(PLO)- Rừng rong mơ tuyệt đẹp và bí ẩn của tường thành cổ dưới đáy biển ở Nhơn Hải TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã trở thành điểm thu hút du khách tới với làng chài này.
(PLO)- Rừng rong mơ tuyệt đẹp và bí ẩn của tường thành cổ dưới đáy biển ở Nhơn Hải TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã trở thành điểm thu hút du khách tới với làng chài này.
Làng chài Nhơn Hải cách TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) khoảng 15 km. Nhơn Hải là một trong những làng biển còn giữ nhiều nét nguyên sơ, trong đó phải kể đến các ghềnh đá, bãi biển, rạn san hô và rừng rong mơ dưới biển.
Từ tháng 4 tới tháng 8 hàng năm là thời điểm làng chài Nhơn Hải bước vào mùa du lịch đẹp nhất trong năm. Biển trong xanh, cát phẳng lỳ và rừng rong mơ tuyệt đẹp thu hút du khách về đây thư giãn. Vào những lúc triều xuống, một thành cổ bí ẩn lộ ra...
"Rừng rong mơ" dưới biển Nhơn Hải đẹp hút hồn. Ảnh: NGUYỄN PHAN DŨNG NHÂN
Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, từ tháng 4, vùng biển Nhơn Hải thu hút đông đảo du khách tìm về để ngắm rong mơ. Ảnh: DŨNG NHÂN
Nhờ xã thực hiện tốt mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản ven bờ, khu vực Hòn Khô (biển Nhơn Hải), những rạn san hô, rong mơ được bảo vệ tốt. Ảnh: DŨNG NHÂN
Thành viên của tổ cộng đồng bảo vệ nguồn thủy sản ven bờ ở Nhơn Hải cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ khu vực biển xung quanh đảo Hòn Khô, xã Nhơn Hải. Ảnh: THU DỊU
Từ tháng 4 trở đi, rong mơ ở biển Nhơn Hải phát triển thành rừng, thu hút đông đảo du khách . Ảnh: DŨNG NHÂN
Ông Nguyễn Tôn Xuân Sáng, Giám đốc HTX Dịch vụ du lịch- thủy sản Nhơn Hải, cho biết rừng rong mơ là lộc biển dành cho người dân nơi đây. Vào mùa thu hoạch rong mơ, bà con ra biển nhộn nhịp, đây là hình ảnh đẹp thu hút du khách gần xa tới Nhơn Hải để cùng hòa vào nhịp sống của làng chài. Rong, rau câu ở biển trở thành món ngon làm quà cho du khách. Vì thế, thời gian qua, HTX cùng với chính quyền các cấp xã Nhơn Hải, bà con vùng biển đã chung tay bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Ảnh: THU DỊU
Đến với biển Nhơn Hải những ngày hè ươm nắng, du khách không chỉ được ngắm rừng rong, rêu, san hô mà còn được trải nghiệm khám phá tường thành cổ bí ẩn lộ ra khi thủy triều rút. Ảnh: THANH QUÂN
Người dân Nhơn Hải cho biết, một tháng có khoảng bốn ngày nước rút (đầu tháng, ngày rằm) tường thành lộ ra dưới đáy biển. Đến bây giờ, họ cũng chưa có lý giải về nguồn gốc của bức tường thành này. Tuy nhiên, sự kỳ bí và những dấu tích liên quan tới vương triều Champa với bức tường thành này ngày càng thu hút nhiều người tới Nhơn Hải để được ngắm nhìn tường thành dưới đáy biển. Ảnh: THANH QUÂN
Đến Bình Định du khách còn được ghé thăm nhiều điểm di tích nổi tiếng khác như:
1.Thành Hoàng Đế
Thành Hoàng Đế nằm trên địa phận xã Nhơn Hậu và phường Đập Đá, thị xã An Nhơn cách Quy Nhơn 27km về hướng Tây Bắc. Thành Hoàng Đế được triều đại Tây Sơn xây dựng vào năm 1776 trên cơ sở thành Đồ Bàn của Vương quốc Chămpa để lại và được chính thức gọi tên là Thành Hoàng Đế từ năm 1778. Xem chi tiết
2.Tháp Cánh Tiên
háp Cánh Tiên toạ lạc trên đỉnh gò không cao lắm ở trung tâm thành Đồ Bàn, cố đô xưa của vương quốc Champa thuộc thôn Nam An, thị xã An Nhơn. Trong sách Đại Nam nhất thống chí có chép: “An Nam cổ tháp ở thôn Nam An, huyện Tường Vân, trong thành Đồ bàn, tục gọi là tháp Cánh Tiên. từ vai tháp trở lên, bốn phía đều giống như cánh tiên nên gọi tên ấy”. Còn các nhà nghiên cứu Pháp theo cách mệnh danh riêng gọi đó là Tour de Cuvre (Tháp Đồng). Xem chi tiết
3.Chùa Thập Tháp
Chùa Thập Tháp Di Đà tọa lạc ở thôn Vạn Thuận, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Theo quốc lộ I từ Quy Nhơn ra Quảng Ngãi, qua khỏi phường Đập Đá, đến cầu Vạn Thuận, có con đường bên trái khoảng 200m dẫn vào chùa. Tên chùa “Thập Tháp” là nguyên trước đây trên khu đồi này có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ. Tên “Di Đà” là danh hiệu đức Phật giáo chủ cõi Cực lạc. Di Đà cũng có nghĩa là lý tánh, bản giác của chúng sinh. Xem chi tiết
4.Lò gốm cổ Gò Sành
Gò Sành hay xóm Sành là tên gọi của một xóm nhỏ thuộc thôn Phụ Quang, phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn. Người dân Phụ Quang kể rằng, trong khi đào đất xây dựng hoặc canh tác họ thường gặp những vùng đất ken dày những mảnh gốm sứ với nhiều loại hình như bát, đĩa, cốc còn nguyên vẹn. Vào khoảng những năm 70, đồ gốm Gò Sành đã theo chân giới buôn bán đồ cổ đi đến nhiều vùng và gây được sự chú ý của những nhà nghiên cứu gốm cổ Việt Nam và thế giới. Xem chi tiết
5.Di tích lịch sử mộ tập thể liệt sĩ sư đoàn Sao Vàng
Di tích là một ngôi mộ tập thể tại khu vực Tây Phương Danh, phường Đập đá, thị xã An Nhơn, là nơi yên nghỉ của 153 chiến sĩ Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 12, Sư đoàn Sao Vàng hy sinh trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Mở màn chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968, trên địa bàn An Nhơn, từ ngày 25/12/1967 đến ngày 17/01/1968, bộ đội tỉnh, huyện cùng lực lượng du kích phối hợp tấn công địch nhiều nơi gây cho chúng nhiều thiệt hại. Xem chi tiết