu hoạch mật ong hoa tràm từ các thùng nuôi đặt trong rừng. Đi thêm khoảng 3 km nữa là đến Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư. Hai bên đường được bao phủ bởi những cây tràm cao vút, tỏa bóng mát xanh mướt, khiến mọi mệt mỏi tan biến.

Khi đến vùng lõi, mình chuyển sang chiếc xuồng chèo tay để đi sâu vào rừng. Không có tiếng động cơ hay âm thanh ồn ào, những chiếc xuồng nhỏ cho 4 người nhẹ nhàng trôi theo dòng nước, len lỏi vào những con rạch nhỏ và đi qua những tán tràm xanh mát. Lúc này, bạn có thể thấy những lớp bèo trôi lênh đênh trên mặt nước. Hoa điên điển vàng rực kết hợp với rừng tràm xanh mướt tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Đi sâu vào rừng, mình chiêm ngưỡng nơi trú ngụ của nhiều loài chim quý hiếm. Tận hưởng bầu không khí trong lành và lắng nghe tiếng chim hót là trải nghiệm lý tưởng để rời xa thành phố ồn ào và tìm về thiên nhiên.

Sau khi kết thúc chuyến xuồng, mình ghé qua vọng gác quan sát, nơi có trang bị kính viễn vọng tầm nhìn xa 25 km để chiêm ngưỡng toàn cảnh rừng tràm. Từ đây, bạn có thể thấy những ngôi làng của đồng bào Khmer và Kinh sinh sống.

Bạn cũng có thể thuê xe đạp để tham quan và chụp ảnh với các loài động vật trong rừng ngập mặn Trà Sư. Đây là cơ hội để quan sát các loài chim đi kiếm ăn, làm tổ và nghe tiếng chim kêu.


                                                                                                          Nguồn ảnh: Sưu tầm

Len lỏi giữa rừng là cây cầu tình yêu dài trăm mét, là điểm nhấn của Rừng Tràm Trà Sư. Đặc biệt, cầu tre vạn bước, công trình đạt kỷ lục Guiness, được xây dựng từ các loại tre Việt Nam, là nơi bạn có thể dạo bước, hòa mình vào thiên nhiên.

Nếu bạn yêu thích khám phá thiên nhiên hoang dã, hãy ghi ngay địa chỉ này vào cẩm nang du lịch. Đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm và khám phá Rừng Tràm Trà Sư tuyệt đẹp này nhé!

13 Tháng 07, 2024 230

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành