Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Điểm du lịch

Việt nam

Động Thiên Cung

Nằm ở phía Tây Nam của Vịnh Hạ Long, Động Thiên Cung chắc chắn là một trong những điểm đến bạn không nên bỏ lỡ. Không chỉ sở hữu cảnh quan độc đáo bậc nhất với hệ thống nhũ đá ấn tượng, động còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa và lịch sử của vùng đất Hạ Long nữa. Tọa lạc nơi phía Tây Nam Vịnh Hạ Long, Động Thiên Cung nằm yên bình ở phía Bắc đảo Đầu Gỗ, gần kề với Hang Đầu Gỗ, đồng thời ccách cảng tàu du lịch khoảng chừng 4km về phía Nam. Động là một trong những điểm tham quan tại Hạ Long được nhiều người yêu mến. Hiện nay, Động Thiên Cung chính là một trong những hang động đẹp nhất nhì vùng đất Mỏ khi sở hữu diện tích rộng rãi ấn tượng lên đến 10.000m2. Ngoài ra, động còn sở hữu cấu trúc phân cấp với nhiều cấp, nhiều ngăn với các trần, bờ vách cao và rộng cùng hệ thống thạch nhũ đá vôi, măng đá muôn hình vạn trạng thú vị. Đường dẫn lên động nằm trên vách đá cheo leo với hai bên là cây che phủ um tùm. Để đến được hang, bạn phải lách qua một khe cửa hẹp và sau đó, cửa hang sẽ đột ngột mở ra với khoảng không bên trên một bằng tứ giác có chiều dài 130m. Chính bởi diện tích rộng rãi ấn tượng cùng hệ thống nhũ đá vôi ấn tượng, nên dẫu Vịnh Hạ Long vẫn còn đó vô vàn các hang động khác cũng nổi tiếng như Hang Sửng Sốt, Hang Ngạc Nhiên, Hang Trống và Hang Trinh Nữ, Hang Đầu Gỗ, Hang Luồn, Động Tam Cung, v.v. thì Động Thiên Cung vẫn vinh dự là hang động đẹp nhất nơi vịnh biển này. Thậm chí, mọi người còn ưu ái đến độ ví von động Thiên Cung chính là cung điện của nhà trời dưới hạ thế nữa đó. Nếu có cơ hội khám phá Động Thiên Cung – một trong những hang động đẹp nhất vùng đất Mỏ, bạn sẽ được nghe kể về truyền thuyết liên quan đến cung điện của nhà trời nơi hạ thế nữa đó. Tương truyền rằng, thuở xưa sau khi vua Rồng giúp dân đánh giặc đã quay trở về hang động của mình. Năm đó, khi trời nắng hạn nặng nè nên dân tình rơi vào cảnh mất mùa, đói khổ triền miên. Lúc này, họ đã cầu cứu sự giúp đỡ của vua Rồng, mong ngài ra tay làm mưa cứu dân qua kiếp nạn. Bấy giờ, bao người đã đến hang động của vua nhưng đáng tiếc lại chẳng có cơ hội trở về. Thấy vậy, có một đôi vợ chồng trẻ đã không màng gian nan, nguy hiểm, quyết tâm lên đường đi tìm vua Rồng. May mắn trở về sau chuyến đi, cặp vợ chồng đã hạ sinh được một người con gái, và họ đặt tên cho con là nàng Mây. Khi nàng Mây lớn, chính vẻ đẹp của nàng đã khiến cho Hoàng tử Rồng xao xuyến. Tình yêu của họ đơm hoa kết trái với cái kết viên mãn là mộ đám cưới linh đình tổ chức 7 ngày 7 đêm ở trung tâm hang động. Để chúc mừng cho đám cưới của đôi vợ chồng trẻ, những chú rồng đã bay lượn chung quanh hang, khi ẩn khi hiện giữa rừng nhũ đá và cùng với những chú voi con, hai chú sư tử kênh nhau nhảy múa rôm rả. Ngoài ra, đám cưới còn có sự góp mặt của mãng xã lớn trườn mình quấn quanh gốc đa cổ, trong khi đại bàng dang rộng đôi cánh trên trời cao. Đặc biệt hơn, đám cưới còn có sự góp mặt của Nam Tào, Bắc Đẩu nên càng vui nhộn và náo nhiệt hơn cả. Ngày nay, khi đến Động Thiên Cung, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những hình ảnh về một đám cưới linh đình ngày xưa được khắc trên những vách đá nơi hang động này. Sau khi đến được ngăn thứ nhất của Động Thiên Cung, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy một bức tranh khổng lồ trên vách động. Những khối điêu khắc nơi động Thiên Cung, dù là đồ sộ hay nhỏ bé thì đều được bàn tay của tạo hóa trau chuốt một cách tận tường và tỉ mỉ hơn cả. Nếu nhìn về phía Đông, đó là bức tranh khổng lồ với những hình ảnh sống động về các nhân vật trong các tích xưa cũ. Những vị thần tiên, muông thú trong tín ngưỡng dân gian giờ đây lại hiện lên một cách sống động với những đường nét khắc họa mềm mại, tinh tế tới từng chi tiết nhỏ nhất. Trong khi đó, ở vách động phía Bắc là hình ảnh những tiên nữ đang đàn ca múa hát uyển chuyển, mừng cho đám cưới của Hoàng tử Rồng và nàng Mây xinh đẹp. Phía trên trần động hình vòm là hệ thống nhũ đá rũ xuống tựa chùm đèn pha lê độc đáo. Sau khi kết thúc chuyến tham quan ngăn đầu tiên của động, tiếp tục di chuyển một đoạn là bạn sẽ đến được ngăn thứ hai, đồng thời cũng là khu vực trung tâm của động với cảnh sắc lộng lẫy đến choáng ngợp. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng tứ trụ với kích thước to lớn, có hình thù đa dạng và được chạm khắc huyền bí từ chân tới đỉnh. Lúc này, bạn sẽ được nhìn thấy đâu đó khung cảnh sinh hoạt của người dân ngày trước, của hoa lá, chim muông, v.v. Trong khi đó, ở phía dưới vòm động là hệ thống nhũ đá rũ xuống tựa bức rèm lộng lẫy do Mẹ thiên nhiên dệt nên. Ngoài ra, ở phía trên vách động vẫn là hình ảnh những tiên nữ múa hát rộn ràng ngày trước. Đặc biệt, trong suốt chuyến khám phá ngăn trung tâm của động, dường như bạn sẽ được nghe thấy cả âm thang tiếng trống náo nhiệt của lễ cưới ngày nào. Thật ra, đó chính là tiếng gió thổi len lỏi qua những tảng đá mà thôi, ấy vậy mà vẫn du dương và réo rắt đến lạ. Ngăn thứ hai cũng là một trong những địa điểm được bao người chụp ảnh check-in Hạ Long bậc nhất nữa đó. Ngăn thứ ba trong động Thiên Cung chính là chốn bồng lai tiên cảnh nơi hạ giới với không gian mờ ảo, phản chiếu những khối thạch động hoa mỹ. Ngoài ra, trong ngăn này còn có những ao nước trong veo với dòng nước róc rách chảy quanh năm chẳng dừng. Tương truyền rằng, những ao nước ngày trước vốn là nơi nàng Mây tắm rửa cho 100 người con của mình. Kết thúc hành trình khám phá Động Thiên Cung, ắt hẳn điều đọng lại trong tâm trí mỗi người chính là vẻ đẹp kỳ vĩ đan xen chút bí ẩn và cũng quá đỗi thơ mộng. Chính hệ thống nhũ đá tráng lệ nơi đây lại càng khiến bao người say đắm, chùng chình chẳng nỡ rời đi.

Quảng Ninh

Từ tháng 03 đến tháng 05 hoặc từ tháng 08 đến tháng 10.

3 lượt xem

Làng chài Cửa Vạn

Làng chài Cửa Vạn hiện nay là địa điểm thu hút khách du lịch khắp mọi miền Tổ quốc và cả du khách nước ngoài. Luôn có mặt trong các lịch trình khám phá Hạ Long của hội nghiện xê dịch, sẽ thật là thiếu sót nếu chính bạn lại bỏ qua ngôi làng nổi trên mặt nước độc đáo và mới lạ này. Vị trí thuộc xã Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, cách bến thuyền du lịch khoảng 20 km. Làng chài Cửa Vạn toạ lạc trong Vịnh Thiên Đường đầy êm ái được núi non hùng vĩ, bạt ngàn bao bọc. Ngôi làng này hiện tại có hơn 300 hộ dân sinh sống trên những ngôi nhà nổi hoang sơ nhưng rộng rãi và sạch sẽ, đồng thời cũng là làng chài lớn “giàu có” nhất vịnh. Với vị trí địa lý đặc thù này, ngư dân tại làng chài Cửa Vạn có thể neo đậu thuyền và là nơi tránh bão lý tưởng. Bên cạnh những hang động đẳng cấp thế giới, vẫn có những ngôi làng, những con người đang tiếp tục cuộc sống thường nhật của họ với niềm vui vẻ và lạc quan thường trực. Làng chài Cửa Vạn chính là nơi như vậy! Làng chài Cửa Vạn khi được ngắm nhìn từ xa mang lại cái nhìn chân thật và cực kỳ đẹp mắt bởi màu sắc hài hoà với “background” núi rừng ngoạn mục. Ngay cả những đồ vật đơn sơ nhất cũng “ăn ảnh” một cách kỳ lạ. Thậm chí, người dân làng chài hiện nay cũng đã tham gia nhiều hơn vào ngành du lịch Vịnh Hạ Long với việc mở nhà trọ, dịch vụ câu cá đồng thời là các chiến dịch nâng cao nhận thức về môi trường. Đến thăm làng chài Cửa Vạn, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục của cù lao và núi đá vôi đẹp sắc nét “4K” của Vịnh Hạ Long, đừng quên check-in cùng những ngôi nhà nổi đầy màu sắc cũng như mục sở thị kỹ thuật đánh bắt cá truyền thống của ngư dân địa phương làng chài Cửa Vạn. Chưa hết, làng chài Cửa Vạn còn khiến bao tín đồ cuồng chân trầm trồ bởi những con đường lát đá cuội, không khỏi thương nhớ không gian yên tĩnh, hữu tình, thanh bình khắp chốn, hay nghẹn ngào bởi cảnh sắc thiên nhiên hoàn mỹ, thưởng thức những câu hát dao duyên hay trải nghiệm cuộc sống làng chài cùng người dân địa phương thân thiện. Từ ngôi làng này, bạn còn có thể dễ dàng tiếp cận Hồ Ba Hầm, Động Tiên Ông và một số thắng cảnh khác của Vịnh Hạ Long nữa đấy. Những chiếc “taxi” độc lạ tại đây rất sẵn lòng đưa bạn đi chu du khám phá khắp một vòng làng chài Cửa Vạn cũng như vịnh Hạ Long. Thời điểm lý tưởng nhất để khám phá làng chài Cửa Vạn là vào tháng 04 đến tháng 6, trời nhiều nắng nhưng không hề “gắt gỏng”, phù hợp khám phá làng chài và du lịch biển tại Hạ Long – Quảng Ninh. Đặc sản tại làng chài Cửa Vạn cũng khá hấp dẫn và ngon lành, được đánh bắt và bán ngay trong ngày nên tranh thủ tận hưởng nhé. Làng chài Cửa Vạn là địa điểm rất nên có trong lịch trình khám phá Hạ Long của bạn. Đừng để tuổi trẻ phí hoài khi thiếu đi những chuyến đi kỳ thú và bỏ lỡ những toạ độ đặc biệt nhất tại Việt Nam. Chúc bạn và gia đình có một hành trình nhiều niềm vui và đầy ắp kỷ niệm nhé.

Quảng Ninh

Từ tháng 04 đến tháng 06.

4 lượt xem

Hòn Trống Mái Hạ Long

Hòn Trống Mái độc đáo, kỳ vĩ gắn liền với những câu chuyện kỳ bí là điểm đến nổi tiếng tại Hạ Long thu hút nhiều người ghé tham quan. Hòn Trống Mái hay còn gọi với cái tên hòn Gà Chọi là một trong những hòn đảo nổi tiếng của vịnh Hạ Long. Hòn Trống Mái nằm gần hai hòn đảo khác là Đỉnh Hương và Chó Đá chỉ cách bờ biển Bãi Cháy chừng 5km. Hòn có dáng dấp kỳ lạ với hai tảng đá lớn đứng đối mặt nhau trên mặt biển giống như hai con gà đang chọi nhau. Hai tảng đá này vững vàng qua bao thời gian, không bị xói mòn hay trôi đi. Đây là biểu tượng của tình yêu thủy chung giữa hai người, bất chấp mọi khó khăn và thử thách. Hòn Trống Mái Hạ Long không chỉ có cảnh đẹp mà còn gắn liền với một câu chuyện tình lãng mạn. Theo truyền thuyết, đây là đôi gà được Ngọc Hoàng sai xuống gọi Rồng về Thiên Đình sau khi đánh đuổi thành công giặc ngoại xâm. Thế nhưng khi thấy vùng biển xinh đẹp, đôi gà đã quên mất nhiệm vụ và yêu nhau say đắm. Chúng đã bị hóa đá để mãi mãi bên nhau trên biển khơi. Từ đó, hòn Trống Mái trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Hạ Long. Bạn hãy đến đây một lần để tận mắt chiêm ngưỡng biểu tượng của tình yêu bất diệt. Hòn Trống Mái là hình ảnh đặc trưng của vịnh Hạ Long - nơi được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Địa danh này cũng là niềm tự hào của Việt Nam khi xuất hiện trên logo và sách hướng dẫn du lịch. Hơn nữa, Hòn Trống Mái còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn. Những lời văn, câu chữ ca ngợi hòn Trống Mái đã in sâu vào tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam, khiến chúng ta cảm thấy yêu thương, tự hào hơn về nơi mình sinh ra và lớn lên. Hòn Trống Mái có chiều cao 12m nhưng chân đá chỉ rộng 4m khiến nhiều người lo lắng rằng nó sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên Hòn Trống Mái đã tồn tại hàng trăm năm qua chứng minh cho sự kiên cường và chung thủy của một tình yêu bất diệt. Nơi đây được xem là điểm đến yêu thích của nhiều người. Mỗi năm có biết bao đôi chân mê khám phá sẵn sàng xách vali lên đường tới đây tham quan, check-in cùng Hòn Trống Mái để lưu giữ kỷ niệm về một nơi đẹp như mơ. Hòn Trống Mái Quảng Ninh là một điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tận hưởng dịch vụ ăn, chơi, ngủ, nghỉ đẳng cấp. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại hình lưu trú phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình. Bạn nên chọn thời điểm du lịch hòn Trống Mái từ tháng 10 đến tháng 4 khi thời tiết mát mẻ, ít mưa, biển êm. Tránh đi vào mùa hè khi thời tiết nóng bức, đông đúc hay có bão. Vẻ đẹp kỳ vĩ, độc đáo của hòn Trống Mái là món quà đặc sắc mà vùng đất này được Mẹ thiên nhiên ban tặng. Ngày nay, hòn Trống Mái trở thành một địa danh độc đáo được nhiều người tìm đến tham quan mỗi khi du lịch Hạ Long. Nếu là người yêu thiên nhiên, mong muốn chiêm ngưỡng thêm vẻ đẹp của nhiều điểm đến nổi tiếng, bạn nhất định không được bỏ qua nơi đây. Đừng quên mang theo máy chụp ảnh để "săn" được các bức hình cực đẹp tại đây nhé.

Quảng Ninh

Từ tháng 10 đến tháng 04.

12 lượt xem

Đảo Thẻ Vàng

Bạn đang tìm kiếm một địa điểm du lịch mới lạ và đẹp ở Quảng Ninh. Bạn muốn trải nghiệm một không gian yên bình, gần gũi với thiên nhiên. Đảo Thẻ Vàng chính là địa điểm lý tưởng dành cho bạn. Nhắc đến du lịch Cẩm Phả thì chắc chắn không thể bỏ qua đảo Thẻ Vàng. Nơi đây được biết đến là một hòn đảo xinh đẹp thuộc địa phận Vân Đồn, Quảng Ninh. Đảo Thẻ Vàng thu hút đông đảo du khách với bãi tắm sạch đẹp, không khí trong lành cùng nhiều công trình tâm linh và giếng tiên huyền bí, độc đáo… Nếu còn đang băn khoăn Quảng Ninh có gì chơi thì bạn hãy ghé ngay tới đảo Thẻ Vàng. Đây là một hòn đảo lớn nằm trong quần thể các đảo thuộc xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và nằm trên vịnh Bái Tử Long. Nếu bạn đi từ bến Cái Rồng đến đảo Thẻ Vàng thì sẽ hơi xa, nhưng nếu đi từ bến tàu Vũng Đục thì chỉ khoảng 13km đường biển. Đảo Thẻ Vàng là một trong 7 đảo đất của xã Thắng Lợi và là một điểm du lịch sinh thái, tâm linh, thu hút đông đảo du khách ghé đến tham quan hằng năm. Nơi đây sở hữu một không gian thiên nhiên xanh mát, bãi tắm sạch đẹp với làn nước biển trong xanh, cát trắng mịn. Ngoài ra, trên đảo còn có nhiều công trình tâm linh như đền Tọa Sơn, chùa Duyên Phúc, giếng tiên… mang đậm nét văn hóa, lịch sử của địa phương. Một trong những điểm thu hút du khách khi du lịch đảo Thẻ Vàng chính là bãi tắm sạch đẹp và không khí trong lành. Bãi tắm ở đảo tuy nhỏ nhưng rất sạch và đẹp với bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh. Tới đây, bạn có thể thoải mái tắm biển, nằm dài thư giãn trên cát, ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên xanh mát, vô cùng tuyệt vời. Bên cạnh đó, xung quanh đảo được bao bọc bởi rất nhiều cây xanh nên không khí ở đây cũng cực kì trong lành, mát mẻ và dễ chịu. Chính vì vậy, du khách có thể tới đây, thư thái hít thở bầu không khí trong lành, quên đi mọi muộn phiền, âu lo của cuộc sống xô bồ. Ngoài bãi tắm, đảo Thẻ Vàng Quảng Ninh còn có nhiều công trình tâm linh nổi tiếng như đền Tọa Sơn, chùa Duyên Phúc… Đây đều là những văn hóa vật thể và phi vật thể trong kho tàng di tích lịch sử – văn hóa ở huyện Vân Đồn. Một điểm thú vị khác trên đảo Thẻ Vàng mà bạn có thể ghé đến khám phá chính là giếng tiên. Giếng nước này nằm trên đỉnh núi cao, còn được gọi với cái tên là lộ thủy hay giếng tiên mắt rồng. Nước trong giếng cực kỳ trong và mát lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể leo lên đỉnh đảo, ngắm nhìn, tận hưởng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp từ trên cao, vô cùng tuyệt vời. Đảo Thẻ Vàng còn được biết đến là một khu chăm sóc, bảo tồn nhiều loài cây quý hiếm, có giá trị kinh tế và y học cao. Đến thăm đảo, bạn có thể chiêm ngưỡng các giống cây quý lâu năm như: cây bàng vuông, cây phong ba, cây đàn hương… Ngoài ra, vùng hải đảo này còn có nhiều loài cây ngập mặn thân gỗ rất lạ, không giống những loài cây phổ biến như bần, đước, sú vẹt… mà chúng ta thường gặp. Bên cạnh đó, trên đảo còn có nhiều cây quanh năm sai quả như cây cóc Thái Lan… Sự đa dạng này đã tạo nên một cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn và đẹp mắt trên đảo Thẻ Vàng. Sau khi thăm đảo Thẻ Vàng, bạn có thể cân nhắc kết hợp chuyến du lịch Hạ Long để có một hành trình trải nghiệm thú vị hơn. Kỳ nghỉ tại vịnh kỳ quan sẽ càng thêm trọn vẹn khi bạn lựa chọn lưu trú tại Vinpearl Resort và Spa Hạ Long. Tọa lạc biệt lập trên đảo Rều thơ mộng, Vinpearl Resort và Spa Hạ Long mang đến một không gian nghỉ dưỡng riêng tư, tuyệt vời. Lâu đài nghỉ dưỡng tráng lệ này sẽ khiến du khách phải choáng ngợp trước 3 bãi biển riêng tư, hồ bơi ngoài trời rộng lớn cùng khuôn viên xanh mát. Thêm nữa, Vinpearl Resort và Spa Hạ Long còn sở hữu hệ thống phòng nghỉ sang trọng, tiện nghi, cùng ban công rộng nhìn ra thành phố và vịnh Hạ Long xinh đẹp. Nơi đây còn cung cấp nhiều dịch vụ chuyên nghiệp và đa dạng tiện ích như: spa, nhà hàng ẩm thực, quầy bar… hứa hẹn mang đến cho du khách một kỳ nghỉ ấn tượng, thoải mái nhất. Đảo Thẻ Vàng là một điểm đến du lịch tuyệt vời tại Quảng Ninh. Với bãi biển sạch đẹp, không khí trong lành và các công trình tâm linh độc đáo, nơi đây chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ.

Quảng Ninh

Từ tháng 05 đến tháng 08.

6 lượt xem

Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà

Tại cao nguyên Lâm Viên , nơi tọa lạc của hai đỉnh núi cao là Núi Bà và núi Bidoup đã kết hợp với nhau tạo thành tên của vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà Lâm Đồng. Vườn được thành lập vào năm 2004, thuộc huyện Lạc Dương và một phần huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cách TP Đà lạt khoảng 50km theo Quốc lộ 27C. Bidoup được công nhận là một trong số 27 vườn Quốc gia ở Việt Nam thuộc loại rừng đặc dụng. Vào năm 2015, nơi này còn được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam, đầu tiên tại Tây Nguyên. Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà Lâm Đồng sở hữu hàng trăm loài động, thực vật cùng bầu không khí trong lành, mát mẻ. Ghé thăm vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà Lâm Đồng, bạn không chỉ được khám phá thiên nhiên hoang sơ mà còn được chinh phục đỉnh núi cao 2287m, băng qua những rừng thông cao vút, vượt qua những con sông, gặp gỡ cây Pơ Mu đại thụ 1300 năm tuổi. Khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là thời điểm lý tưởng để bạn khám phá vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà Lâm Đồng. Đây là thời điểm cuối đông - đầu xuân, thời tiết khô ráo, mát, mẻ, không có mưa nhiều thuận lợi cho việc trekking. Hơn thế, thời điểm này cũng là lúc núi rừng hồi sinh, tràn đầy sức sống hơn bao giờ hết. Lúc này, cây cối trở nên xanh tốt hơn, trăm hoa thi nhau đua nở tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.Trên đường đến với vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà Lâm Đồng, bạn sẽ bắt gặp cây cầu giăng bắc ngang qua sông. Đây là điểm “sống ảo” được nhiều bạn trẻ yêu thích trong chuyến hành trình này. Từ trên cầu, bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngọn núi, mái nhà Lâm Đồng. Một trong những điều thu hút tại vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà Lâm Đồng chính là cây Pơ Mu đại thu. Cây này đã tồn tại hơn 1300 năm và là một loài thực vật quý hiếm cần được bảo tồn. Cây có kích thước lớn với độ cao hơn 30m cùng với đường kính gốc lên tới 2,2m.Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà Lâm Đồng còn được xem là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên. Khi trekking trên ngọn núi này, bạn sẽ bắt gặp vô số những loài động vật, thực vật. Nhờ có đất đai màu mỡ nên các loài hoa rừng tại đây phát triển rất tốt. Đến vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà Lâm Đồng, bạn nhất định phải check-in cùng các loài hoa lan tuyệt đẹp. Không những thế, vườn quốc gia Bidoup còn có rất nhiều loài động vật được thả rông để sinh tồn tự do. Khi đi trên tuyến Quốc lộ 27, bạn có thể bắt gặp loài chim đuôi đỏ đầu xám có bộ lông màu xanh da trời nhạt và đuôi màu hạt dẻ cực nổi bật. Men theo dòng suối, bạn còn có thể quan sát chim chích chòe nước trán trắng với phần lông nổi bật, sọc trắng đen ngang cánh. Hơn thế, bạn sẽ còn được trải nghiệm quan sát các loài bò sát, lưỡng cư, thú nhỏ với khả năng bay lượn điêu luyện. Ngoài ra, bạn cũng có thể chụp ảnh thỏa thích với loài gà so họng hung và đuôi cụt đầu đỏ. Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà Lâm Đồng là một điểm trekking đã và đang được nhiều bạn trẻ yêu thích nhất hiện nay. Không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nơi đây còn có nhiều loài động thực vật độc lạ đang chờ bạn khám phá.

Lâm Đồng

Từ tháng 12 đến tháng 04

37 lượt xem

Hồ Yên Trung

Nếu khi nhắc đến Quảng Ninh, bạn chỉ nghĩ ngay đến thành phố du lịch biển thôi thì sẽ có chút thiếu sót đấy nhé. Bên cạnh màu xanh biếc của biển thì đâu đó trong lòng thành phố xinh đẹp này còn có một hồ Yên Trung được tô điểm bằng màu xanh của những hàng thông xanh rì ven mặt hồ trong veo với màu xanh ngọc bích. Nếu như Đà Lạt quá xa thì bạn cứ đến đây vì không gian cũng không khác là mấy đâu. Với cảnh sắc vừa trong lành, mát mẻ được tạo nên từ màu xanh của những hàng thông xanh rì chạy vòng một hồ nước lớn, khi du lịch Hồ Yên Trung bạn sẽ bỗng dưng thấy khung cảnh có chút quen thuộc tựa như đang ở Đà Lạt. Và điểm nhấn của hồ nước này chính là hai hòn đảo nhỏ nhỏ, hay còn gọi là đảo con Rùa nhấp nhô ở giữa hồ. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích lên tới 100ha. Với vai trò như một chiếc điều hòa chạy bằng nước, hồ Yên Trung không chỉ mang lại không gian trong lành phù hợp để bạn chữa lành tâm hồn vào cuối tuần mà còn có thể check-in với background siêu xịn. Hồ Yên Trung có mực nước khá sâu, trong vắt và được những ngọn đồi nhấp nhô cùng hàng thông xanh bao bọc. Địa điểm này nằm ngay trên tuyến Quốc Lộ 18A nối giữa Hà Nội và Hạ Long, chỉ cách Hải Phòng khoảng 30km nên rất thuận tiện để di chuyển tới nhiều điểm tham quan nổi bật khác. Cảm nhận đầu tiên đập vào mắt khi đến đây chính là màu xanh trong như ngọc và tiếng thông reo vui. Vì có giá vé miễn phí nên bạn chỉ cần trả thêm ít chi phí dịch vụ như tiền thuê thuyền, võng, chòi. Khu vực vườn hoa được chăm sóc cẩn thận thu vé giá 50.000 đồng. Còn chi phí thuê cắm trại sẽ rơi vào khoảng từ 150.000 đồng - 300.000 đồng/trại. Đến với hồ Yên Trung thật không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng thông mọc sừng sững hai bên đường. Du khách ghé thăm sẽ được dạo chơi, tựa lưng vào thân cây vững chãi cũng như tận hưởng ánh nắng rọi xuống xuyên qua kẽ lá. Dù có vẻ đơn giản và hoang sơ nhưng triền thông cao ngút ngàn chính là điểm nhấn đặc biệt mang lại nét nên thơ khó cưỡng nơi đây. Do đó một lưu ý nhỏ cho các bạn nếu muốn ghé hồ Yên Trung chính là nên sạc thật đầy pin điện thoại nếu muốn “tác nghiệp” thỏa thích cùng rừng thông nơi đây. Nét đặc sắc khó cưỡng nhất của hồ Yên Trung có lẽ chính là ở không gian hồ nước ngọt rộng hơn 100ha phẳng lặng phản chiếu sắc xanh biếc của màu trời. Gần hồ cũng có nhiều hàng thông tỏa bóng xuống mặt nước mang đến một khung cảnh thật bình yên. Nhìn về phía xa xa bạn có thể thấy dãy núi trùng trùng điệp điệp, thảm thực vật bao quanh tô điểm cho cảnh sắc của hồ Yên Trung thêm phần nên thơ. Nếu thích chúng ta có thể thuê dịch vụ đi thuyền dạo hồ chỉ với mức giá 30.000 đồng/ giờ hoặc từ 80.000 đồng - 100.000 đồng/giờ (đối với thuyền kayak). vô cùng phải chăng. Cảm giác được dạo quanh mặt hồ sẽ là một trải nghiệm độc đáo khó có được ở đâu khác đấy. Cắm trại là hoạt động vô cùng lý thú và được nhiều người, nhất là các bạn trẻ hưởng ứng tại hồ Yên Trung. Giữa không gian trong lành, mát mẻ và có đôi chút thơ mộng ấy chúng ta sẽ được cắm trại, đi picnic cuối tuần lý tưởng. Bạn cũng chẳng cần phải chuẩn bị quá nhiều, chỉ cần mang theo lều và một số món ăn nhẹ như khoai, bắp để nướng, cùng trò chuyện dưới khí trời và khung cảnh nên thơ. Vườn Địa Đàng là một điểm tham quan được đông đảo các bạn trẻ, cặp đôi yêu thích tại hồ Yên Trung. Khi ghé thăm nơi đây bạn sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh hồ xanh ngắt và chụp ảnh lưu niệm ở những nơi đã được trang hoàng tỉ mỉ. Hơn nữa hồ Yên Trung còn là nơi cho ra đời những bộ ảnh cưới vô cùng bắt mắt. Chẳng hạn như cầu Tình Yêu, chứng nhân cho biết bao cặp đôi trước khi thành vợ chồng. Cầu mang kiến trúc lãng mạn, được sơn màu đỏ rực rỡ và trang trí nhiều vòng hoa, khóa, đèn LED lấp lánh rực rỡ…Nếu đã ghé hồ Yên Trung thì chúng ta nhất định phải thưởng thức các món ngon tại nhà hàng gần đấy. Chẳng hạn như: quán Hiệp Gà, nhà hàng Quốc Chiến 9999, quán Nắng Yên Trung. Khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 là thời điểm đẹp nhất để chúng ta đến thưởng ngoạn hồ Yên Trung. Rời khỏi không gian khói bụi của thành thị bạn sẽ được tìm về một nơi xanh mướt có gió trời. Nếu có dự định cắm trại qua đêm bạn đừng bỏ qua hai khoảnh khắc đẹp nhất trong ngày chính là lúc bình minh lên và khi hoàng hôn buông xuống. Nằm cách thủ đô Hà Nội không quá xa, không gian xanh ở hồ Yên Trung mang đến cho chúng ta cơ hội được thư giãn tinh thần, nạp lại năng lượng cùng những người thân yêu.

Quảng Ninh

Từ tháng 04 đến tháng 09.

51 lượt xem

Chùa Som Rong

Chùa Khmer ở Nam Bộ là một điều gì đó rất riêng của vùng đất đồng bằng sông Cửu Long. Cứ hễ một ngôi chùa được dựng nên thì đó là cả công sức của bao thế hệ và con người sinh sống trên vùng đất, bởi chùa là điểm tựa vững chắc cho con người nơi này, nơi thực hành tín ngưỡng thiêng liêng nhất mà họ không bao giờ quên được. Hiện tại, Sóc Trăng là vùng đất đông dân cư đồng bào Khmer sinh sống với những ngôi chùa Khmer đồ sộ, công phu, cùng các công trình Phật giáo mang dấu ấn thế kỷ. Trong hàng trăm ngôi chùa Khmer trên địa bàn thành phố thì chùa Som Rong là cái tên ấn tượng nhất, được nhiều du khách biết đến nhiều nhất vì đây là niềm tự hào to lớn nhất của người dân nơi này. Chùa Som Rong có tên gọi đầy đủ theo tiếng Khmer là Wat Pătum Wôngsa Som Rông. Nghe người dân kể chùa đã có từ lâu đời trước kia là chùa nhỏ, mái lá đơn sơ đã truyền qua nhiều đời khác nhau. Đến đời thượng tọa Lý Đức thì cho xây dựng lại chùa mới, khang trang hơn trên nền đất rộng lớn. Năm 2000 chùa bắt đầu xây dựng lại khu chánh điện mới, 2013 xây dựng nhà hội Sala, cùng với đó là bảo tháp và đại công trình tượng Phật nhập niết bàn lớn nhất Việt Nam.Với hơn 20 năm xây dựng ngôi chùa Som Rong thì giờ đây chùa trở thành một điểm tựa tâm linh tự hào nhất của con người nơi này. Với du lịch Sóc Trăng thì ngôi chùa này là một điểm tự hào để quảng bá hình ảnh chùa Khmer Nam Bộ, nét đẹp chùa Việt Nam ra thế giới bằng những công trình đỉnh cao. Công trình nằm ngay lối đi vào. Bảo tháp bốn mặt, bốn lối đi lên, ấn tượng với màu trắng xám. Tháp có bảy tầng cao thu dần từ lớn đến nhỏ và bệ tháp có ba tầng, trung tâm tháp là hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni tọa trên đài sen. Bảo tháp ấn tượng người du khách bởi sự kì trong điêu khắc, tạo hình mỗi một chi tiết đều rất sống động với hoa sen cách điệu, dây leo chạy theo từng cạnh viền, hoa văn lửa và thiên thần. Ngoài việc nổi bật trong điêu khắc bảo tháp còn điểm tô bằng cờ ngũ sắc vào các ngày lễ lớn. Ấn tượng bên ngoài chánh điện là mảng trang trí rực rỡ, lối đi uốn cong, trụ cột phủ đầy những hoa văn cổ điển, tranh tường về Đức Phật và cuộc sống. Trên đỉnh trước của chánh điện là hình ảnh Đức Phật Đản sanh bước đi trên tòa hoa sen.Hai bên chánh điện là hai lối hành lang, hành lang bên phải là để nhìn ra bảo tháp, nhìn về nhà Sala và tượng Phật nhập niết bàn; đây là một góc ảnh vô cùng đẹp mà nhiều bạn có thể bỏ qua. Sắp tới khu chánh điện và thư viện chùa cũng được trùng tu mới lại. Nhà hội Sala công trình ấn tượng mất hơn bốn năm xây dựng (2013-2017) vô cùng rộng rãi dùng để thực hành các nghi thức sinh hoạt truyền thống của chùa, làm giảng đường và tăng xá. Kiến trúc nhà hội Sala cũng vô cùng ấn tượng trong mắt du khách vì sự đồ sộ, quy mô và màu sắc. Nhưng ít ai biết rằng đây là công trình này là hoàn toàn dựa vào kiến trúc truyền thống, kết hợp tạo không gian bên trong có kết cấu hiện đại mang nhiều công năng sử dụng. Nhà hội Sala có hai tầng, nhiều lớp mái, kết hợp nhiều màu sắc nổi bật để tạo nên tính khác biệt. Tận dụng hết tất cả nghệ thuật trang trí truyền thống trông chùa Khmer để điểm tô cho nhà hội Sala. Từ lối cầu thang bước vào là trang trí thần rồng, áp mái tầng một là hình thần rắn Naga. Áp mái tầng hai là hình nổi Vũ nữ, trên mỗi phần áp mái chim thần Krud, chạy dọc theo phần viền mái ngói là thần rồng, thần chim. Mỗi diềm mái là hình nhọn hình ngọn núi Xôme. Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn tại chùa Som Rong là công trình đặc biệt nhất của chùa. Công trình tượng dài 63m, cao 18m được xem là tượng nằm lớn nhất Việt Nam. Nhờ vào công trình này mà chùa được nhiều du khách gần xa biết đến, thu hút du lịch và cũng như các tín đồ của nhiếp ảnh chuyên nghiệp đến đây săn đón những khoảnh khắc. Chùa Som Rong là một điểm dừng thú vị trên hành trình khám phá du lịch Sóc Trăng với những ngôi chùa cổ kính, thiêng liêng và kiến trúc độc đáo.

Sóc Trăng

Từ tháng 11 đến tháng 04

68 lượt xem

Chùa Phật Ngọc Xá Lợi

Nhắc đến Vĩnh Long, một số bạn chỉ nghĩ đến những khu du lịch sinh thái rộng lớn, các vườn trái cây bạt ngàn hay một số địa danh gắn liền với truyền thống hiếu học của dân tộc. Tuy nhiên từ xa xưa đến nay, Vĩnh Long tự hào là vùng đất được mọi người nhắc đến nhiều nhất với nhiều di tích văn hóa Quốc gia như: Văn Thánh Miếu, Chùa Ông Thất Phủ Miếu, Chùa Tiên Châu, Đình Long Thanh... Đó là lý do vì sao nhiều người lại muốn tìm về Vĩnh Long để nghỉ ngơi và tạm gác cuộc sống khó khăn ngoài kia. Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long được nhiều người ví như cổ trấn thu nhỏ ở vùng đất miền Tây Nam Bộ. Đây được xem là một trong những ngôi chùa linh thiêng, sở hữu vẻ đẹp bề thế nhất ở vùng đất Vĩnh Long. Hàng năm ngôi chùa luôn chào đón hàng ngàn Phật tử đến tham quan và chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Không những thế, vào mỗi dịp rằm, lễ hoặc Tết, có rất đông khách thập phương từ khắp nơi tề tựu về đây để thăm viếng và vãn cảnh. Ngôi chùa sở hữu diện tích hơn 1,7 hecta, được xây dựng vào năm 1970 do cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa trụ trì. Tuy nhiên, đến tháng 4 năm 1975, vì nhiều lý do khác nhau nên việc thi công đã tạm dừng. Đến năm 2015, việc thi xông xây dựng tại Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long mới được tiếp tục. Trong đó có nhiều hạng mục đến thời điểm 2015 mới dần hoàn thiện như: chánh điện, bảo tháp, đài Đức Quan Thế Âm lộ thiên, cổng tam quan... Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long được mọi người ví von như một thị trấn cổ thu nhỏ vì phong cách kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo của người Việt Nam. Với lối thiết kế khoa học, ngôi chùa sử dụng nhiều khoảng trống để tạo không gian nhẹ nhàng, thanh tịnh. Lối kiến trúc nghệ thuật vừa tinh xảo vừa hài hòa của Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long khiến nhiều người vô cùng thích thú khi được check-in tại đây. Không những thế, hầu hết các hạng mục từ ngoài vào trong của ngôi chùa đều mang đậm nét văn hóa tâm linh đặc trưng của kiến trúc truyền thống Việt Nam nên đã vô cùng thu hút khách thập phương.Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long có rất nhiều góc hấp dẫn, vô cùng đẹp tạo điều kiện cho nhiều bạn trẻ đến đây sống ảo. Từ mái chùa cong cong, bậc thang bề thế đến bảo tháp cao lớn, mỗi góc tại Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long đều có thể trở thành nơi tuyệt vời để bạn có thể thả dáng chụp ảnh. Theo kinh nghiệm tham quan tại ngôi chùa này của nhiều bạn trẻ cho biết, mọi người nên dừng chân tại cổng tam quan để check-in. Với vẻ đẹp vô cùng uy nghiêm bề thế, đây chắc chắn là góc chụp mà bất kỳ ai lần đầu đến Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long cũng không nên bỏ qua. Đi dần vào khuôn viên bên trong, quảng trường rộng lớn hiện lên vô cùng cao lớn và cực kỳ thoáng đãng. Bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được sự thanh tịnh và bình an khi lắng nghe tiếng chuông chùa vang vọng từ tứ phương. Điểm nhấn đặc biệt nhất tại ngôi Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long chính là tòa bảo tháp cao 9 tầng nổi tiếng cao đến 49m. Tòa bảo tháp sở hữu vẻ đẹp cổ kính, nghiêm nghị và hùng vĩ vô cùng nhờ thiết kế hình lục giác, kết hợp các nét chạm trổ hoa văn hình rồng trên mái ngói độc đáo. Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long mang đến vẻ đẹp vô cùng lộng lẫy khi sở hữu nhiều hạng mục ấn tượng cộng hưởng với lối kiến trúc đặc trưng của văn hóa Phật giáo truyền thống Việt Nam. Nơi đây chắc chắn là một trong những địa điểm thú vị bạn nên note lại

Vĩnh Long

Từ tháng 11 đến tháng 04

61 lượt xem

Đảo Ngọc Vừng

Đảo Ngọc Vừng nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, bình dị chính là một trong những hòn đảo xinh đẹp nằm cạnh Hạ Long rất được du khách gần xa yêu thích. Đúng như tên gọi, nơi đây từng là một "Đảo Ngọc" thật sự khi xung quanh có rất nhiều trai, ngọc quý hiếm. Vẻ đẹp ngon nước hữu tình nơi đây chắc chắn sẽ đốn tim bạn ngay từ lần đầu tiên. Đảo Ngọc Vừng tọa lạc tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh với diện tích khoảng 45km sở hữu nét đẹp hoang sơ tựa một viên ngọc quý trong lòng vịnh Bái Tử Long. Dân số trên đảo khá thưa thớt chỉ rơi vào khoảng 1000 người. Tên của Đảo Ngọc Vừng cũng bắt nguồn từ loài trai ngọc quý hiếm tại đây. Khi màn đêm buông xuống, chúng sẽ phát sáng làm cả một vùng trời trở nên lung linh. Ngoài cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mang nét hoang sơ vốn có. Đảo Ngọc Vừng còn đưa khách du lịch khám phá nhiều dấu tích lịch sử. Tạm biệt những điểm đến náo nhiệt giữa trung tâm thành phố, Đảo Ngọc Vừng chính là điểm đến lý tưởng nếu bạn đang muốn đổi gió và khám phá một chân trời mới chưa quá nhiều người biết đến. Được thiên nhiên ưu ái cho thời tiết mát mẻ quanh năm nên du khách có thể lựa chọn đến tham quan, khám phá Đảo Ngọc Vừng vào bất cứ lúc nào cũng đều hợp lý. Thời điểm vừa vào hè biển khá êm, sóng lặng, trời ít mưa cực kỳ thuận tiện cho các hoạt động vui chơi, khám phá thiên nhiên kỳ thú nên du khách có thể cân nhắc đến đây tham quan vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8. Hải sản vào mùa này cũng đánh bắt được nhiều hơn so với những tháng khác trong năm. Vì vậy đây sẽ là cơ hội để bạn thưởng thức ẩm thực miền biển với đa dạng các loại hải sản được đánh bắt và chế biến tươi ngon ngay tại chỗ. Tùy theo thời điểm cụ thể mà bạn và gia đình có những hoạt động phù hợp, đặc biệt là các hoạt động vui chơi giải trí về đêm. Tháng 9, 10 và mùa đông chính là những khoảng thời gian mà người dân địa phương khuyên không nên đến đây khám phá. Lúc này trời nhiều mưa, thường xuyên có bão nên sẽ ảnh hưởng đến hầu hết kế hoạch và tâm trạng của bạn xuyên suốt chuyến đi. Với vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng, Đảo Ngọc Vừng chính là một địa điểm check-in vô cùng lý tưởng. Rất nhiều du khách đã lựa chọn đến tham quan hòn đảo này để chụp ảnh sống ảo cùng biển trời nơi đây. Vào những ngày nắng đẹp, Đảo Ngọc Vừng càng khoác lên mình vẻ đẹp quyến rũ, xinh đẹp động lòng người. Tô điểm thêm cho các bức ảnh của bạn hiệu ứng lung linh. Tới Đảo Ngọc Vừng, du khách còn có cơ hội tham quan nhà lưu niệm, tham quan khu tưởng niệm Bác Hồ trên đảo, nơi Bác thăm và nói chuyện với người dân đảo hay ngắm đảo từ đồi pháo 12,7 ly. Ngoài ra chinh phục Cột cờ quốc gia và ngắm toàn đảo ở độ cao khoảng 100m so với mực nước biển cũng chính là một trải nghiệm tuyệt vời mà bạn nhất định phải thử. Tại đây còn cho thuê xe túc túc hoặc xe đạp đôi để du khách rong ruổi khám phá, ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của Đảo Ngọc Vừng. Đồng thời hòa mình vào nhịp sống của người dân địa phương một cách chậm rãi, chân thật và sống động nhất. Một trong những trải nghiệm thú vị nhất định phải trải qua ở đây chính là là cùng người dân làng chài đi cào ngao trên bãi cát hoặc xúc tép trên biển. Ngao trên Đảo Ngọc Vừng có màu trắng, con này con nấy rất to và có vị ngọt đặc trưng rất thích hợp để làm món lẩu hoặc nướng. Tép có thể dùng để chế biến thành món gỏi ăn cùng mù tạt theo cách của người dân đảo hoặc để phơi khô. Tại đây còn có Homestay tại nhà dân, nhà sàn cho du khách nào có nhu cầu nghỉ qua đêm. Bởi vì các Homestay khá gần biển nên rất được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Bật mí rằng các Homestay cũng chính là một "nhà hàng hải sản" tuyệt vời cho những ai yêu thích thưởng thức ẩm thực miền biển. Thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc mang hương vị đặc trưng miền biển chắc chắn là điều bất cứ ai khi đến với biển cũng đều mong chờ. Khi ghé đến Đảo Ngọc Vừng, thiên đường hải sản mở ra trước mắt chắc chắn sẽ khiến bạn ngất ngây và đắm chìm trong hương vị từng món ăn nơi đây. Thường vào dịp cuối thu, đầu đông thì lẩu cá mú chính là một đặc sản của vùng biển Đảo Ngọc Vừng. Theo người dân địa phương, khoảng thời gian đó thịt cá mú béo, ngon nhất năm nhờ nước biển giàu dinh dưỡng, nhiều thức ăn tốt cho sự sinh trưởng của chúng. Ngoài ra du khách còn có thể thưởng thức ngao ở Đảo Ngọc Vừng to gấp 5-6 lần, đảm bảo sạch tự nhiên, không nuôi nên số lượng không nhiều. Ngao ăn rất ngọt, chế biến được nhiều món như nấu canh, nấu cháo, ăn lẩu…Tuy không xa lạ đối với mọi vùng biển nhưng tôm he và mực nướng trên đảo lại rất khác biệt bởi gia vị tẩm ướp đặc trưng chỉ có người dân trên đảo chế biến được. Ngoài ra còn có loài ghẹ xanh với giá trị dinh dưỡng cao, độ thịt thơm ngọt hứa hẹn đem đến cho thực khách sự kích thích khó cưỡng sau khi được chế biến. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi nghỉ dưỡng, yên bình thì Đảo Ngọc Vừng là sự lựa chọn tuyệt vời không thể bỏ qua. Bên cạnh đi dạo biển và vui đùa cùng với sóng nước xanh mát, du khách còn có thể tổ chức đốt lửa trại, mở tiệc nướng và ca hát ngay trên đảo rất thú vị. Vì thế đừng ngần ngại xách balo lên và đến đây khám phá ngay nhé!

Quảng Ninh

Từ tháng 05 đến tháng 08.

43 lượt xem

Chùa Pháp Hoa

Là điểm đến tâm linh có bề dày lịch sử lâu đời cùng vẻ đẹp bình yên, cổ kính; chùa Pháp Hoa Đắk Nông đang là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương. Đắk Nông không chỉ nổi tiếng với các thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp như Hồ Tà Đùng, những ngọn thác tuyệt đẹp và những cánh rừng bạt ngàn mà nơi này còn có những điểm đến tâm linh hấp dẫn. Nổi bật nhất trong những điểm đến tâm linh ở phố núi Tây Nguyên này chính là chùa Pháp Hoa Đắk Nông. Ngôi chùa tuyệt đẹp này chính là nơi chốn bình yên cho những tâm hồn xê dịch muốn tìm một điểm đến tâm linh để tạm lánh xa sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống nơi phố thị. Chùa Pháp Hoa ở Đắk Nông nằm ở đường Hùng Vương thuộc xã Quảng Thành, thành phố Gia Nghĩa. Chùa thuộc hệ phái của Phật Giáo Bắc Tông. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân phố núi Đắk Nông, mà nơi này đang trở thành điểm check-in hấp dẫn ngày càng thu hút các bạn trẻ tìm đến chiêm bái và vãn cảnh chùa. Chùa Pháp Hoa Đắk Nông được xây dựng lần đầu vào năm 1959 với tên gọi lúc đó là chùa Niệm Phật. Tuy nhiên, sau khi xây dựng không lâu, trong cùng năm, đúng dịp lễ Vu Lan ngôi chùa vị chính quyền Ngô Đình Diệm tàn phá nặng nề trong cuộc đàn áp những Phật tử đang đi lễ tại chùa khiến cho nơi này bị tàn phá rất nặng nề. Đến năm 1960, chùa Pháp Hoa được cho xây dựng lại bởi thầy Trí Huy với kiến trúc rất sơ khai, mái được lợp tôn và vẫn lấy tên là Niệm Phật đường Quảng Đức tức lấy theo tên của tỉnh Quảng Đức thời bấy giờ. Năm 1969, Đại Đức Hoa Nghiêm về trụ trì tại chùa và đổi tên thành chùa Pháp Hoa cho đến tận ngày nay. Sau năm 1975, khi Đại Đức Hoa Nghiêm trở lại quê chùa không có trụ trì. Tuy nhiên, người dân quanh vùng vẫn thường tới lui để trông nom và tụng kinh, lễ bái. Nằm 2000, chùa có trụ trì mới là Đại Đức Thích Quảng Hiền, vị trụ trì mới đã cùng với các Phật tử địa phương xây sửa lại ngôi chùa để có diện mạo khang trang như hiện tại. Chùa Pháp Hoa Đắk Nông có dáng vẻ uy nghi của những ngôi chùa Việt truyền thống với phần mái đỏ uốn cong có họa tiết rồng. Chùa nằm trên một ngọn đồi cao, có cổng chính quay về hướng Đông Nam, phía trước là khung cảnh của một thung lũng, Ngôi chùa này có các khu vực như chánh điện rộng 160m2, một tòa tháp 5 tầng có hình tròn , tăng xá, đài quan âm, cổng tam quan, vườn Lâm Tỳ Ni, hội trường lớn…Ngôi chùa ở Đắk Nông này được thiết kế đặc trưng theo lối kiến trúc của nhà vườn Huế kết hợp với kiến trúc của những ngôi nhà sàn ở Tây Nguyên. Chính vì vậy mà không gian nơi đây tạo cảm giác hoài cổ và bình yên. Trong khuôn viên chùa, ngay hàng phượng cổ thụ có bức tượng Quan Âm Bồ Tát lớn, ngoài ra còn có tượng đức Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Chuẩn Đề, Bồ tát Địa Tạng, Hộ Pháp và Tiêu Diện, những tiểu cảnh, cây cối trang trí được sắp xếp rất hài hòa và đẹp mắt. Du lịch Đăk Nông và thăm quan chùa Pháp Hoa, bên cạnh tận hưởng không khí trong lành, cảm giác bình yên và tĩnh lặng thì du khách cũng có thể vãn cảnh chùa, chụp ảnh check-in. Đặc biệt, ở phía khuôn viên chùa nhìn xuống, du khách sẽ thấy một vùng phong cảnh tuyệt đẹp với những dãy đồi núi nhấp nhô, cây cối xanh mướt rất đặc trưng của thiên nhiên phố núi. Có dịp đến với chùa Pháp Hoa Đắk Nông, chắc chắn du khách sẽ bị mê hoặc bởi không gian quá đỗi bình yên và vẻ đẹp hoài cổ đầy ấn tượng của nơi này. Đừng quên note ngay điểm đến hấp dẫn này vào nhật ký vi vu phố núi của bạn nhé.

Đắk Nông

Từ tháng 11 đến tháng 04

53 lượt xem

Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo

Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) của người Mơ Nâm (một nhánh dân tộc Xơ Đăng) nằm giữa một khu vực giữa bốn bề là rừng núi còn nguyên sinh, có nhiều nét đặc trưng độc đáo và những giá trị văn hóa đặc sắc... đang là điểm đến ấn tượng của du khách trong và ngoài nước. Từ thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông đi về phía Tây Bắc tầm 40 km theo tỉnh lộ 676 đến cầu Măng Bút, sau đó rẽ vào đường liên thôn 7,5 km nữa là đến làng Vi Rơ Ngheo, ngôi làng nhỏ lọt thỏm giữa núi rừng hoang sơ và tách biệt với những ngôi làng khác. Vi Rơ Ngheo theo tiếng Xơ Đăng có nghĩa là một vùng đất có khí hậu lạnh, đây cũng là tên một con suối chảy qua làng. Làng Vi Rơ Ngheo hiện có 63 hộ, hơn 300 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Xơ Đăng. Giữa làng có ngôi nhà rông bề thế, chiều cao tầm 20 m, đây là nơi diễn ra các lễ hội dân gian truyền thống, nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: Cồng, chiêng, trống, vũ khí… và cũng là nơi tiếp đón khánh quý đến thăm làng. Người dân ở đây xem nhà rông như là biểu tượng về văn hóa, linh hồn của làng, thể hiện sự gắn kết cộng đồng với nhau và giữa dân làng với thần linh. Xung quanh nhà rông là những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh xắn, ven làng và trên cánh đồng có những kho lúa được người dân dựng lên để lưu giữ lúa sau mỗi mùa gặt. Điều đặc biệt chỉ có ở Vi Rơ Ngheo mà các làng khác không có, đó là gần như nhà nào cũng trồng phong lan. Các loại phong lan ở đây chủ yếu được người dân mang về từ những cánh rừng ở xa và được trồng trong những bọng cây đặt xung quanh nhà, hàng rào hay trước cổng. Đến nay người dân làng Vi Rơ Ngheo đã sưu tầm, nhân giống trồng được khoảng 1.000 chậu địa lan và phong lan; tổ chức khoanh nuôi, bảo tồn 5 đồi hoa phong lan và sim, mua quanh làng. Khi bóng chiều phủ núi đồi cũng là lúc sắc hồng, vàng hoa địa lan nhường chỗ cho rừng hoa sim khoe sắc, nhuộm tím cả cánh rừng. Đã bao đời, dân làng chung tay bảo vệ từng cây gỗ, cây lan, cây sim trên cổng trời Ngọc Ruông. Từng ngôi nhà, con suối, khu rừng già ven làng được người dân gìn giữ, bảo vệ và chăm chút nhằm tô thêm cảnh sắc cho làng. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng người dân trong làng luôn có ý thức giữ gìn môi trường sống xung quanh sạch đẹp. Ở các ngã ba, ngã tư trong làng đều có sọt đựng rác được làm từ những cây lồ ô lớn, người dân ở đây không xả rác ra rừng, ra sông, suối, ra đường. Nhà nào cũng có nơi để rác sinh hoạt hàng ngày. Vi Rơ Ngheo có một đội cồng chiêng và múa xoang với 32 nghệ nhân, 1 bộ cồng chiêng truyền thống và một bộ cồng chiêng cải tiến. Các nghệ nhân vẫn tập luyện và truyền nghề cho nhau qua nhiều thế hệ từ bao đời nay. Cũng như nhiều ngôi làng ở Tây Nguyên, cồng chiêng và múa xoang không thể thiếu trong các dịp lễ hội và sinh hoạt truyền thống ở đây. Người dân làng Vi Rơ Ngheo vẫn còn giữ nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ làm máng nước, lễ mừng lúa mới, lễ làm chuồng trâu, nhà rông mới, lễ gieo mạ... Ẩm thực của dân làng là các loại rau rừng và thực phẩm tự sản xuất như gà, dê, heo, lúa nếp, gạo rẫy, mì, sâm dây và các loại cá, cua, ốc tự bắt ở suối, rượu cần tự làm. Nghề truyền thống của làng là nghề đan lát từ mây tre và dệt thổ cẩm.

Kon Tum

Từ tháng 11 đến tháng 04

152 lượt xem

Ruộng bậc thang Măng Ri

Ruộng bậc thang Măng Ri là một trong những điểm tham quan rất lý tưởng trong hành trình khám phá Kon Tum. Nơi đây mang trên mình vẻ đẹp trù phú, cuộc sống bình dị và nét đẹp lao động của người dân miền cao nguyên, hứa hẹn sẽ là dấu ấn đáng nhớ trong chuyến đi du lịch Kon Tum của bạn. Ruộng bậc thang Măng Ri nằm ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển, địa hình tại đây cũng rất đặc biệt khi theo dạng lòng chảo, cả bốn phía đều được bao quanh bởi dãy Ngọc Linh. Chính nhờ địa hình, địa thế độc đáo như vậy mà khu vực Ruộng bậc thang Măng Ri phù hợp phát triển lúa nước cùng các loại dược liệu quý hiếm, đặc biệt là cây Sâm Ngọc Linh. Để chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp mùa vàng của Ruộng bậc thang Măng Ri thì bạn nên đến Kon Tum vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 và tháng 10. Lúc này là mùa lúa chín, không những vậy, buổi sáng sớm còn có sương mù dày đặc, vẻ đẹp mơ màng khiến bao trái tim say đắm. Tuy nhiên, giai đoạn từ khi lúa chín đến khi người dân thu hoạch xong rất ngắn, thường chỉ khoảng một đến hai tuần là cả cánh đồng đều đã gặt hái xong. Bên cạnh đó, thời điểm thu hoạch cũng không cố định, tùy từng năm sẽ có sự thay đổi do phụ thuộc vào tình hình thời tiết, cấy hái của người dân. Vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ về mùa vàng ở Ruộng bậc thang Măng Ri, theo dõi các bài viết về kinh nghiệm du lịch Kon Tum, biết thời điểm lúa trổ bông thì có thể phần nào dự tính được thời điểm lúa chín để lên kế hoạch cho chuyến đi của mình. Ngoài ra, nếu không đến Ruộng bậc thang Măng Ri vào mùa vàng thì mùa xanh cũng là sự lựa chọn khá lý tưởng. Sau khoảng 30 đến 45 ngày khi gieo cấy, cây mạ non đã phát triển thành cây lúa trưởng thành, đang lên đòng chuẩn bị trổ bông. Lúc này thân lúa, lá lúa đã đủ lớn, tạo thành một màu xanh mơn mởn phủ kín những thửa ruộng bậc thang. Khác với vẻ đẹp trù phú của mùa vàng thì lúc này cánh đồng sẽ chìm trong sự xanh tốt tuyệt đẹp, căng tràn sức sống. Khi lúa trổ bông, mùi hương lúa non phảng phất trong không gian càng khiến cho bạn say lòng.Từ xa xưa, người dân sinh sống tại Măng Ri nói riêng và Kon Tum nói chung đã biết cách để tận dụng nguồn nước ngầm từ trong núi chảy. Từ đó, họ có thể thuận lợi canh tác và trồng trọt lương thực. Để thích nghi với địa hình nơi đây, người dân đã làm ruộng bậc thang và mỗi năm canh tác hai vụ, nhờ vậy mà họ có cuộc sống ấm no trong suốt nhiều thế kỷ qua. Ruộng bậc thang Măng Ri có địa thế kiểu vạt đất thoai thoải dần theo sườn đồi, vì vậy khi đứng từ trên cao nhìn xuống bạn sẽ thấy các lối đi nho nhỏ nằm đối xứng nhau tạo thành hình gân lá rất đẹp mắt, khác hẳn so với ruộng bậc thang ở những nơi khác. Khi mùa lúa chín đến, người dân tại đây sẽ cùng nhau ra đồng gặt hái. Các hộ gia đình gặt lúa một cách thủ công, sử dụng liềm, phơi phóng bằng sức người. Những thân hình nhỏ bé trên những thửa ruộng mênh mông, cuộc sống bán lưng cho đất bán mặt cho trời, những giọt mồ hôi đổ xuống ruộng bậc thang giữa trưa nắng oi ả. Theo chân người dân về bản làng, bạn sẽ được bước vào những ngôi nhà đơn sơ, khám phá kiến trúc nhà cổ của đồng bào Xơ Đăng. Dù đời sống của họ còn rất khó khăn, thiếu thốn nhiều thứ nhưng người dân ở đây vẫn luôn rất thân thiện, nhiệt tình với các đoàn khách đến du lịch. Nếu không may đến Ruộng bậc thang Măng Ri vào thời điểm người dân vừa gặt hái xong, không còn mùa vàng để bạn check-in và chiêm ngưỡng thì vẫn còn rất nhiều điều thú vị chờ bạn trải nghiệm. Một trong số đó là Lễ hội Mừng lúa mới Kon Tum của cộng đồng người Xơ Đăng. Sau khi xong xuôi mùa màng, người dân trong bản sẽ cùng nhau tổ chức lễ hội, dâng những hạt lúa mới thu hoạch cùng lòng thành tâm và biết ơn lên trời đất, thần linh vì đã cho họ mưa gió thuận hòa, bản làng ấm no. Bạn vừa được hòa vào không khí lễ hội tưng bừng, vừa được tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo, lắng nghe giai điệu dân gian êm dịu, xem các cô thiếu nữ Xơ Đăng nhảy điệu xoang truyền thống v.v. Những trải nghiệm này chắc chắn sẽ là kí ức khó quên trong hành trình khám phá mảnh đất Kon Tum của bạn.Ruộng bậc thang Măng Ri thu hút những tín đồ đam mê xê dịch bởi vẻ đẹp độc đáo, rực rỡ, trù phú đến ngây ngất lòng người. Khi đến đây vào khoảng thời gian lúa chín rộ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang vàng rực lên trong ánh nắng, trải dài óng ả đến tận chân trời. Sắc vàng của lúa chín nổi bật trên nền xanh mướt của núi rừng khiến cho vùng đất này càng thêm phần thơ mộng.

Kon Tum

Từ tháng 04 đến tháng 10

55 lượt xem

Trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen

Ngoài thác Pa Sỹ, vườn tượng gỗ… du lịch Măng Đen du khách đừng quên ghé trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen. Đến với nơi đây, ngoài việc được chiêm ngưỡng bức tượng Đức Mẹ linh thiêng, huyền bí, du khách còn tìm kiếm được sự bình an trong tâm hồn và cầu nguyện những điều tốt lành. Tọa lạc ở Măng Đen, Đắk Long, huyện Kon Plông, Đức Mẹ Măng Đen hiện đang là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng linh thiêng tại tỉnh Kon Tum. Bên cạnh đó, tượng Đức Mẹ Fatima tại Măng Đen nằm cạnh Quốc lộ 24, cách Thành phố Kon Tum khoảng 53km về phía Đông Bắc và cách Thành phố Pleiku khoảng 100km nên không quá khó để du khách di chuyển đến đây. Còn được gọi với tên khác là Đức Mẹ cụt tay, đây chắc chắn là điểm hành hương lý tưởng của người dân và du khách bốn phương khi đến Kon Tum. Theo thông tin từ Tòa Giám mục Kon Tum và tường trình của linh mục Giuse Nguyễn Minh Kông, bức tượng này được tạc theo hình ảnh của Đức Mẹ Fatima và được bởi linh mục Tôma Lê Thành Ánh tặng. Linh mục Kông đã mang bức tượng này lên tiền đồn Măng Đen bằng trực thăng (hiện nay vẫn còn những dấu vết rõ ràng của một sân bay dã chiến, cách vị trí của bức tượng khoảng 2 km). Bức tượng được xây dựng trên một trụ đài đơn giản vào giữa năm 1971. Tuy nhiên, vào năm 1974, do hỏa lực chiến tranh Việt Nam, tiền đồn Măng Đen đã bị hủy hoại dẫn đến bức tượng cũng đã bị hư hại một phần và bị bỏ lại sâu trong rừng rậm. Có dịp ghé địa điểm này chắc chắn du khách không thể bỏ qua việc chiêm ngưỡng và tìm hiểu sự huyền bí, linh thiêng của tượng Đức Mẹ. Sự huyền bí về bức tượng Đức Mẹ là sau chiến tranh bức tượng bị cụt tay, dù đã nhiều lần được chức sắc Công giáo và nhà điêu khắc phục dựng lại thì chỉ vài ngày sau đó bức tượng lại trở về cụt tay. Theo người dân địa phương kể lại, tượng Đức Mẹ cụt tay được làm từ bê tông cốt thép, có chiều cao khoảng 1 mét. Bức tượng được đặt trên một bệ tượng làm từ xi măng kết hợp với đá cuội tự nhiên. Phần thân của tượng mang lại sự tương đồng với hình dáng của tượng Đức Mẹ Fatima, nhưng phần đầu đã được phục chế lại giống với hình dáng của phụ nữ vùng Tây Nguyên Việt Nam. Đặc biệt, phần tay của bức tượng bị cụt lại thể hiện được sức thiêng phi thường mà du khách không thể tìm thấy ở bất kỳ trung tâm Thánh Mẫu nào khác. Có một số giáo dân cho rằng, hình tượng Đức Mẹ cụt tay có thể liên tưởng với hình ảnh Đức Mẹ phù hộ cho những người con bất hạnh bị các bệnh như HIV/AIDS…Đức Mẹ Măng Đen là một trong những điểm hành hương của nhiều người Công giáo khi đến Kon Tum. Đây là nơi người dân đến để cầu nguyện, tìm kiếm sự che chở, bình an, cầu lộc, cầu con cái… Giữa khung cảnh núi rừng mênh mông, xung quanh được trồng rất nhiều hoa cùng những tấm biển “Tạ ơn Đức Mẹ” được người dân mang đến khiến cho nơi đây trở nên linh thiêng và huyền bí hơn.Là địa điểm săn mây quen thuộc của giới trẻ, đồi Đức Mẹ chắc chắn sẽ mang đến những hình ảnh về mây cực đẹp cho du khách. Từ trung tâm thị trấn Măng Đen, du khách có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô… để đến đồi Đức Mẹ với thời gian di chuyển chỉ khoảng 5 đến 15 phút. Hành trình săn mây Măng Đen sẽ giúp du khách được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng như bồng lai tiên cảnh khi những đám mây xuất hiện ở rất gần ở vị trí mà bạn đang đứng. Tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp này chắc chắn sẽ là trải nghiệm khó quên của du khách. Hàng năm vào ngày 8, 9 tháng 12 sẽ diễn ra lễ hội Đức Mẹ Măng đen thu hút rất nhiều người dân và du khách bốn phương đến tham dự. Chương trình lễ Đức Mẹ Măng đen sẽ diễn ra một số hoạt động nổi bật như rước kiệu Đức Mẹ, Thánh Lễ dành cho những người phục vụ, Thánh Lễ trọng thể… Lễ hội này không chỉ là dịp để cộng đồng Công giáo tham gia nghi lễ tâm linh mà còn là cơ hội để du khách đến cầu nguyện sự bình an cũng như khám phá văn hóa địa phương.

Kon Tum

Từ tháng 10 đến tháng 02

51 lượt xem

Đảo Rều

Đảo Rều Quảng Ninh được ví như “nàng thơ” hoang sơ và kỳ bí. Hòn đảo ít người biết đến nhưng lại là nơi hứa hẹn mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm khám phá đáng nhớ. Đảo Rều hay còn gọi là đảo Khỉ vì đây là điểm nuôi và thí nghiệm khỉ của Bộ Y Tế nước ta. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi hội tụ của nhiều loài chim và thú quý hiếm. Nằm ở phường Bãi Cháy, thành phố Cẩm Phả, hòn đảo này chỉ cách Bãi Cháy tầm 600m, nơi sở hữu vẻ đẹp đầy lôi cuốn với làn nước trong xanh cùng hàng loạt hòn đảo nhỏ xung quanh. Trước đây, các bạn trẻ thường rủ nhau ra đảo Rều để cùng tổ chức các hoạt động teambuilding hay cắm trại bên bờ biển. Những điểm thu hút du khách khác của hòn đảo ở Quảng Ninh này bao gồm: cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, bãi biển trong xanh và nhiều hoạt động thú vị như: câu cá, lặn ngắm san hô,... Bạn cũng có thể thưởng thức hải sản tươi ngon ở đây. Nếu muốn đến tham quan hòn đảo xinh đẹp này bạn có thể ghé qua bất cứ thời điểm nào trong năm. Mỗi mùa đều mang đến sức cuốn hút riêng, tuy nhiên mùa hè quãng thời gian từ tháng 5 - tháng 10 vẫn là hấp dẫn nhất. Bởi vì tháng 5 là tháng kích cầu du lịch nên sẽ có nhiều ưu đãi và giảm giá, đi tham quan du lịch tiết kiệm mà vẫn được tận hưởng nhiều trải nghiệm hay ho. Còn từ tháng 6 trở đi, mọi người thường chọn đến để tránh nóng, tận hưởng không khí mát mẻ. Thoả sức chơi đùa, bơi lội tung tăng dưới làn nước mát. Tuy nhiên, vẫn có một số thời điểm mưa, bạn nên xem dự báo thời tiết trước để tránh việc thời tiết làm gián đoạn chuyến đi của mình. Một trong những trải nghiệm hấp dẫn nhất khi đến đây chính là được thấy tận mắt và chơi đùa cùng những chú khỉ đáng yêu. Hiện nay, trên đảo có hơn 1.000 con khỉ đuôi ngắn, lông vàng. Chúng được chăm sóc chu đáo nên rất thân thiện, có những cử chỉ và hành động rất vui nhộn. Kinh nghiệm du lịch Quảng Ninh nhớ chụp hình, quay phim, cho khỉ ăn và lưu lại những kỷ niệm đáng yêu ở hòn đảo Rều nhé. Đảo Rều nổi tiếng với bãi biển cát trắng mịn, biển xanh và cảnh quan thiên nhiên đẹp như tranh vẽ. Một điểm đến đầy quyến rũ với vẻ đẹp hoang sơ, nền văn hóa phong phú và cuộc sống dân dã đậm chất biển. Điểm hấp dẫn đầu tiên mà bạn có thể trải nghiệm ở đây chính là chiêm ngưỡng cảnh sắc biển trời. Đảo còn có nhiều bãi tắm thiên nhiên, là lựa chọn thú vị cho những ai muốn tận hưởng niềm vui của việc bơi lội giữa không gian tràn đầy nắng và gió. Ngoài những trải nghiệm thiên nhiên tươi đẹp, bạn còn có thể ngắm nhìn cuộc sống bình dị của người dân nơi đây. Xa xa là những chiếc thuyền mộc mạc lênh đênh trên biển. Không chỉ thế, khám phá ẩm thực ở đây cũng rất thú vị với những món hải sản tươi ngon và phong cách ẩm thực độc đáo. Nếu bạn yêu mến vẻ đẹp tự nhiên và muốn trải nghiệm cuộc sống thường ngày của người dân biển, đảo Rều Quảng Ninh hẳn sẽ không làm bạn thất vọng. Nếu bạn là người yêu thích mạo hiểm, thì việc tham gia các môn thể thao dưới nước sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm khó quên. Với nguồn tài nguyên biển phong phú, lặn biển là một trải nghiệm thú vị tại đảo Rều. Du khách có thể khám phá vẻ đẹp ngầm của đại dương và chiêm ngưỡng đồng cỏ san hô và đa dạng các loài sinh vật biển. Một trong những trải nghiệm ở Quảng Ninh thú vị khác chính tại đảo Rều là chèo thuyền SUP. Có thể thuê một chiếc thuyền SUP và khám phá các vịnh và hang động bên trong đảo. Đây là cách tốt nhất để tận hưởng cảnh quan độc đáo và uốn lượn qua các khe núi và điểm vui chơi. Ở đây cũng có nhiều khách sạn để bạn lựa chọn nghỉ ngơi sau những hoạt động đầy hứng khởi. Chắc chắn bạn sẽ có kỳ nghỉ tuyệt vời tại đây! Đảo Rều có những bãi biển hoang sơ và tĩnh lặng, là nơi lý tưởng để cắm trại và trải nghiệm cuộc sống ngoài trời. Du khách có thể trang bị đầy đủ dụng cụ cắm trại và tận hưởng không gian yên tĩnh xanh tươi mát. Khi đến với đảo Rều, bạn không thể bỏ qua cơ hội được thưởng thức hải sản tươi ngon. Bạn có thể tận hưởng các món ăn đặc sản độc đáo như: cua hoàng đế, tôm hùm và các món cá tươi sống,... Để có những trải nghiệm thú vị cùng biển cả và thiên nhiên xanh mát thì đảo Rều Quảng Ninh luôn là điểm đến mà bạn đang mong chờ. Khám phá hòn đảo hoang sơ này để có thêm nhiều hoạt động thú vị khi đến với xứ Mỏ xinh đẹp.

Quảng Ninh

Từ tháng 05 đến tháng 10.

48 lượt xem

Sống lưng khủng long cột mốc 1305 - Bình Liêu Quảng Ninh

Bình Liêu được ví như “thiên đường của những cột mốc”. Trong đó, cột mốc 1305 là một trong những điểm đến du khách không nên bỏ qua khi du lịch đến Bình Liêu. Đường đến cột mốc 1305 khá khúc khuỷu và nhiều bậc thang. Nhưng đổi lại, bạn sẽ choáng ngợp trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Bạn sẽ không khỏi tự hào khi chinh phục được mốc 1305 huyền thoại. Cột mốc 1305 cao 1305m, nằm trên đoạn tuần tra biên giới phía Tây của xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu Quảng Ninh. Nơi đây cách Thủ đô Hà Nội khoảng 270km. Mốc 1305 được xem là một trong những cột mốc cao nhất của tỉnh Quảng Ninh. Du khách có thể đến cột mốc 1305 bằng xe máy hoặc ô tô. Từ thị trấn Bình Liêu đến sống lưng khủng long – mốc 1305, du khách có thể chọn giữa hai tuyến đường. Tuyến đường đầu tiên, bạn sẽ đi từ thị trấn Bình Liêu trên Quốc Lộ 18C, chiều dài khoảng 3 – 4km, thuộc địa phận xã Lục Hồn. Kế đến, bạn rẽ phải vào bản Ngàn Chuồng, sau đó rẽ tại mốc 68 và di chuyển khoảng 23km để đến bãi đỗ xe. Nơi đây chính là điểm dừng chân trước khi tiếp tục hành trình lên mốc 1305. Tuyến đường thứ hai là từ thị trấn Bình Liêu đi lên cửa khẩu Hoành Mô. Sau đó, du khách sẽ rẽ trái qua cầu Hái Nạc và tiếp tục rẽ phải, đi xe khoảng hơn 20km để đến điểm dừng chân trước khi bắt đầu chuyến đi lên mốc 1305. Mỗi một mùa trong năm, cung đường này sẽ khoác trên mình một chiếc áo mới. Khi xuân đến, toàn bộ cung đường uốn lượn trở nên rực rỡ với sức sống mới, khắp nơi ngập tràn màu xanh của hoa cỏ đâm chồi nảy lộc. Khi hè sang, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một sống lưng khủng long xanh mát, với những khu rừng thông, rừng quế và rừng hồi được người địa phương trồng. Mùa thu là lúc sống lưng khủng long và cột mốc 1305 đẹp nhất. Những đồi núi sẽ được phủ lên một màu trắng tinh khôi của bông hoa lau. Đây cũng là thời điểm mà cột mốc 1305 thu hút nhiều du khách nhất. Tuy nhiên, với một số người, mùa đông cũng là thời điểm lý tưởng để khám phá cột mốc. Vì đôi khi, nơi này sẽ có băng giá và tuyết, mang đến những trải nghiệm hiếm có và ấn tượng. Trong hành trình chinh phục cột mốc 1305, du khách sẽ đi qua cung đường tuần tra biên giới uốn lượn như một dải lụa, xung quanh là núi non trùng điệp. Bạn sẽ choáng ngợp trước sắc xanh của những rừng cây bạt ngàn như một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ khổng lồ. Cung đường này khá dài, dốc và nhiều cua gắt nên bạn hãy chuẩn bị một sức khỏe tốt và luôn cẩn thận trong quá trình di chuyển. Để đến với cột mốc 1305, bạn sẽ phải trải qua một cung đường dốc quanh co, uốn lượn trên đỉnh núi. Từ chân dốc, bạn sẽ mất khoảng 1,5 đến 2h để đến được đỉnh, nơi có cột mốc huyền thoại. Với độ cao 1305m, hơn 2000 bậc thang và có nhiều đoạn là dốc đứng, hành trình này sẽ thử thách sức bền và sự dẻo dai của bạn. Sau khi vượt qua được cung đường giống như sống lưng khủng long này, bạn sẽ quên ngay mệt mỏi bởi bức tranh thiên nhiên hùng vĩ ngay trước mắt. Vào mùa thu, nơi đây sẽ ngập tràn cỏ lau, phủ trắng cả một vùng đồi núi rộng lớn. Khi đó, du khách sẽ cảm nhận được những vất vả vừa qua hoàn toàn xứng đáng. Cột mốc 1305 vững chãi và hiên ngang giữa hai triền núi, được làm từ đá hoa cương. Trên cột mốc có khắc Quốc hiệu của cả hai quốc gia cùng số hiệu và năm cắm mốc. Khi được chạm tay trực tiếp vào cột mốc, bạn sẽ cảm thấy trào dâng tình yêu to lớn với Tổ quốc. Con đường đến với cột mốc 1305 còn được ví như con đường dẫn lên trời. Trên cung đường lên đỉnh, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng cảnh quan rừng núi xanh ngát, hùng vĩ hai bên triền núi. Khi lên đến mốc 1305, bạn sẽ được ngắm toàn cảnh miền biên ải cùng cung đường uốn lượn, mỏng manh trước mắt. Nếu có dịp ghé thăm Bình Liêu, du khách không nên bỏ qua cơ hội chinh phục sống lưng khủng long và trực tiếp chạm vào cột mốc 1305. Chắc chắn, đây sẽ là một trải nghiệm ấn tượng và khó quên trong hành trình khám phá của bạn.

Quảng Ninh

Từ tháng 08 đến tháng 10

79 lượt xem

Nhà thờ gỗ Kon Tum

Trên bản đồ du lịch các tỉnh Tây Nguyên có một địa chỉ hầu như ít du khách nào bỏ qua, đó là nhà thờ chánh tòa Kon Tum (số 13 đường Nguyễn Huệ, thành phố Kon Tum), ngôi nhà thờ cổ hơn 100 tuổi làm bằng gỗ tuyệt đẹp, xứng đáng được xếp vào hàng kiệt tác các công trình kiến trúc Công giáo bằng gỗ ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Từ giữa thế kỉ 19, theo bước chân của các nhà truyền giáo phương Tây, đạo Công giáo bắt đầu có mặt ở Tây Nguyên, trong đó có Kon Tum. Thuở sơ khai, các cơ sở thờ tự ở xứ này đa phần đều có quy mô nhỏ, được làm bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá... Mãi về sau, khi giáo dân đông lên người ta mới tính tới chuyện xây cất những ngôi nhà thờ lớn, trong đó có nhà thờ gỗ Kon Tum. Theo các nguồn sử liệu, nhà thờ gỗ Kon Tum được linh mục Joseph Décrouille, phụ trách xứ đạo Kon Tum, chủ trì khởi công vào trung tuần tháng 3 năm 1913 và hoàn hành vào đầu năm 1918. Quá trình xây dựng nhà thờ trải qua nhiều gian nan vất vả, thậm chí có lúc bị đình trệ do đúng vào thời điểm Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất nổ ra. Trước đó người ta cũng đã phải mất tới 3 năm để chuẩn bị, bắt đầu bằng việc thuê thợ giỏi vào rừng đốn gỗ rồi dùng voi kéo về, sau lại cho người về xuôi đến các vùng như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... tìm thợ giỏi lên để xây dựng. Sở dĩ gọi là nhà thờ gỗ vì nguyên liệu chủ yếu để dựng lên ngôi nhà thờ này là gỗ cà chít (sến đỏ), một loại gỗ quý có nhiều ở vùng rừng núi Tây Nguyên. Toàn bộ các kết cấu từ cột, kèo, cho đến sàn nhà đều làm bằng gỗ và được kết dính với nhau bằng mộng mà không hề sử dụng đinh. Trần, tường và vách được trát bằng loại vật liệu đất trộn rơm theo kiểu nhà truyền thống của người miền Trung Việt Nam, tuyệt đối không hề có chút bê tông cốt thép hay vôi vữa nào. Giải thích về việc này, trong bản tường trình gửi Hội Thừa sai Paris năm 1913, tức ngay lúc mới khởi công xây dựng nhà thờ, Giám mục Đại diện Tông tòa xứ Đông Đàng Trong Grangeon đã viết như sau: “Không thể dùng đá cũng như gạch để xây dựng, chỉ có dùng gỗ mới xây dựng được với chất lượng cao và kiến trúc sư cho biết ngôi nhà thờ trên xứ Ba Na này có dáng dấp ngôi thánh đường chánh tòa”. Về mặt tổng quan, nhà thờ được thiết kế theo lối kiến trúc Roman kết hợp với kiểu nhà sàn của người Ba Na bản địa. Đây được coi là đỉnh cao của sự kết hợp giữa văn hóa Tây phương và bản sắc dân tộc của vùng Tây Nguyên. Nhìn bên ngoài, công trình là một khối nhà cao lớn uy nghiêm nổi bật với gam màu sẫm đen vì thời gian của gỗ và ngói. Mặt tiền nhà thờ có một tháp chuông 4 tầng cao 24m nằm chính giữa tạo sự hài hòa, cân đối cho toàn bộ công trình. Hành lang hai cánh rộng và dài, các mái nhô cao và dốc như kiểu mái nhà rông của người Ba Na được đỡ chắc chắn bằng hàng cột gỗ tròn. Bên trong thánh đường dường như là một thế giới khác hẳn với kết cấu mái vòm dài, cao vút, thoáng đạt và ngập tràn ánh sáng khiến cho người xem thực sự choáng ngợp trước vẻ đẹp hoành tráng và lộng lẫy của nó. Những hàng cột cao 12m đặt vững chắc trên chân đế bằng đá vươn lên nâng đỡ toàn bộ mái vòm chính giữa và trần hành lang hai cánh không chỉ tạo sự bề thế cho công trình mà còn gợi cảm giác rộng mở không gian về các phía. Đặc biệt, hệ thống kèo gỗ hình vòm và các hàng cột nhỏ bên trên được kết nối tinh vi, liền mạch một cách duyên dáng và mềm mại khiến cho phần thượng tầng của gian thánh đường càng trở nên nguy nga, lộng lẫy. Hai bên cánh, qua lớp ánh sáng tự nhiên, các ô cửa kính màu thiết kế theo lối vitraux với hình vẽ về những điển tích trong kinh thánh hiện lên lung linh rực rỡ. Có thể nói, mọi chi tiết thiết kế, chạm trổ, trang trí, phối màu... của ngôi nhà thờ đều vô cùng tinh xảo, chứng tỏ trình độ tay nghề bậc thầy của các nghệ nhân xưa. Có một chi tiết vô cùng thú vị cho thấy các nghệ nhân thời ấy đã cực kì khéo léo và tinh tế khi đưa một bức tranh kính màu hình tròn rất lớn vào đặt ở vị trí trung tâm của ngôi thánh đường, ngay trên cửa chính, đối diện với cung thánh để vừa lấy sáng vừa trang trí như một biểu tượng của vầng mặt trời chiếu thẳng vào trong. Nếu đứng ở bên ngoài thì khó hình dung ra người xưa đã vẽ gì trên bức tranh kính ấy. Nhưng vào bên trong, qua sự phản chiếu của ánh sáng, bức tranh hiện lên rực rỡ và tuyệt đẹp với hình ảnh về cuộc sống đầy sinh động của người Tây Nguyên xưa với cảnh buôn làng, nhà rông, voi kéo gỗ, sông suối, đại ngàn hùng vĩ... Nói về vẻ đẹp của ngôi thánh đường này, Đức Giám mục Jeanningros, người làm phép khánh thành nhà thờ gỗ Kon Tum, trong thư gửi Hội Thừa sai Paris năm 1918 có đoạn viết: “Đây là một tòa nhà rộng rãi và quý giá, được xây dựng bằng danh mộc (gỗ quý – PV)... thay thế cho nhà thờ bằng tranh nứa xưa đã bị hỏa hoạn cách 7 năm về trước bằng ngôi thánh đường đẹp này”.Trải qua hơn 100 năm mưa gió dãi dầu, nhà thờ gỗ Kon Tum vẫn vững bền với thời gian và dường như ngày càng đẹp hơn bởi vẻ cổ kính và lộng lẫy hiếm có của mình. Ngày nay, đến với phố núi Kon Tum, thăm nhà thờ gỗ Kon Tum, du khách không chỉ được biết thêm về lịch sử của nhà thờ chánh tòa Giáo phận Kon Tum, một trong 27 giáo phận Công giáo Roma tại Việt Nam, và là giáo phận lâu đời nhất vùng Tây Nguyên, mà còn được chiêm ngưỡng một trong những kiệt tác bằng gỗ về công trình kiến trúc Công giáo ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.

Kon Tum

Từ tháng 11 đến tháng 04

151 lượt xem

Chùa KhLeang

Sóc Trăng với đặc thù có sự cộng cư của nhiều dân tộc, đã tạo nên một nền văn hóa đa sắc. Đi du lịch Sóc Trăng, bạn sẽ bắt gặp nhiều ngôi chùa, đền cổ kính, nguy nga và tất cả đều mang đặc trưng riêng độc đáo, trong đó phải kể đến chùa KhLeang. Chùa KhLeang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có lịch sử gần 500 năm. Chùa KhLeang mang đậm dấu ấn kiến trúc Khmer rất tinh tế, sắc sảo, nhưng vẫn pha trộn phong cách Việt – Hoa trong bài trí. Chùa KhLeang tọa lạc ở đường Tôn Đức Thắng, khóm 5, phường 6, Thành phố Sóc Trăng trong một khuôn viên rộng lớn, rợp bóng những cây cổ thụ, nhiều nhất là cây thốt nốt, loài cây gắn liền với đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Đến đây du khách có thể tận hưởng không khí trong lành, tìm hiểu về thư tịch cổ Khmer, truyền thuyết về nguồn gốc Sóc Trăng và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo của chùa. Tên gọi của chùa KhLeang gắn liền với truyền thuyết địa danh Sóc Trăng, nếu dịch ra từ tiếng Khmer sẽ có nghĩa là “xứ có kho”, gợi về một vùng đất xưa trù phú. Theo các thư tịch, chùa được xây dựng từ năm 1533, lúc đầu chỉ là ngôi chùa lợp lá, sau nhiều lần trùng tu được xây cất bằng gạch ngói. Kiến trúc chùa hiện nay như ngôi chánh điện và Sala được xây dựng mới vào năm 1918. Chùa có kiến trúc gần giống như các chùa Phật giáo Nam Tông ở Thái Lan và Campuchia. Quần thể kiến trúc chùa Khleang bao gồm: ngôi chính điện, sa la, nhà tăng, hội trường,… được bố trí hài hòa trên nền đất cao. Điểm độc đáo không kém chính là các công trình này trong chùa Khleang đa số đều được xây dựng theo kiểu nhà sàn truyền thống của dân tộc Khmer Nam bộ xa xưa, mỗi công trình đều được điêu khắc, chạm trổ hoa văn, họa tiết tinh xảo mang đậm nét kiến trúc cổ của người Khmer. Tòa chính điện nằm ở trung tâm được chia làm ba bậc nền, mỗi bậc cao khoảng 1 mét có hàng rào bao xung quanh màu sắc rực rỡ. Vòng rào ngoài lớn rồi nhỏ dần vào trong, khoảng cách giữa các vòng rào rất rộng, nền chùa chiếm diện tích rất lớn. Bờ viền mái nóc có tượng rồng uốn lượn, đầu xòe hình rẽ quạt, đuôi cong. Bên trong chính điện có các cột bằng gỗ, rất to, đen mượt, được thếp bằng vàng các hình ảnh nói về cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp. Trên trần và chung quanh đều được trang trí bằng rất nhiều nét vẽ về hình ảnh của đức Phật, thể hiện được sự hòa hợp giữa kiến trúc và hội họa. Chính điện có bức tượng Phật cao 6,8 m, phần thân tượng cao 2,7 m được đúc vào năm 1916. Tượng được đặt ngồi trên tòa sen lộng lẫy với vầng hào quang bằng điện lúc ẩn, lúc hiện, tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát và huyền ảo. So với nhiều ngôi chùa Khmer khác trong tỉnh, chùa Khleang còn giữ lại những nét độc đáo của lối kiến trúc Khmer cổ, rất có giá trị về mặt nghệ thuật và tính thẩm mỹ. Không những vậy, ngoài đặc điểm chủ đạo theo kiến trúc hoa văn Khmer, trong chánh điện còn đan xen một số hình ảnh, hoa văn họa tiết trang trí của người Kinh ở bức cửa võng và của người Hoa trên các thân cột trụ, hình cá chép, rồng và các chữ Hán được vẽ trên các thân cột. Điều này phản ánh sự giao thoa văn hóa trên lĩnh vực trang trí, nghệ thuật giữa 3 dân tộc vốn có quá trình cộng cư lâu dài trên vùng đất Sóc Trăng. Điều lý thú là tủ sách trưng bày trong chánh điện nếu nhìn kỹ chúng ta sẽ thấy các lá buông có chữ Khmer cổ trên đó. Đây là những nội dung kinh Phật được viết trên lá buông, được nhà chùa cẩn thận gìn giữ. Với đường nét kiến trúc cân xứng, hài hòa, gắn liền với những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đa dạng, chính điện chùa KhLeang thực sự là công trình có giá trị đặc biệt về mặt nghệ thuật. Với những giá trị to lớn về lịch sử và kiến trúc, ngày 27/4/1990, chùa Khleang được Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao (nay là Bộ VHTT&DL) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Đây là một địa điểm du lịch Sóc Trăng thú vị mà bạn không nên bỏ qua nếu có dịp ghé thăm vùng đất này. Ngoài chức năng phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, chùa Khleang còn là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt truyền thống của đồng bào dân tộc khmer thông qua các ngày lễ hội hàng năm, cùng các hoạt động văn hóa khác. Nhiều nghi lễ truyền thống được tổ chức long trọng tại chùa, trong đó có Chôl Chnăm Thmây (Lễ vào năm mới), Sene Đôl Ta (Lễ cúng ông bà), Oóc – Om – Bóc (Lễ cúng trăng),…

Sóc Trăng

Từ tháng 11 đến tháng 04

90 lượt xem

Chùa Peam Buôl Thmây

Chùa Peam Buôl Thmây là một trong những điểm đến bạn không thể bỏ lỡ khi có dịp du lịch Sóc Trăng. Ngôi chùa này được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo, cực kỳ đồ sộ và dát nhũ vàng rực rỡ, không khác gì một tòa cung điện nguy nga. Chùa Peam Buôl Thmây hiện nay đang là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của tỉnh Sóc Trăng. So với các công trình tâm linh khác của người Khmer thì chùa được xây khá muộn, khởi công vào năm 1964. Vì thế nên trong tên chùa mới có một chữ Thmay có nghĩa là mới. Ngoài tên Peam Buôl Thmây trong tiếng Khmer thì ngôi chùa này còn có nhiều tên khác như: Chùa Ngã Tư vì nằm cạnh ngã tư đường tỉnh lộ Sung Đinh. Chùa Cột Đèn vì bên cạnh chùa có nhiều cột viễn thông phục vụ ngành bưu chính. Chùa Sung Đinh vì nằm trên mảnh đất án ngữ trước đây là làng Sung Đinh (nay đã xác nhập vào thành phố Sóc Trăng). Còn cái tên chính thức Chùa Peam Buôl Thmây thì trong tiếng Khmer có nghĩa là ngã tư mới. Vì Chùa Peam Buôl Thmây là của người Khmer nên chắc chắn sẽ mang đậm nét văn hóa kiến trúc đặc trưng của tộc người này. Năm 2016, phần Sala tại đây được thi công sửa chữa để có một diện mạo hoàn thiện hơn. Đến năm 2018 thì chính thức hoàn thành với phong cách đền chùa đặc trưng của Thái Lan. Sự mới mẻ này đã bắt nguồn cho việc nhiều bạn trẻ đổ về đây để tham quan và chụp ảnh. Ngoài Sala, các phần còn lại của khuôn viên chùa như chánh điện, tăng xá của sư sãi vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu với vách tường gạch, mái tôn đơn giản. Chánh điện khá mộc mạc, nếu so với những chùa ở Sóc Trăng khác thì Peam Buol Thmay có phần đơn sơ hơn. Bên cạnh đó, vì nằm ngã tư đường lớn nên diện tích chùa cũng có nhiều hạn chế, khuôn viên xung quanh không quá rộng và trồng ít cây cối. Tất cả điểm nhấn của Chùa Peam Buôl Thmây chính là ở kiến trúc của Sala. Thiết kế sử dụng tông màu trắng làm chủ đạo, các đường nét và họa tiết trang trí dùng sơn nhũ vàng. Sala gồm 2 tầng, trên đỉnh là tháp lớn, tạo nên ấn tượng về sự uy nghi, tráng lệ và linh thiêng. Nếu đã từng đến đất nước Chùa vàng Thái Lan thì bạn sẽ nhận ra lối kiến trúc này cực kỳ quen thuộc. Khi đến với Chùa Peam Buôl Thmây, bạn không chỉ cảm nhận được sự thiêng liêng, trang trọng mà còn có vô số góc “sống ảo” ấn tượng để mang về những khung hình triệu like. So với lối kiến trúc truyền thống Phật giáo Khmer thì phong cách đền chùa Thái Lan có phần mềm mại, nhẹ nhàng, thanh thoát hơn. Màu sắc trang trí cũng khá đơn giản nhưng rất nổi bật và cực kỳ rực rỡ. Vì thế, trong quá trình tu sửa Sala, Chùa Peam Buôl Thmây đã chú ý đến từng chi tiết, đường nét để tạo nên một không gian giao thoa hài hòa giữa hai phong cách chùa chiền này. Nếu chú ý quan sát, bạn sẽ thấy họa tiết những con rồng được chạm khắc chạy dọc hành lang và trên mái nhà, chúng uốn lượn, sống động và mềm mại. Bên trong Sala cũng trang trí khá đơn giản, phần bàn thờ với tượng Phật Thích Ca cũng được tạc theo phong cách Phật giáo Thái Lan. Toàn bộ tường trong Sala sơn màu trắng, điểm xuyết là những họa tiết kỷ hà hình thoi, sơn lớp nhũ vàng lung linh. Có thể nói, đến với Sala của Chùa Peam Buôl Thmây thì góc nào bạn cũng chụp được ảnh đẹp. Không khí tại đây không mang lại cảm giác nặng nề của sự linh thiêng mà thiên về sang trọng, rực rỡ. Thế nên, bạn có thể tha hồ sáng tạo với những góc máy ấn tượng, chọn trang phục nổi bật một chút thì chỉ cần bấm máy là đảm bảo ảnh xinh. Đặc biệt, khoảnh khắc chiều tà và hoàng hôn ở đây cực đẹp do ánh nắng vàng hồng phản chiếu lên những họa tiết nhũ vàng tạo nên khung cảnh như bước ra từ tranh vẽ. Do đó, bạn có thể cân nhắc đến đây vào buổi chiều muộn để có nhiều bức hình ấn tượng hơn nhé. Ngoài ra, người Khmer còn có rất nhiều lễ hội truyền thống khác thường được tổ chức tại chùa Peam Buôl Thmây. Vì vậy khi đến đây, bạn sẽ có cơ hội hiểu hơn về những nét độc đáo trong văn hóa của cộng đồng dân tộc này.

Sóc Trăng

Từ tháng 11 đến tháng 04

91 lượt xem

Đỉnh Phia Pò

Đỉnh Phia Pò Lạng Sơn đang trở thành điểm đến đầy mới mẻ của giới trẻ. Nếu đã quá chán với sự ngột ngạt của thành phố, hãy thử xách ba lô lên và đi tới vùng đất này để cảm nhận vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên đất trời. Không nổi tiếng như Bình Liêu của Quảng Ninh hay Fansipan của Sa Pa, đỉnh Phia Pò Lạng Sơn vẫn đủ sức hấp dẫn những ai yêu thích khám phá điều mới lạ. Nơi đây ẩn chứa rất nhiều điều hay ho đang chờ bạn khám phá đấy. Phia Pò nằm trong quần thể 80 ngọn núi dãy Mẫu Sơn, có độ cao 1.541m so với mực nước biển. Trong khi đỉnh Mẫu Sơn được gọi là núi Mẹ thì Phia Pò được người dân địa phương gọi là núi Cha bởi trong tiếng Tày, Phia mang nghĩa là núi, Pò là cha. Để tìm kiếm Phia Pò, bạn có thể theo địa chỉ xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Đỉnh Phia Pò Lạng Sơn cách trung tâm TP. Lạng Sơn gần 30km, là điểm trekking còn khá mới ở Lạng Sơn, rất thích hợp với những ai yêu thích di chuyển và tìm hiểu những điều mới mẻ. Phia Pò cách Thành Phố Hà Nội hơn 180km, thời gian di chuyển khoảng 4 tiếng đồng hồ. Du khách đi theo đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn sau đó vào Quốc lộ 1A, đi qua địa phận Thành Phố Lạng Sơn rồi rẽ phải vào Quốc lộ 4B, đi tiếp tầm gần 30 cây số nữa là tới chân núi Phia Pò. Lạng Sơn có đỉnh Mẫu Sơn nổi tiếng, được nhiều du khách biết tới. Ngoài ra, nơi này còn có đỉnh Phia Pò cũng hùng vỹ không kém, đến giờ vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ, chưa được nhiều người biết đến. Phia Pò được gọi với nhiều cái tên mỹ miều như “đỉnh Everest xứ Lạng” hay “nóc nhà Lạng Sơn”, chỉ nghe đến đây thôi cũng đủ kích thích các nhà đam mê leo núi rồi. Với độ cao hơn 1.500m, khách du lịch Lạng Sơn nên dành 2 ngày 1 đêm để chinh phục được đỉnh Phia Pò và dưỡng sức. Theo kinh nghiệm trekking Phia Pò, bạn nên chọn những ngày thời tiết đẹp, nắng ráo, không mưa để leo núi. Thời gian xuất phát lý tưởng là buổi sáng, khoảng 7-8 giờ. Hành trình trekking Phia Pò gồm 2 chặng. Chặng đầu tiên leo núi tầm 3,5km, từ chân núi tới điểm dừng chân, cắm trại, ngủ qua đêm. Chặng tiếp theo di chuyển tới đỉnh cao nhất. Tổng quãng đường cho 2 ngày trekking vào khoảng 14 km.Du khách leo Phia Pò cũng được trải nghiệm nhiều địa hình khác nhau. Đầu tiên là rừng già và suối cạn. Lối đi nhỏ hẹp, nhiều rễ cây và tảng đá lớn. Càng lên cao, cảnh quan càng đẹp. Cả một thảo nguyên rộng lớn ngút ngàn đang chào đón các nhà leo núi. Có thể nói, khung cảnh đẹp bình yên chẳng khác nào Thụy Sĩ. Điều đặc biệt là mỗi thời điểm, cánh đồng cỏ này lại thay đổi sắc màu. Nếu mùa hè, nơi đây khoác lên một màu áo xanh biếc, tràn đầy sức sống thì thu sang lại hóa cỏ cháy đầy ma mị như trong phim. Còn vào những ngày đông lạnh giá nhất, lớp cỏ úa tàn có thêm mây mù bao phủ, trông càng huyền bí. Xuân đến, hoa chuông đua nở, tô điểm thêm cho thiên nhiên nơi này. Chỉ cần nói đến đây thôi, bạn đã có thể trông chờ vào cảnh quan tuyệt đẹp trên đỉnh Phia Pò Lạng Sơn. Xung quanh thảo nguyên là núi non cao vút chạy trải dài bất tận. Một cảnh tượng đẹp khó từ nào diễn tả được. Nhìn chung, đỉnh Phia Pò Lạng Sơn có sườn cỏ đẹp, bạn sẽ được đi qua rừng lá phong, rừng nguyên sinh, rồi rừng cỏ lau, rừng trúc và cả rừng đỗ quyên trước khi lên đến đỉnh núi. Sống lưng khủng long Phia Pò dài khoảng 500m, rộng 2m, nhô lên ở giữa, hai bên là vực sâu hút mắt. Trên dọc sống lưng này còn có những tảng đá to nằm ngang y hệt những đốt xương sống của khủng long vậy. Không chỉ là điểm sống ảo mà đây cũng là một điểm để du khách săn đại dương mây bồng bềnh ở Lạng Sơn. Không dài và mộng mơ như sống lưng khủng long Bình Liêu (Quảng Ninh) nhưng sống lưng khủng long Phia Pò cũng đủ khiến bạn cảm nhận vẻ đẹp rộng lớn, kỳ vỹ của mẹ tạo hóa. Đứng trước núi non trập trùng, con người trở nên thật bé nhỏ. Trước mắt bạn chỉ còn là thiên nhiên, là đất trời, là mây trắng xóa, là rừng cây xanh thẳm... Qua được cánh rừng, mọi vật như bừng sáng. Đó chính là đỉnh Phia Pò Lạng Sơn đang ở trước mắt bạn. Điểm cao nhất của đỉnh núi được đánh dấu bằng một cột mốc do những nhà leo núi đi trước dựng lên. Lúc này, cảm xúc như vỡ òa. Cảnh vật bao la hiện ra, khung cảnh thoáng đãng, mênh mông như đánh bay mọi mệt mỏi của chặng đường gian nan trước đó. Đừng quên rút điện thoại hay máy ảnh để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ này nhé. Đỉnh Phia Pò thu hút du khách nhất là vào dịp mùa đông và mùa xuân vì lúc này thời tiết ổn định và không nắng nóng. Tuy nhiên, tùy thời gian sắp xếp của mình mà bạn có thể trekking đỉnh Phia Pò bất kể lúc nào. Có thể nói Phia Pò là một trong những ngọn núi có cảnh quan đa dạng, rất đẹp và tương đối dễ đi, phù hợp cả với những người leo núi không chuyên nghiệp. Ngọn núi này thật sự xứng đáng để bạn khám phá ít nhất một lần, tuy nhiên tôi tin rằng đi một lần rồi bạn sẽ quay trở lại nơi này lần 2, lần 3 vào các mùa khác nhau trong năm.

Lạng Sơn

Từ tháng 10 đến tháng 03.

82 lượt xem

Núi Tô Thị.

Núi Tô Thị Lạng Sơn gắn liền với giai thoại người phụ nữ bồng con đứng chờ chồng, là biểu tượng của lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam. Khu du lịch núi Tô Thị Lạng Sơn là một điểm đến nổi tiếng của Lạng Sơn, thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn. Ngọn núi này nằm trong quần thể dãy núi đá vôi phía Tây Bắc của tỉnh,có hình dáng của nàng Tô Thị đứng chờ chồng. Ngày nay, ngọn núi này trở thành điểm đến ấn tượng trong hệ thống di tích của xứ Lạng, thu hút du khách mọi miền tổ quốc về tham quan, tìm hiểu. Năm 1962, khu di tích gồm núi Tô Thị, quần thể Khu danh thắng Nhị – Tam Thanh và thành nhà Mạc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp Quốc gia. Không chỉ là ngọn núi đẹp mà núi nàng Tô Thị còn gắn liền với câu chuyện một người đàn bà ôm con trông về phương trời xa chờ chồng. Về Lạng Sơn, du khách chỉ cần đi qua khỏi sông Kỳ Cùng là có thể nhìn thấy phiến đá thiên tạo mang bóng dáng nàng Tô Thị đứng hiên ngang giữa đất trời – một biểu tượng đẹp nhất nhì Lạng Sơn. Có dịp du lịch Lạng Sơn, bạn nhớ đến thăm núi Tô Thị. Ngọn núi này còn có tên gọi là núi Vọng Phu. Trên đỉnh núi là tảng đá tự nhiên có dáng hình của một người phụ nữ ôm con đứng nhìn về trời xa. Trong truyện cổ tích Việt, đây là nàng Tô Thị đang chờ chồng đi đánh trận phương Bắc. Chờ mãi vẫn không thấy chồng trở về nên nàng đã hóa thành đá. Về sau, người đời đã gọi tảng đá này là nàng Tô Thị. Và cũng từ đó núi Tô Thị Lạng Sơn cũng trở thành điểm đến đẹp thu hút du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Người ta về đây không chỉ để ngắm tảng đá thiên tạo mà còn thưởng ngoạn bức tranh xứ Lạng thật kỳ vĩ, nên thơ. Đến núi Vọng Phu, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng gần hơn biểu tượng về lòng thủy chung của người phụ nữ Việt. Dù năm tháng đi qua và thiên nhiên tác động khiến di tích hủy hoại nhưng chính quyền địa phương đã phục dựng lại gần như nguyên bản, gìn giữ trọn vẹn một hình ảnh nàng Tô Thị in hằn trong tâm khảm người Việt. Là một biểu tượng đẹp về lòng thủy chung, núi Tô Thị Lạng Sơn đã trở thành nguồn cảm hứng quý giá, cho ra đời nhiều bài thơ, nhiều bài hát hay. Trong đó, nổi tiếng nhất là trường ca Hòn Vọng Phu bất tử. Vì thế khi đến thăm điểm đến ở Lạng Sơn này, du khách sẽ có rất nhiều những cảm xúc đặc biệt, khác hẳn khi khám phá những ngọn núi khác tại Việt Nam. Ngày nay khi khám phá núi Tô Thị Lạng Sơn, bạn sẽ thấy dưới chân tượng nàng Tô Thị có đặt những bát hương, thể hiện lòng thành kính của người dân dành cho nàng. Nhiều du khách đến đây để cầu nguyện, cầu những điều tốt đẹp nhất đến với cuộc sống, tình duyên của mình. Khám phá ngọn núi xinh đẹp này còn là cơ hội để bạn chiêm ngưỡng cảnh đẹp thành phố Lạng Sơn từ trên cao. Đó là bức tranh của đồng lúa xanh mướt, của những nếp nhà bình yên, của núi rừng hùng vĩ. Tất cả tạo nên một khung cảnh thực sự thơ mộng, êm ả và trữ tình làm lưu luyến trái tim bao lữ khách. Đặc biệt, núi Tô Thị cũng nằm trong quần thể di tích Thành nhà Mạc. Do đó, bạn đừng bỏ qua cơ hội khám phá một thành lũy uy nghiêm, từng rất quy mô, bề thế trong lịch sử nhà Mạc của nước ta. Bức tường thành với những mảng đá phủ đầy rêu phong, với những bậc thang cũ kỹ tạo nên một background check in tuyệt đẹp cho du khách. Ngày nay, đường lên núi đã được xây dựng với những bậc thang khá dễ đi. Vì thế du khách không cần lo lắng về việc leo núi và ngắm cảnh. Dọc theo các bậc thang còn có lan can chắc chắn, vừa đảm bảo an toàn cho du khách, vừa giúp ảnh check in sống ảo của bạn thêm phần đẹp mắt. Mùa nào trong năm cũng thích hợp để bạn về Lạng Sơn và ngắm nàng Tô Thị. Nếu đến đây vào mùa đông, du khách còn có thể kết hợp đến Mẫu Sơn để ngắm tuyết, ngắm băng giá vô cùng đẹp. Ngoài ra, bạn còn được khám phá thêm nhiều điểm đến như vườn cẩm tú cầu, vườn quốc gia Phia Đén, núi Nà Lay, thác Đăng Mò,… Núi Tô Thị Lạng Sơn là một thắng cảnh, một di tích đẹp mà bạn nên một lần ghé thăm để có thể tận mắt nhìn ngắm bức tượng đá nàng Tô Thị chờ chồng. Để từ đó thêm tự hào về cảnh đẹp, về con người và những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mà người Việt gìn giữ qua bao thế hệ.

Lạng Sơn

Từ tháng 01 đến tháng 12

201 lượt xem

Đồi Chè Gia Nghĩa

Đến Đắk Nông, nếu như bạn muốn tìm một điểm du lịch vừa đẹp lại lên ảnh "ảo tung chảo"thì đừng bỏ qua đồi chè Gia Nghĩa, nơi đang được các tín đồ xê dịch tích cực check-in thời gian gần đây.Đồi chè Gia Nghĩa từ lâu đã được mệnh danh là “phim trường sống ảo” tự nhiên của Đắk Nông nhờ cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng. Sống ảo ở đồi chè Gia Nghĩa là trải nghiệm tuyệt vời đối với bất kỳ ai bởi bạn không chỉ được chìm đắm trong không gian non tơ xanh mướt của chốn đồng quê an yên mà còn có thể mang về những shoot hình sống ảo để đời với khung cảnh của một đồi chè đẹp huyền ảo dưới ánh hoàng hôn hay thơ mộng dưới làn sương sớm. Nếu như đã từng mê mẩn những đồi chè sống ảo nức tiếng như đồi chè Biển Hồ ở Gia Lai, đồi chè Cầu Đất Đà Lạt, đồi chè Ô Long ở Sapa hay đồi chè trái tim ở Mộc Châu thì chắc chắn khi đến đồi chè ở Gia Nghĩa bạn cũng sẽ phải lòng ngay bởi khung cảnh tuyệt đẹp của nơi này. Đồi chè Gia Nghĩa được biết đến là một trong những nơi trồng chè lớn bậc nhất ở Tây Nguyên với sản lượng hàng trăm tấn mỗi năm. Chính vì vậy, cây chè nơi đây là một trong những kế sinh nhai chính của bà con trong vùng. Đặc biệt thời gian gần đây khi vẻ đẹp của đồi chè được biết đến nhiều hơn, thì lượng du khách từ khắp nơi đổ về ngày càng nhiều, cũng tạo điều kiện để bà con địa phương quảng bá hình ảnh đồi chè quê hương đến mọi miền. Khung cảnh ở đồi chè Gia Nghĩa khiến du khách như được mở rộng tâm hồn, đón lấy những gì tinh khiết, đẹp đẽ nhất và phiêu du tới vùng đất trong mơ, nơi chỉ có những đồi chè nối đuổi trải dài đến tít tắp. Đồi chè Gia Nghĩa luôn mang trong mình một bầu không khí trong lành, dễ chịu, là “liều thuốc xoa dịu” những tâm hồn sau bao vất vả, gian nan. Địa điểm check-in sống ảo này còn có thể giúp bạn được nhìn ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của hoàng hôn, hay buổi chiều tà. Đặc biệt, du khách còn có thể học hỏi cách trồng chè, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của những cô gái Ê đê, H’Mông,… Thời tiết ở Đắk Nông rất ôn hòa với nhiệt độ trung bình năm là 24 độ C nên rất phù hợp để bạn thực hiện các hoạt động thăm quan, khám phá. Thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm đồi chè là mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau vì lúc này tiết trời mát mẻ, cảnh sắc tuyệt đẹp và đầy nắng. Tuy nhiên, ở các thời điểm khác bạn vẫn có thể check-in đồi chè miễn tình tình thời tiết không quá khắc nghiệt, đặc biệt mùa mưa mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng khung cảnh đồi chè nhìn rất đẹp. Có hai thời điểm trong ngày khung cảnh đồi chè đẹp nhất chính là sáng trước 9h và chiều sau 16h.Tận hưởng cảnh đẹp tuyệt vời, thoải mái sống ảo chính là những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi bạn check in đồi chè Gia Nghĩa, hãy đến để cảm nhận không khí thanh khiết của thiên nhiên được đắm say với cảnh sắc nên thơ và cũng để tìm thấy những khoảng trời bình yên giữa xứ cao nguyên tuyệt đẹp nhé.

Đắk Nông

Từ tháng 11 đến tháng 04

94 lượt xem

Đền Kỳ Cùng

Khi hành hương đến Lạng Sơn, một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua đó chính là đền Kỳ Cùng. Nơi đây là một trong những ngôi đền linh thiêng thờ Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh - vị quan thứ năm trong Tôn Quan thời Trần và nơi đây cũng thờ các vị Tứ Phủ. Đền Kỳ Cùng hiện tọa lạc tại phường Vĩnh Trại, nằm ở phía Bắc của dòng sông Kỳ Cùng. Đây được xem là một trong những vị trí linh thiêng thờ thần Giao Long - một vị thần giữ cho quanh năm mưa thuận, gió hoà. Trong đền có bến đá Kỳ Cùng được công nhận là một trong tám cảnh đẹp có tại Lạng sơn. Trước kia, người ta tương truyền rằng đây là nơi của thần Giao Long, giữ sông nước, làm mưa thuận gió hoà suốt năm. Theo lịch sử ghi chép, đền Kỳ Cùng có từ rất lâu nhưng không biết ai xây và năm thành lập của đền. Chỉ biết được đây là ngôi đền nhỏ dựng bằng đất để thờ thần cai quản vùng đất này, phù hộ cho dân chúng làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà. Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi chép về đền Kỳ Cùng như sau: “Ở bên tả sông Kỳ Cùng thuộc xã Vĩnh Trại, châu Thoát Lãng có con giao long thành thần đào hang ở đây, đền rất thiêng, nhiều lần được phong tặng”. Về sau, đền thờ thần Giao Long được thay bằng quan Đệ Ngũ Tuần Tranh, bởi trong tâm thức người dân xứ Lạng, sự tích đền Kỳ Cùng gắn với truyền thuyết rằng quan Đệ Ngũ Tuần Tranh là con của Bát Hải Động đình, giáng trần xuống ở thời nhà Trần, được vua cử lên trấn thủ Lạng Sơn chỉ huy đánh giặc. Vì thua trận, ông bị vu cáo về tội quyến rũ vợ người khác nên đã thả mình xuống sông Kỳ Cùng để tự vẫn, chứng minh sự trong sạch của mình. Thấu được nỗi oan của ông, thần linh đã hoá phép ông thành 2 thần là ông Cộc ngự tại đền để cai trị, điều phối sông nước. Nỗi oan của ông sau này cũng được Thần Công Tài - vị tướng thời Lê chứng minh trong sạch. Thần Công Tài là một nhân vật có công lao to lớn với nhân dân và cũng là một danh nhân văn hoá thời bấy giờ. Đây là một trong những di tích lịch sử vô cùng linh thiêng được rất nhiều du khách quan tâm khi đến với Lạng Sơn. Khi đến với đền du khách để được chiêm ngưỡng lối kiến trúc thời xưa cùng nhiều cổ vật lưu truyền lại từ hàng ngàn đời nay. Toạ lạc tại chính giữa trung tâm sầm uất của thành phố Lạng Sơn. Kiến trúc của đền được xây dựng theo kiểu hình chữ Đinh tương tự như những ngôi đền khác, gồm 3 cửa vòm và 2 trụ gạch vuông. Phía trên được trang trí bằng nhiều hoa văn đắp nổi, trên cùng là tam khí bao gồm đỉnh và hoa thờ ở 2 bên. Mặt ngoài của đền sẽ hướng ra dòng sông Kỳ Cùng. Phía trong đền gồm nhiều hoành phi, đại tự được xây dựng từ thời nhà Lê với rất nhiều cổ vật mang giá trị tâm linh như ngai, tán, chuông, lọng, đỉnh đồng, tượng cổ,... Ngoài tượng quan Tuần Tranh được thờ ở điện chính thì đền còn có thêm gian thờ Quan Âm, Thánh Mẫu. Ở sân đền còn sót lại bến đá, đây là một trong 8 cảnh đẹp được công nhận trong Trấn doanh bát cảnh ở Lạng Sơn. Theo nhiều sử sách ghi lại, ngày xưa các sứ giả đi qua Trung Quốc, khi qua bến đá này đều phải sửa soạn lễ vật dâng hương cầu cho chuyến đi được bình an, thành công. Ngoài ra, tại đền Kỳ Cùng còn thờ Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh. Đây cũng là một trong những vị thần được nhân dân thờ phụng tại đền. Tại đây, khi có tiệc, lễ Tứ Phủ dân làng thường thỉnh về ngự. Khi ngự lên đồng, ông sẽ mặc trang phục lam thêu rồng, mang hồ phù, làm lễ, khai quang. Sau đó, ông sẽ chứng sớ rồi múa thanh long đao. Tại các điện khác, khi mở phủ hoặc có lễ tiệc nào đó người ta đều đợi giá Quan Đệ Ngũ sau lúc thỉnh các quan lớn để chứng hết toàn bộ đàn mã rồi đem đi hoá vàng. Hàng năm, vào ngày 22 đến ngày 27 tháng Giêng, người dân tại đây sẽ tổ chức lễ hội đền Kỳ Cùng lớn nhất Lạng Sơn. Đồng thời, cũng mở ra khoảng không gian giao lưu văn hoá cổ truyền. Thông thường, đúng vào giờ Ngọ ngày 22 sẽ tiến hành phần lễ khởi đầu với lễ rước kiệu Tuần Tranh nhằm tạ ơn nghĩa báo đáp với Thân Công Tài tại đền Tả Phủ. Nghi lễ này bắt đầu từ sự tích Thần Công Tài đã hóa giải nỗi oan khuất cho Tuần Tranh như chúng tôi đã kể ở trên. Đến giờ Ngọ ngày 27 tháng Giêng, dân địa phương sẽ làm lễ tiễn biệt để rước kiệu Tuần Tranh về lại đền Kỳ Cùng. Vào những thời điểm như ngày rằm, mồng một hay lễ hội, đền Kỳ Cùng sẽ đón tiếp một lượng khách du lịch rất lớn đến tham quan và giao lưu văn hoá. Khi đến đây, khách du lịch thường mua lễ vật gọn gàng để dâng lên các vị thần mong được phù hộ bình yên, may mắn, thuận lợi và thành công trong công việc. Khách du lịch khi đến với đền Kỳ Cùng thường đặt bánh oản để làm lễ vật dâng lên đền Kỳ Cùng. Đây không chỉ là thứ bánh mang đậm nét văn hoá của người dân nơi đây mà còn thể hiện được ý nghĩa tâm linh khi được thiết kế với hình thù đặc trưng và ý nghĩa. Khi viếng thăm đền Kỳ Cùng, khách du lịch thường lựa chọn những địa điểm gần đền để thưởng thức những món ăn đặc trưng của người dân Lạng Sơn như : phở chua, bánh áp chao, nem nướng Hữu Lũng, khâu nhục... Đối với những ai yêu thích tìm về văn hóa, lịch sử và những điều bí ẩn thì đền Kỳ Cùng chắc chắn sẽ đem đến cho bạn chuyến đi như mong muốn. Địa điểm du lịch tâm linh này hàng năm đều thu hút đông đảo người ghé tới tham quan và chiêm bái. Trong hành trình khám phá vùng đất Lạng Sơn, bạn đừng quên ghé qua địa danh này.

Lạng Sơn

Từ tháng 01 đến tháng 12.

250 lượt xem

Công viên Đồng Xanh

Công viên Đồng Xanh trong mắt khách du lịch được xem như một Tây Nguyên thu nhỏ, một điểm đến tham quan. Công viên Đồng Xanh thuộc thôn 5, xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Nơi đây được xem là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng và khám phá bản sắc văn hóa vùng Bắc Tây Nguyên, do Công ty Cổ phần văn hóa - du lịch Gia Lai đầu tư xây dựng. Với diện tích khoảng 8 hecta, công viên Đồng Xanh nằm trải dài trên cánh đồng lúa nước An Phú và trong bản làng của người dân tộc Gia Rai, Ba Na... Chính vì vậy mà kiến trúc nhà sàn, nhà dài, nhà rông, nhà mồ, nhạc cụ T’rưng nước và những bức tượng được tạo nên đều mô phỏng, tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt và xản xuất của đồng bào các dân tộc. Chùa Một Cột được xây dựng ở công viên Đồng Xanh theo nguyên mẫu của “Tây Thiên Nhất Trụ” tại Hà Nội cả về tỷ lệ lẫn kiến trúc. Do đó, khi tới đây tham quan, hình ảnh này sẽ giúp người lữ hành gợi nhớ về một trong những công trình kiến trúc tâm linh thiêng và đáng tự hào của người Việt. Điểm xuyết xung quanh là tượng Phật Quan Âm cứu khổ cứu nạn, lầu Thần tài, cổng Tam quan và hai con voi bằng đá tượng trưng cho nghệ thuật săn bắt, thuần dưỡng voi rừng của cư dân bản địa Tây nguyên cùng bốn bên là các loại cây quý được bố trí hài hòa, đẹp mắt. Tại đây, còn có công viên nước với hồ tạo sóng đầu tiên ở Tây nguyên, khu vườn thú mini với nhiều chim muông, thú qúy như Đà điểu, Nai, Beo, Gấu, cá Sấu… cùng hệ thống nhà nghỉ với những bungalow phục vụ khách có nhu cầu nghỉ dưỡng… Bên cạnh những thiết kế mang đậm bản sắc văn hóa khi du lịch Tây Nguyên, điểm dừng chân này cũng được đầu tư xây dựng các công trình văn hóa tâm linh hướng về cội nguồn, hướng về đất Tổ để tưởng nhớ công ơn các vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Cụ thể, du khách sẽ cảm thấy an yên và tự tại khi thành kính bái lạy trước đền thờ Quốc tổ Hùng Vương. Ngôi đền này có quy mô lớn nhất miền Trung và Tây nguyên, được xây dựng với lối kiến trúc truyền thống gồm mái nhà rông cách điệu cao 18m. Trong điện là tượng Quốc tổ Hùng Vương uy nghiêm, được tạc bằng gỗ cao 6m, nặng gần 3 tấn sơn son thiếp vàng. Và phía trước điện là tượng 18 vị Vua Hùng uy nghi, tạo nên một không gian hoành tráng nhưng cũng thật trang nghiêm. Tại công viên Đồng Xanh có sự xuất hiện của thân gỗ hóa thạc đã thu hút không ít sự chú ý từ khách du lịch. Được biết, gỗ hóa thạch này lớn tuổi nhất Việt Nam với niên đại hàng trăm triệu năm với đường kính hơn 1m và dài hàng chục mét. Thân gỗ hóa thạch lớn như chiếc linga đặt bên cạnh mái nhà rông, biểu tượng văn hóa Tây Nguyên. Thân gỗ này được tìm thấy ở miệng núi lửa xã Chư A Thai, huyện Ajun Pa, tỉnh Gia Lai. Theo như được người trước kể lại, những cánh rừng cổ thụ ở Gia Lai qua hàng triệu năm bị chôn vùi dưới dòng nham thạch núi lửa tạo nên loại gỗ hóa thạch tuyệt đẹp. Và các nhà khoa học cũng đã chứng minh, khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Gia Lai vốn tồn tại hàng chục ngọn núi lửa. Cùng với quá trình biến đổi địa chất hàng triệu năm, gỗ hóa thạch được tạo nên từ sự phân hủy của các chất hữu cơ trong thân gỗ diễn ra suốt một thời gian dài đó. Người Tây Nguyên cho rằng, gỗ hóa thạch là một loại hình trang sức rất tuyệt vời, có kết cấu như thạch anh nên rất cứng, có thể sử dụng làm đồ mỹ nghệ. Với những khúc to, gỗ hóa thạch có thể cưa ra làm bàn, ghế vì nó không bị mưa gió hay thời tiết làm mục nát, hư hỏng. Không những thế, gỗ hóa thạch còn mang đến may mắn, bình an, sức khỏe và trường thọ cho người sở hữu. Những biểu tượng đặc trưng cho nền văn hóa bản là hình ảnh những ngôi nhà rông, nhà dài, nhà sàn, nhà mồ, tượng nhà mồ, nhạc cụ T’rưng nước, đài cảnh Tây nguyên. Đặc biệt là tượng Vua Nước (Pờ Tau La) và Vua Lửa (Pờ Tau Pui) - hai biểu tượng quan trọng trong tín ngưỡng tự nhiên của các dân tộc Tây nguyên. Cùng với đó là tượng chàng Djông đi tìm nữ thần Mặt Trời. Tất cả đã tạo nên một sắc thái sinh động nhưng vô cùng chân thực về cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất của đồng bào dân tộc. Thêm vào đó, hình ảnh chiếc chiêng đồng lớn nhất Việt Nam với đường kính 2,5m, nặng 700kg chắc chắn sẽ khiến khách du lịch thích thú. Đây là tác phẩm thực hiện bởi các nghệ nhân làng đúc đồng Phước Kiều, như mở ra một không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đi tiếp vào bên trong, quan sát một cách tổng thể, du khách sẽ bắt gặp một hệ thống nhà nghỉ bungalow được xây dựng bên hồ cá, vườn hoa cùng một công viên nước và hồ tạo sóng, hồ sen với những hòn non bộ cùng khu vườn nhiều muôn thú: đà điểu, nai, beo, gấu, cá sấu... Hòa cùng bầu không khí trong lành, thoáng đãng ở công viên Đồng Xanh khi du lịch Tây Nguyên, bạn còn có thể khám phá và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn như: du thuyền, đạp vịt, câu cá... Hoặc du khách cũng có thể cùng gia đình, bạn bè của mình ghé vào khu dịch vụ ẩm thực - nhà hàng đặc sản truyền thống dân tộc để thưởng thức các món ăn nổi tiếng nơi đây như: cơm lam, rượu cần, rượu ghè, thịt rừng nướng...

Gia Lai

Từ tháng 11 đến tháng 04

93 lượt xem

Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê

Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của miền đồi núi huyện Đak Đoa, Gia Lai. Nơi đây mang trên mình sự hùng vĩ, hoang sơ của những thửa ruộng mênh mông, bạt ngàn. Vì thế trong hành trình du lịch Gia Lai, bạn đừng bỏ lỡ điểm đến hấp dẫn này nhé. Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê thuộc địa phần xã Trang, huyện Đak Đoa, Gia Lai. Toàn bộ cánh đồng có diện tích khoảng 50 hecta là nơi canh tác lúa nước của người dân làng Kol và làng Ghè. Mỗi năm, người dân sẽ canh tác hai vụ lúa, ngoài ra còn trồng xen kẽ vụ ngô. Theo lời kể của người dân xã Trang thì Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê hình thành từ khoảng 45 năm trước. Sau giải phóng, bộ đội và cán bộ đã về đây hướng dẫn dân làng cách canh tác lúa nước để có đủ nguồn lương thực phục vụ cuộc sống. Thế nhưng vì khu vực này chỉ toàn địa hình đồi núi khó giữ nước, đất dễ xói mòn, bạc màu nên bà con đã đắp bờ làm thành ruộng bậc thang để dễ dàng canh tác. Đến hiện nay, Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê gồm hàng trăm thửa ruộng với các kích thước khác nhau, nằm dọc theo hai triền núi thoai thoải, tạo nên vẻ đẹp nức lòng người, đặc biệt là vào mùa lúa chín. Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê sở hữu vẻ đẹp rất bình dị và mộc mạc. Nơi đây không hùng vỹ như ruộng bậc thang Sapa hay Mù Cang Chải do địa hình thoai thoải, độ cao chỉ khoảng 500m so với mực nước biển. Các thửa ruộng tại đây cũng chia thửa khá nhỏ, nhiều hình thù khác nhau chứ không chạy dài như ở khu vực Tây Bắc. Thời điểm đẹp nhất của Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê là vào mùa lúa chín. Lúc này những thửa ruộng sẽ nhuộm lên một màu vàng trù phú và rực rỡ, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Đặc biệt, người dân Gia Lai canh tác hai vụ mỗi năm theo đặc trưng thời tiết nên khi lúa chín sẽ chín rộ đồng loạt, tạo nên một vẻ đẹp rực rỡ và trải dài hơn 50 hecta vô cùng đẹp mắt. Người dân tại đây rất nhiệt tình và thân thiện với các đoàn khách ghé đến tham quan, du lịch. Bạn có thể thoải mái leo dọc theo những con đường mòn nhỏ, xem người dân gặt lúa, trò chuyện cùng họ để hiểu hơn về đời sống của đồng bào nơi đây. Tuy nhiên vì địa hình của của Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê chỉ dốc nhẹ nên khi lên hình sẽ không được đẹp mắt. Vì vậy, nếu muốn chụp những hình ảnh ấn tượng thì bạn phải leo lên đỉnh núi hoặc chụp bằng flycam mới thấy được sự rộng lớn và hùng vỹ. Nằm ở cuối Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê sẽ là dòng thác Đôi hoang sơ, tuyệt đẹp. Thác gồm hai dòng chảy song song nhau, men theo vách núi đổ xuống phía dưới. Nguồn nước của thác Đôi được hình thành từ suối Đak Ơi và A Dit. Suối chảy xuyên qua Ruộng bậc thang Đak Tơ Pê, đến vách núi thì tạo thành hai ngọn thác song song, cách nhau 20m. Nước từ thác đổ xuống vắt vẻo giữa vực sâu khoảng 150m, tạo thành khung cảnh mềm mại như mái tóc thiếu nữ mượt mà rũ xuống. Tuy không hùng vĩ như Thác Kty hay thác Kleng nhưng thác Đôi vẫn mang trên mình vẻ đẹp rất riêng biệt. Tuy nhiên, lượng nước của thác Đôi không quá dồi dào. Vào giai đoạn mùa khô thì suối Đak Ơi và A Dit sẽ cạn dòng khiến Thác Đôi thiếu nước. Hiện nay, chỉ còn ngọn thác bên tay trái từ suối Đak Ơi là vẫn còn chảy đều, còn ngọn thác bên tay phải đã gần như khô cạn, chỉ còn dấu vết dòng chảy vẫn in hằn trên vách núi.

Gia Lai

Từ tháng 11 đến tháng 04

105 lượt xem

Suối đá cổ làng Vân

Gia Lai vốn đã rất nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch hoang sơ và tự nhiên bậc nhất của nước ta. Bên cạnh những điểm tham quan nổi tiếng như Vườn quốc gia Kon Ka Kinh thì Suối đá cổ làng Vân là một ví dụ điển hình cho những vẻ đẹp mới được phát hiện tại vùng đất này.Suối đá làng Vân là một ghềnh đá hàng triệu năm tuổi cùng dòng nước chảy róc rách tách những trụ đá thành hai bờ, thuộc thị trấn Ialy, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai và cách thành phố Pleiku khoảng 45km. Khác với Thác Bàu Cạn, những trụ đá ở suối đá này hình lục lăng xếp chồng lên nhau. Chúng trải dài suốt khoảng 1km hai bên dòng suối chảy rì rào, tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên độc đáo có một không hai.Suối đá cổ làng Vân cảnh sắc đơn sơ, mộc mạc, bao quanh là rừng núi mênh mông, bên cạnh lối mòn là con suối chảy róc rách. Còn gì tuyệt vời hơn khi được thư giãn tại đây với những người thân thiết, hoặc đơn giản là tìm một chút yên bình giữa những bộn bề cuộc sống. Mùi của cây cỏ, cảm giác trong lành của dòng suối bảo đảm sẽ đưa bạn rời xa nơi thành phố ồn ào, náo nhiệt để về với thiên nhiên yên ả. Những trụ đá hình lục lăng cứ xếp chồng và san sát nhau tạo thành một hình tổ ong độc đáo không thể rời mắt. Ở giữa hai bờ lại có dòng suối róc rách chảy len qua khe đá mang một cảm giác bình yên và thư giãn. Mọi giác quan của bạn như đang được vẻ đẹp độc nhất của Suối đá cổ làng Vân dỗ dành, được thư giãn trong vòng tay của thiên nhiên. Bên cạnh những địa điểm tham quan đậm chất Tây Nguyên như Làng văn hóa du lịch Plei Ốp thì Suối đá cổ làng Vân với vẻ đẹp độc đáo, mới lạ sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những shoot hình của bạn. Những gam màu tươi sáng, cảnh vật tưởng chừng đơn sơ, mộc mạc nhưng lại cực kỳ hút mắt sẽ là những yếu tố giúp những bức ảnh của bạn trở nên khác biệt. Còn gì bằng có thể lưu lại những kỉ niệm với gia đình, bạn bè, người thương của mình ở những địa điểm thú vị đúng không nào? Suối đá cổ làng Vân không chỉ là nguồn cung cấp nước cho người dân ở làng Vân mà còn là nơi tắm mát, vui chơi của trẻ em nơi đây mỗi mùa lễ hội. Suối đá cổ đã gắn liền với đời sống con người nơi đây từ thế hệ này qua thế hệ khác. Có người còn cho rằng tiếng suối chảy qua các ghềnh đá là tiếng của Yàng, tức thần linh. Vì chỉ có thần linh mới tạo ra được những trụ đá lạ mắt như thế. Càng ngày, Suối đá cổ làng Vân được mọi người biết đến nhiều hơn, người dân nơi đây lại càng yêu và tự hào vì cảnh đẹp quê hương mình hơn.

Gia Lai

Từ tháng 11 đến tháng 04

204 lượt xem