"Cụ xoài" trên 300 tuổi – cây di sản Việt Nam, điểm đến thú vị tại Bạc Liêu

Khi đến với Bạc Liêu, du khách sẽ dừng chân ở những điểm khá nổi tiếng và quen thuộc như Khu nhà Công tử Bạc Liêu, Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cánh đồng Điện gió, Quán âm Nam Hải… nhưng càng thú vị hơn, nếu quý khách dừng chân tham quan và tìm hiểu về cây xoài cổ thụ - cây di sản Việt Nam trên 300 năm tuổi, chiều cao 20m, tán lá tỏa rộng trên 300m2, gốc xoài to “6 người ôm” nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 7km, tọa lạc tại ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu.

Khi đến với Bạc Liêu, du khách sẽ dừng chân ở những điểm khá nổi tiếng và quen thuộc như Khu nhà Công tử Bạc Liêu, Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cánh đồng Điện gió, Quán âm Nam Hải… nhưng càng thú vị hơn, nếu quý khách dừng chân tham quan và tìm hiểu về cây xoài cổ thụ - cây di sản Việt Nam trên 300 năm tuổi, chiều cao 20m, tán lá tỏa rộng trên 300m2, gốc xoài to “6 người ôm” nằm cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 7km, tọa lạc tại ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu.

Vào cuối thế kỷ XVII, các lưu dân Trung quốc, thời nhà Minh, không phục nhà Thanh đã di cư đến các vùng ven biển miền Tây Nam bộ như: Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang), tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu. Trong số những gia đình di cư ấy, có dòng họ của ông Lý Kỳ Kia Chiêu đã chọn giồng đất hữu ngạn cao ráo ven cửa sông Mỹ Thanh (nay là ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) để định cư. Ông Lý Kỳ Kia Chiêu là ông cố tổ của ông Lý Kim Chiêu – chủ nhân ngôi nhà bên cạnh cây xoài, lúc bấy giờ, gia đình ông Kia Chiêu đã thấy cây xoài lớn hơn một người ôm. Vùng đất này là vùng đất ven biển, nước mặn quanh năm, nhưng dưới gốc cây xoài lại có mạch nước ngầm, điều đặc biệt mạch nước này là nước ngọt, chính mạch nước này đã giúp cho cây xoài tươi tốt quanh năm, người dân nơi đây đã đào hố để lấy nước ngọt sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Truyền thuyết kể rằng: Thời kỳ đó vẫn còn là nơi rừng thiêng nước độc, có rất nhiều thú dữ, dưới gốc xoài đã xuất hiện một con cọp, nhưng nó lại hiền lành đến kỳ lạ, không bao giờ quấy phá dân làng, mà ngược lại người dân còn cảm thấy được con hổ này bảo vệ. Chính vì thế, dân làng đã tôn cọp thành “Thần Hổ”, mỗi năm vào ngày 28/7 âm lịch đều tổ chức cúng bái long trọng dưới gốc cây xoài, việc cúng lễ vật cho “Thần Hổ” đã trở thành tín ngưỡng dân gian của người dân địa phương để cầu mọi sự an lành, mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Mặc dù tuổi thọ cao đến thế, nhưng hàng năm xoài vẫn ra hoa và rất sai trái, đặc biệt trái xoài rất thơm ngọt, đến mùa xoài chín, hương thơm lan tỏa khắp cả một vùng, người dân nơi đây thường rất tự hào gọi là “Cụ Xoài”. Hiện nay, cây xoài là một trong những điểm tham quan hấp dẫn thu hút du khách và là điểm sinh hoạt, vui chơi giải trí của người dân địa phương. Với tuổi thọ và đặc điểm hiếm có, năm 2015, cây đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam. Hiện nay, cây xoài cổ thụ thuộc quyền sở hữu, quản lý của Ban trị sự miếu Huỳnh thiên Thượng Đế.

Ảnh: Khách du lịch tham quan “Cụ xoài”

Ảnh: Gốc xoài di sản trên 300 năm tuổi.

Ảnh: Mặc dù tuổi thọ rất cao nhưng hàng năm xoài vẫn cho trái thơm ngon.

18 Tháng 08, 2023 602

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành