Nước Mắm Vũng Tàu: Hành Trình Từ Biển Cả Đến Bữa Ăn Việt

Nước mắm từ xưa đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong các bữa cơm gia đình Việt, vậy những người làm ra nước mắm là ai và cách chế biến ra sao. Hãy nghe Đỗ Long Nhật một travel blogger nổi tiếng bật mí .

Đối với dân biển, nghề làm nước mắm đã có từ xưa cho tới bây giờ vẫn còn đang được gia truyền từ đời này sau đời khác. Trong một lần đặt chân đến Vũng Tàu, mình đã có cơ hội trải nghiệm chi tiết về công việc này. 

1. Nguồn gốc

Nước mắm từ xưa được sinh ra do nhu cầu của người dân muốn bảo quản cá và đồng thời tận dụng nguồn hải sản phong phú từ biển cả. Người ta nhận ra rằng, những chất lỏng được sinh ra khi ủ muối vào cá trong thời gian dài có độ mặn rất đặc trưng và mùi hương thơm thoang thoảng. Vì thế, nước mắm được bắt đầu sản xuất từ những hộ gia đình nhỏ lẻ với mục đích sử dụng cá nhân và dần dần trở thành một ngành nghề thương mại quan trọng.

                                                                                       Ảnh chụp tại Vũng Tàu: Sưu tầm

Tại Vũng Tàu, các làng chài nghề làm nước mắm được tập trung chủ yếu tại Lộc An, Long Hải và Phước Hải. Nước mắm Vũng Tàu không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn lan rộng ra khắp thế giới với các thương hiệu như nước mắm Cô Ba, Hưng Thịnh và Phú Quốc Vũng Tàu.

2. Nguyên liệu và quy trình sản xuất nước mắm

Quy trình sản xuất ra nước mắm cũng rất đơn giản và dễ làm. Đầu tiên là về phần nguyên liệu, đó là cá và muối. Cá được lựa chọn để ủ phải là những con cá cơm được đánh bắt từ biển Đông với độ tươi ngon nhất có thể, và muối cũng phải được thu hoạch từ những vùng biển sạch và phải có lượng khoáng cao, từ đó tạo nên những giọt nước mắm có độ tinh khiết cao. 

Cá đầu tiên sẽ được rửa sạch, chế biến tại chỗ và được trộn với muối ngay sau khi đánh bắt để giữ được nguyên độ tươi nguyên bản. Với tỉ lệ 3 muối 1 cá, những thau muối ủ cá sẽ được bảo quản để mang về đất liền cho các cơ sở chế biến. Sau khi về cơ sở thì chúng sẽ được đổ vào những lu gỗ đặc dụng, được phủ bạt, đậy nắp và một vài nơi người ta sẽ vật nặng lên trên đỉnh để bịt kín lại, giúp cá được ngâm hoàn toàn trong muối. Và những lu đó sẽ được để nguyên trong 6 tháng tới 1 năm để lên men hoàn toàn. Trong thời gian đó, các cơ sở sẽ định kỳ kiểm tra chất lượng lên men, đảm bảo môi trường điều kiện thuận lợi để tạo ra nước mắm có chất lượng tốt. 

Khi đủ thời gian cần thiết, các lu gỗ sẽ được rút nước mắm cốt đi, trải qua các quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn và chất lượng, sau đó sẽ được đóng chai và phân phối ra thị trường. 


                                                                                             Ảnh chụp tại Vũng Tàu: Sưu tầm

3. Đặc điểm và hương vị của nước mắm Vũng Tàu

Nước mắm Vũng tàu sau khi chế biến có vị ngọt tự nhiên từ cá kết hợp với độ mặn của muối, tạo nên hương vị đặc trưng đậm đà. Đồng thời nước mắm mang cho mình một màu nâu cánh gián hoặc hổ phách, sóng sánh, không lắng cặn. 

4. Tầm quan trọng và giá trị văn hóa của nghề làm nước mắm 

Nước mắm là gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn của người Việt. Ngoài ra, nghề làm nước mắm đại diện cho sự khéo léo và tỉ mỉ trong từng khâu chế biến của người dân vùng biển Vũng Tàu nói riêng và các tỉnh ven biển nói chung.  

                                                                              Ảnh chụp nước mắm Vũng Tàu: Sưu tầm

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước mắm truyền thống đang dần bị thay thế bởi nước mắm công nghiệp, đồng thời do thay đổi khí hậu và thị hiếu người tiêu dùng cũng thay đổi theo nên nghề làm nước mắm hiện tại đang ngày càng bị mai một. Vì vậy chúng ta cần bảo tồn và nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, và cũng nên quảng bá rộng rãi về giá trị của nước mắm truyền thống. 

5. Kết luận

Tóm lại, nghề làm nước mắm là một phần văn hóa không thể thiếu tại Việt Nam. Việc duy trì và phát triển nghề truyền thống này không chỉ giúp bảo vệ di sản truyền thống mà còn phát triển kinh tế địa phương. Vì vậy mọi người nên ủng hộ và trân trọng giá trị của nước mắm trong đời sống hàng ngày. 

17 Tháng 08, 2024 242

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành