Di tích lịch sử mộ tập thể liệt sĩ sư đoàn Sao Vàng

Di tích lịch sử mộ tập thể liệt sĩ sư đoàn Sao Vàng

Di tích là một ngôi mộ tập thể tại khu vực Tây Phương Danh, phường Đập đá, thị xã An Nhơn, là nơi yên nghỉ của 153 chiến sĩ Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 12, Sư đoàn Sao Vàng hy sinh trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Mở màn chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968, trên địa bàn An Nhơn, từ ngày 25/12/1967 đến ngày 17/01/1968, bộ đội tỉnh, huyện cùng lực lượng du kích phối hợp tấn công địch nhiều nơi gây cho chúng nhiều thiệt hại. Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 12, Sư đoàn Sao Vàng thuộc Quân Khu 5 được giao nhiệm vụ đánh địch ở các địa bàn áp sát tỉnh lỵ, thu hút địch về nông thôn để quân giải phóng tiến công vào thị xã Quy Nhơn. Sau khi tấn công vào trung tâm huấn luyện Phù Cát ngày 19/01/1968, Tiểu đoàn đã tiêu diệt địch giữ cầu Xita – Nhơn Hưng trên Quốc lộ 1. Lo sợ mất Đập Đá, chi khu quận lỵ An Nhơn và Quy Nhơn sẽ bị uy hiếp, địch đã điều về đây 1 trung đoàn lính Nam Triều Tiên, 4 đại đội bảo an, 32 xe tăng, xe bọc thép bao vây Tiểu đoàn 6 và dùng phi pháo để phản kích. Với ưu thế vượt trội về quân sự và vũ khí, địch lùa dân ra ngoài, ra sức bao vây và cô lập các chiến sĩ Tiểu đoàn 6 trong khu vực Tây Phương Danh để tiêu diệt. Đơn vị đã chiến đấu dũng cảm với địch suốt 5 ngày đêm, từ ngày 20/01/1968 đến ngày 24/01/1968 cho đến khi không còn đạn, các chiến sĩ dùng cuốc, xẻng, lưỡi lê xông lên đánh giáp lá cà với quân thù và hy sinh anh dũng. Cảm phục tinh thần chiến đấu ngoan cường, quả cảm và sự hy sinh bất khuất của các chiến sĩ Tiểu đoàn 6, Nhân dân bất chấp nguy hiểm đã đưa 153 thi thể chiến sĩ mai táng chung mộ tập thể tại vùng Tây Phương Danh – Đập Đá trong niềm tiếc thương vô hạn. Nhân dân quanh vùng gọi đó là Mả Tổ. Mộ tập thể chiến sĩ Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 12, Sư đoàn Sao Vàng được UBND tỉnh xếp hạng di tích cách mạng cấp tỉnh vào ngày 20/10/2003. Năm 2016, Mộ tập thể chiến sĩ Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 12, Sư đoàn Sao Vàng được đầu tư tôn tạo nhiều hạng mục: xây dựng Nhà hương khói, khắc đá bia mộ, ốp đá granite toàn bộ thân mộ, làm sân vườn tạo cảnh quan sạch đẹp, thể hiện tình cảm thân thương của Nhân dân đối với thân nhân các liệt sĩ miền Bắc đã chiến đấu và hi sinh vì miền Nam ruột thịt. Bảo tàng tỉnh Bình Định đang lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch nâng hạng lên cấp quốc gia cho tương xứng với giá trị lịch sử của di tích này. Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Bình Định

Bình Định 1510 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Bình Định

Lăng Mai Xuân Thưởng

Bình Định 2181

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử mộ tập thể liệt sĩ sư đoàn Sao Vàng

Bình Định 1511

Di tích cấp tỉnh

Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt

Bình Định 1511

Di tích quốc gia đặc biệt

Tháp Cánh Tiên

Bình Định 1418

Di tích cấp quốc gia

GÒ ĐÁ ĐEN

Bình Định 1364

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Gò Lăng

Bình Định 1346

Di tích cấp quốc gia

Thành Hoàng Đế

Bình Định 1280

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thập Tháp

Bình Định 1233

Di tích cấp quốc gia

Bến Trường Trầu

Bình Định 1227

Di tích quốc gia đặc biệt

Lò gốm cổ Gò Sành

Bình Định 1187

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật