Điểm du lịch

Cánh đồng quạt gió Bạc Liêu

Nhắc đến những cánh đồng điện gió ở Việt Nam đương nhiên không thể nào thiếu được cánh đồng vô cùng thơ mộng ở Bạc Liêu. Trước đây gần như ai ai cũng biết đến Bạc Liêu chủ yếu bởi các giai thoại xoay quanh nhà Công tử Bạc Liêu hay nhạc sỹ Cao Văn Lầu, ngày nay đến với mảnh đất phương Nam này du khách còn có thêm trải nghiệm mới tại cánh đồng điện gió Bạc Liêu. Từ thành phố Bạc Liêu, đi qua khu vườn nhãn cổ, chùa Xiêm Cán là đến. Khu điện gió Bạc Liêu còn được gọi là cánh đồng điện gió hay cánh đồng quạt gió, nằm tại vùng ven biển xã Vĩnh Trạch Đông, Thành phố Bạc Liêu, cách trung tâm TP hơn 10km. Đường đến vào cánh đồng điện gió được rải nhựa nên không quá khó khăn trong quá trình di chuyển, ngoài ra đây cũng là cơ hội khám phá cảnh quan xung quanh khu vực cánh đồng điện gió với rừng đước ngập mặn hoang sơ và các lồng nuôi cá kèo của người dân ở ven biển. Khu điện gió Bạc Liêu là dự án điện gió đầu tiên ở Việt Nam, được xây dựng từ năm 2010 với vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Hiện nay đã có 62 cột tháp và turbin đều đặt trên biển, mỗi turbin cao khoảng 80m, cánh quạt dài 42m,… Với những gì đang diễn ra tại đây, Nhà máy Điện gió Bạc Liêu quả thật đáng để coi như một điển hình phát triển năng lượng sạch và bền vững không chỉ ở Bạc Liêu mà còn cả một vùng rộng lớn vùng ven biển miền Tây đầy nắng và gió. Ai đến đây cũng sẽ thích thú với việc bố trí các trụ turbin gió như những hiệp sĩ khổng lồ và trầm mặc giữa cách đồng bao la mà đứng đâu cũng có thể chụp được những tấm hình đẹp và ấn tượng. Việc bố trí các trụ turbin kết hợp với tuyến đường nổi trên mặt đất bằng bê tông, đi từ khu vực này đến khu vực kia một cách dễ dàng, nhìn từ xa phong cảnh đẹp tựa trời Âu. Du khách đến đây tha hồ checkin sống ảo đến từng góc một. Phong cảnh đi bộ từ xa, gió bay bay chiếc khăn choàng hay cây dù che nắng đầy mộng mơ. Ngay trên con đường bê tông uốn lượn như dải lụa giữa cách đồng, bạn có thể chụp cận chân dung mình để thấy sau lưng những turbin gió đang quay chầm chậm. Nếu thích, lia máy xuống sẽ thấy cánh đồng bùn loang loáng, hệ sinh vật vùng đất bãi bồi cũng vô cùng lý thú, xa xa là những cây mắm, cây đước cắm rễ sâu vào lòng đất… Đặc biệt, mới đây Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đã quyết định công nhận khu điện gió Bạc Liêu là điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long, đưa Bạc Liêu là địa phương có 9 điểm du lịch tiêu biểu trong vùng. 8 điểm đã được công nhận trước đó, gồm: Đền thờ Bác Hồ, Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Quảng trường Hùng Vương, Khu du lịch sinh thái Hồ Nam, Bãi biển nhân tạo-Khu du lịch Nhà Mát, Khu Quán Âm Phật Đài, Khách sạn Bạc Liêu, Khu Nhà Công tử Bạc Liêu. Chỉ sau một thời gian được công nhận là điểm du lịch, cánh đồng điện gió gia tăng sức hút đối với khách tham quan, trung bình hàng tháng đã có chục nghìn lượt khách đã đến đây chiêm ngưỡng. Hiện khu điện gió Bạc Liêu trở thành điểm tham quan nổi tiếng miền Tây Nam Bộ, làm phong phú thêm cho các điểm du lịch Bạc Liêu. Đến tham quan khu vực điện gió, du khách nên lưu ý các yêu cầu về an toàn hành lang lưới điện quốc gia và khu vực công việc bắt buộc phải được thực hiện nghiêm ngặt, đặc biệt là các khu vực cấm vào. Du khách có thể tự do tham quan trong phạm vi cho phép nhưng lịch sự, không gây ồn, ảnh hưởng đến công việc của các kỹ sư đang làm việc nơi đây.

Bạc Liêu

Từ tháng 1 đến tháng 12

364 lượt xem

Khu du lịch nhà Mát

Khu du lịch Nhà Mát tọa lạc ở đường Bạch Đằng, cách trung tâm TP. Bạc Liêu khoảng 7km, nằm ven biển Bạc Liêu với diện tích rộng hơn 21ha, đây được xem như điểm du lịch hấp dẫn và lớn nhất khu vực Đông Bằng Sông Cửu Long, kết hợp giữa khu vui chơi và nghỉ dưỡng phức hợp. Một trong những điểm thu hút du khách nhất của khu du lịch Nhà Mát là bãi biển nhân tạo còn gọi là Biển Tiên Rồng, bên trong bãi tắm là một dãy núi nhân tạo hùng vĩ cao vút. Khu vui chơi còn trang bị hệ thống tạo sóng, mang lại cho bạn cảm giác như đang hòa mình vào những con sóng thật ngoài biển, được biết nước trong bãi tắm và công viên nước được lấy từ nguồn nước biển cách đó 3km. Ngoài khu vui chơi dưới nước, ở đây còn có nhiều công trình hạng mục hoành tráng khác như công viên xanh ven bãi biển, khu resort cao cấp, khu nhạc nước được thiết kế theo công nghệ Singapore, khu ẩm thực phục vụ các món ăn Nam Bộ, trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim 6D, sân tenis. Và những trò chơi cảm giác mạnh như ván trượt, cầu trượt, đu dây, trượt máng nước cao 30m… đem đến cho bạn trải nghiệm đầy thú vị. Đặc biệt, khu du lịch Nhà Mát rất chú trọng đến khoảng không gian xanh, những cánh đồng cỏ xanh mướt, rợp bóng cây tạo cho du khách cảm giác thoải mái, thư thái khi đi tham quan. Khung cảnh được nhấn nhá bằng những bức tượng độc đáo, lạ mắt để bạn chụp hình, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp của kỳ nghỉ đáng nhớ.

Bạc Liêu

Từ tháng 1 đến tháng 12

322 lượt xem

Chùa Xiêm Cán

Nếu bạn từng nhiều lần du lịch miền Tây và thăm các chùa chiền ở vùng đất này, có lẽ bạn sẽ không cảm thấy quá lạ lẫm trước nét đẹp độc đáo của những ngôi chùa Khmer. Tuy nhiên với những du khách lần đầu du lịch Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán thực sự là một công trình kiến trúc kỳ vĩ, đẹp và nổi bật. Theo lịch sử ghi lại, ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1887 với diện tích ban đầu là 4.500 m2. Thuở ban sơ, chùa có tên tiếng Khmer Komphisako, thể hiện sự uyên bác và sâu xa của trí tuệ phật pháp. Về sau, một bộ phận người gốc Hoa đến đây định cư đã dịch tên chùa thành Xiêm Cán. Trong tiếng Hoa, Xiêm Cán có nghĩa là “giáp nước” dùng để chỉ ngôi chùa nằm cạnh bờ biển. Vậy là từ ấy đến nay, chùa được gọi tên Xiêm Cán, vừa đơn giản dễ nhớ, lại vừa có nét gì đó rất ấn tượng. Đến nay, ngôi chùa đẹp ở miền Tây này đã trải qua 9 đời trụ trì và một vài lần trùng tu, sửa chữa. Có thể Xiêm Cán không phải là ngôi cổ tự lâu đời nhất, cũng chưa phải là chùa lớn nhất nhưng về vẻ đẹp tráng lệ và quy mô, ngôi chùa này luôn là điểm đến được yêu thích bậc nhất Bạc Liêu. Điều khác biệt của chùa Khmer với những ngôi chùa bình thường khác chính là sự tinh tế, tỉ mẩn trong từng vách từng, mái nhà và trụ cột. Có đi sâu vào khuôn viên bên trong và nhìn ngắm thật kỹ, bạn mới cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp mà chùa Xiêm Cán sở hữu. Quần thể kiến trúc tâm linh Xiêm Cán gồm nhiều hạng mục quay mặt về hướng Đông, được xây dụng theo trường phái Phật giáo Nam Tông đặc trưng. Ở đây có hệ thống tường thành bao quanh, cổng tam quan, chính điện, tháp chuông, cột trụ biểu, khu mộ tháp và khu vực các sư thầy nghỉ ngơi. Về màu sắc, chùa Xiêm Cán Bạc Liêu có gam màu tương tự như những ngôi chùa Khmer khác. Đó là sắc vàng đậm rực rỡ, pha thêm gam màu đỏ cam để tạo điểm nhất. Vẻ đẹp và sắc màu của ngôi chùa này dễ khiến du khách liên tưởng đến hệ thống chùa chiềng hoành tráng ở Campuchia, Thái Lan. Đến trước cổng tam quan, bạn sẽ thấy được dấu ấn văn hóa tín ngưỡng của người Khmer thể hiện qua nhiều bức phù điêu đắp nổi. Bảng tên cổng thiết kế kiểu tháp nhọn đặc trưng của kiến trúc Angkor, có thêm hình ảnh tượng phật ngồi giữa uy nghiêm. Ngoài ra, bên dưới bảng tên cổng còn có hai chim thần Krut và hai con rắn năm đầu uốn lượn. Bước qua khỏi cổng, du khách sẽ được tận hưởng cảm giác dạo bộ dưới một con đường mát rượi rợp bóng cây xanh trước khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Chính Điện nhà chùa. Chính Điện được xây theo hình chữ nhật, rộng 18m và chiều dài gấp đôi. Điểm đặc biệt của tòa Chính Điện là tập trung mở rộng cửa ở hai bên nhằm tránh ánh nắng buổi sáng chiếu thẳng vào điện thờ. Vì tất cả các hạng mục trong chùa đều hướng thẳng phía Đông. Theo quan niệm của người Khmer, chánh điện thường quay về hướng Đông vì họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông. Tọa lạc trên nền gạch cao 1,5m với ba bậc cấp cùng một hành lang bao quanh, chánh điện chùa Xiêm Cán có góc mái của mỗi đỉnh đều được đắp khúc đuôi rắn dài, uốn cong, mềm mại. Tòa chánh điện có chiều cao 36,3 m được xem là cao nhất trong quần thể chùa Khmer Nam Bộ tại Việt Nam. Vẻ đẹp bên trong Chính Điện mang một màu sắc rực rỡ, nổi bật và trang nghiêm. Nơi đây được thực hiện với tổng cộng 100 cây cột bê tông tròn, tạo sự vững chắc cho tòa nhã. Ở mỗi điểm tiếp giáp giữa các đầu cột và mái đều là đầu rắn thần Nagar. Trong quan niệm của người Khmer, con rắn đã được đức Phật giáo hóa bằng chính lòng từ bi. Từ đó, rắn trở thành linh vật bảo vệ cho nhà chùa. Phía bên ngoài, đối diện chính điện là cột trụ biểu với hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ. Ở đây muốn ngụ ý rằng giáo lý Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn được thuần hóa nhờ tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật. Phía sau đó nữa là khu nhà truyền thống – sala được xây dựng vô cùng kiên cố và bằng gỗ hoàn toàn. Cũng trang trí khá công phu với những họa tiết độc đáo dù qua bao nhiêu năm vẫn còn nguyên vẹn. Ở hành lang còn có chiếc chuông lớn với màu đen nổi. Đặc biệt hơn phía trên sala ở chùa Xiêm Cán có những bức tượng thái tử Sidatta cưỡi trên lưng bạch mã được Xanac đưa qua sông đi tìm đường giác ngộ. Đến Bạc Liêu, bạn đừng quên ghé thăm ngôi chùa này nhé. Nguồn: Tạp chí Công Thương

Bạc Liêu

Đang cập nhật

325 lượt xem

Vườn nhãn cổ

Bạc Liêu là một trong 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hơn hết, so với các tỉnh miền Tây Khác, Bạc Liêu được xem là nơi có nhiều địa điểm du lịch thu hút hàng ngàn khách du lịch đến check-in nơi đây. Trong đó, vườn nhãn cổ Bạc Liêu nổi tiếng với nhiều khách du lịch không những bởi mùi vị ngọt bùi mà còn để lại ấn tượng khó phai bởi dáng cây gân guốc, uốn lượn độc đáo. Vườn nhãn cổ Bạc Liêu được biết đến là vườn nhãn nổi bật nhất ở vùng Đồng bằng trung du sông Cửu Long với lịch sử hàng trăm năm tuổi. Nơi đây cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 6km đi về hướng biển. Vườn nhãn chạy dài 11km đi qua 2 xã (xã Hiệp Thành và xã Vĩnh Trạch Đông) với tổng diện tích hơn 200ha. Di chuyển trên hương lộ dọc theo vườn nhãn cổ, bạn sẽ nhìn thấy những ngôi biệt thự cổ kính khuất sâu trong vườn nhãn lúc, phía còn lại là cánh đồng rau màu tròng chạy dài hàng cây số. Đồng thời, xa xa là những cánh đồng ruộng muối trắng tinh nổi tiếng từ xa xưa. Hiện nay, bạn có thể di chuyển đến vườn nhãn cổ bằng xe khách hoặc sử dụng phương tiện cá nhân. Nếu bạn ở xa, May bay sẽ lựa chọn cho bạn. Bạn có thể đáp chuyến bay đến Cà Mau và sau đó di chuyển bằng xe khách khoảng 60km để đến với Bạc Liêu. Kế tiếp bạn cần đi theo con đường được đặt theo tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu về phái biển khoảng 6 km để đến vườn nhãn cổ. Nếu du khách ghé thăm vườn nhãn khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 đúng vào mùa nhãn ra hoa thì sẽ có cơ hội ngắm nhìn khung cảnh nên thơ, độc đáo. Cả vườn nhãn khoác lên mình một màu trắng ngà của hoa nhãn và ngập tràn hương thơm thu hút những con ong chăm chỉ đến lấy mật. Sự kết hợp giữa hương thơm nhè nhẹ lẫn vào trong gió và màu sắc đặc trưng của hoa nhãn tạo vừa tạo nên một bức tranh hữu tình vừa đưa mùi hương ngọt ngào đến với du khách mang đến cảm giác thoải mái khó tả. Bên cạnh đó, nếu du khách đến thăm vườn nhãn vào 9 đến tháng 10 sẽ có một trải nghiệm hoàn toàn khác. Vào thời gian này, những tán lá đã mình đi nhường lại không gian cho màu nâu vàng đặc trưng của những trái nhãn phủ đầy cả cây. Khám phá vườn nhãn cổ Bạc Liêu vào thời gian này, du khách sẽ được thưởng thức các loại nhãn đặc sản như nhãn giống Su-bic và Tu-huýt dày cùi với hương ngọt thơm độc đáo. Vườn nhãn nằm trong vùng đất giồng được tạo nên qua quá trình bồi lắng của thiên nhiên. Đây là loại đất có độ thoát nước tốt, mực nước thủy cấp sâu, tầng canh tác dày thích hợp cho cây ăn quả và đặc biệt là cây nhãn. Đến khám phá vườn nhãn cổ Bạc Liêu du khách sẽ được tìm hiểu về hai giống nhãn nổi tiếng là Su-bic và Tu-huýt có nguồn gốc từ Trung Hoa. Vườn nhãn cổ Bạc Liêu với không gian xanh rộng, thoáng mát, khô ráo và sạch sẽ thích hợp để du khách có thể tổ chức các hoạt động dã ngoại, cắm trại cùng người thân, gia đình và bạn bè. Đặc biệt, nếu đến vào dịp thu hoạch nhãn, du khách sẽ có cơ hội tham gia trải nghiệm hái nhãn vô cùng thú vị cùng người dân. Vị ngọt thanh tao và mùi hương ngọt ngào của từng trái nhãn làm cho du khách khó lòng mà quên đi. Bên cạnh việc thưởng thức và mua những chùm nhãn thơm ngon về làm quà tặng, du khách có thể thử qua món bánh xèo tuyệt vời được bán dọc theo quãng đường đến vườn nhãn. Ngoài ra, hòa cùng không khí lễ hội vào các dịp Tết, Trung Thu. du khách đến vườn nhãn còn được ăn các món thủy hải sản vừa được đánh bắt từ bờ biến, ăn kèm cùng các loại rau xanh được trồng trên mảnh đất này song cùng nghe giai điệu da diết từ bài “Dạ cổ hoài lang” để hòa mình vào văn hóa và ẩm thực tại Bạc Liêu.

Bạc Liêu

Tháng 4 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10

329 lượt xem

Nhà thờ Tắc Sậy

Nhà thờ Tắc Sậy hay còn được gọi là nhà thờ Cha Diệp – Nhà thờ nổi tiếng nhất ở khu vực miền Tây. Đến với nhà thờ Tắc Sậy ngoài việc viếng thăm mộ phần của cha Trương Bửu Diệp thì mọi người có thể chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của nhà thờ công giáo, một trong những nhà thờ đẹp nhất trong các tỉnh miền tây. Nhà thờ Tắc Sậy nằm ngay trên con đường quốc lộ 1A, cách Bạc Liêu 37km thuộc địa bàn Ấp 2, xã Tân Long, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Theo những người lớn tuổi ở địa phương, tên gọi Tắc Sậy là do xưa kia có một con đường tắt nhỏ đi ngang qua nhà thờ, nằm giữa đám lau sậy, phát âm của người miền Nam, dần biến âm “tắt” thành “tắc”. Nhà thờ Tắc Sậy được xem là một nhánh của họ đạo Bạc Liêu ngày xưa. Ban đầu nơi đây được Cha Jules DUCQUET một linh mục người Pháp đến truyền đạo. Sau đó Cha đã thành lập 4 họ đạo ở khu vực miền Tây trong đó có họ đạo Bạc Liêu. Năm 1925, nhà thờ Tắc Sậy được thành lập. Tháng 8 năm 1926, cha Phaolô Trần Minh Kính được cử về làm cha xứ đầu tiên của nhà thờ. Đến tháng 3 năm 1930 thì cha Phanxico Trương Bửu Diệp về nhận nhiệm sở mới thay cha Kính. Trong thời gian ở đây, cha Diệp đã chuyển nhà thờ từ phía trong ra ngoài mặt tiền như vị trí hiện tại. Cha Diệp cũng là người có công to lớn trong việc hình thành và phát triển nhà thờ Tắc Sậy. Nhà thờ Tắc Sậy – nơi gắn liền với một nhân vật nổi tiếng – cha Trương Bửu Diệp, vị linh mục được xem như một vị thánh bởi sự linh thiêng, thi ân giáng phúc cho những ai tin tưởng nguyện cầu. Có nhiều giai thoại khác nhau về cái chết của Cha cũng như câu chuyện về nhà thờ Tắc Sậy. Nhưng tất cả đều nói lên Cha Diệp là một người can đảm, dám hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ người khác. Được sự đóng góp của đồng bào công, lương giáo trong và ngoài nước, hiện nay Nhà thờ Tắc Sậy vừa được trùng tu, xây dựng mới nhiều hạng mục khang trang, không chỉ là nơi hành hương của người dân địa phương mà còn là điểm du lịch tâm linh cho nhiều đoàn khách trong nước và nước ngoài đến hành hương, chiêm bái. Nhà thờ có kiến trúc lạ và độc đáo gồm có 3 tầng, tầng trệt là nơi để cho khách nghỉ ngơi, tầng 2 và 3 là nơi dâng thánh lễ với tiền sảnh rất rộng. Gian cung thánh là nơi thờ phượng cũng được trang trí bằng các loại gỗ quý được điêu khắc tinh vi càng khiến cho không khí linh thiêng nơi đây thêm trang trọng. Nơi an nghỉ của cha Diệp có kiến trúc như một tòa nhà có ba nóc rộng lớn, nóc chính giữa có đồng hồ lớn tạo điểm nhấn cho tòa nhà. Được xây dựng theo kiến trúc Á Đông nhưng vẫn mang nét đẹp của văn hoá Việt. Công trình này mang hình dáng giống như các đền đình ngày xưa của người Việt nhưng đã được cách tân, đổi mới cho phù hợp. Du lịch Bạc Liêu, đến đây, mọi người cùng thành tâm khấn nguyện cầu muôn sự bình an, mang lại cho con người sự tĩnh tâm, thanh thản, gạt bỏ những ưu phiền, lo toan thường nhật với mong muốn tạo dựng cho mỗi con người một cuộc sống yên vui, tốt lành, bao dung và đầy lòng nhân ái. Hàng năm, đặc biệt là ngày 11 và 12 tháng 3, đông đảo người dân từ nhiều nơi đến hành hương và tham quan Thánh đường Tắc Sậy và phần mộ của Cha Diệp. Ngày thường nhà thờ có 3 thánh lễ: 5h00 sáng, 9h00 sáng và 17h00 chiều. Còn vào Chủ nhật thì có thêm thánh lễ vào lúc 7h00 sáng.

Bạc Liêu

Từ tháng 1 đến tháng 12

344 lượt xem

Nhà công tử Bạc Liêu

Nói tới Bạc Liêu, người ta không chỉ nhắc tới Cao Văn Lầu cùng nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử, mà còn nhiều lắm những giai thoại về Ba Huy (Công tử Bạc Liêu), nổi danh ăn chơi nức tiếng một thời. Du lịch Bạc Liêu, sẽ thật thiếu sót nếu bạn không dành thời gian tham quan nhà Công tử Bạc Liêu để tận mắt chiêm ngưỡng kiến trúc bề thế của căn nhà lớn nhất lục tỉnh miền Tây xưa. Nhà Công tử Bạc Liêu hiện tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu. Ngôi nhà mang kiến trúc phương Tây sang trọng, được xây dựng từ năm 1917 đến năm 1919 thì hoàn thành. Ngôi nhà sở hữu kiến trúc bề thế nhất lục tỉnh miền Tây thời điểm lúc đó nên được người dân nơi đây gọi với cái tên “nhà lớn”. Dinh thự do ông Trần Trinh Trạch, tức Hội đồng Trạch, cha Công tử Bạc Liêu xây khi công tử mới 19 tuổi. Ông Trần Trinh Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Khi đó toàn tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông. Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3 trai. Trong 3 người con trai, Trần Trinh Huy ăn chơi khét tiếng và nổi tiếng mê gái. Được biết, tổng số tài sản mà công tử Bạc Liêu được thừa hưởng và “tiêu hao” vào ăn chơi xa xỉ ước tính lên tới trên 5 tấn vàng. Ngôi biệt thự do kĩ sư người Pháp thiết kế, hầu hết vật liệu xây dựng được mang từ Paris về. Nhiều chi tiết, vật liệu, đồ nội thất trong nhà được nhập khẩu từ Pháp, từ các bù long, ốc vít cho đến các chi tiết xây dựng đều có đóng dấu chìm mẫu tự P thể hiện xuất xứ. Ngay khi bước chân vào ngôi nhà, du khách sẽ bị cuốn hút bởi những đường nét thiết kế tỉ mỉ, tinh tế, toát lên vẻ sang trọng và hào hoa. Những chiếc đèn màu vàng tỏa ánh sáng lung linh tạo cảm giác ấm cúng và lịch lãm. Trên mỗi cây cột của ngôi nhà đều được trang trí nhiều hoa văn đẹp mắt. Tầng một (tầng trệt) của dinh thự gồm 2 phòng ngủ, phòng khách cùng hai đại sảnh rộng cùng với cầu thang lớn dẫn lên lầu. Trên lầu cũng có 2 phòng ngủ và hai đại sảnh rộng, thoáng, hút nắng, gió, khiến cho dinh thự luôn thông thoáng, mát mẻ. Cầu thang lên tầng hai được làm bằng đá cẩm thạch, chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn 9 bậc tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Cầu thang gỗ dẫn lên sân thượng trước đây là nơi ông hội đồng Trạch, cha của Công tử Bạc Liêu dùng để phơi tiền. Đến nay, công trình đã hơn năm tuổi nhưng những giá trị kiến trúc, nghệ thuật tại dinh thự của cậu Ba Huy, không những không bị “lạc hậu” so với thời thế mà trái lại, càng trở nên quý giá và được đánh giá cao. Phần nhà bếp của căn nhà được cải tạo thành quầy bán vé cho khách quan. Trong nhà còn trưng bày nhiều đồ vật gắn liền với giai thoại của “Hắc công tử”. Đây chiếc ôtô được ông Trần Trinh Trạch mua năm 1930 tại Sài Gòn để đón con trai là Công tử Bạc Liêu đi du học Pháp trở về. Tham quan nhà công tử Bạc Liêu hiện nay bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hiện vật quý giá còn sót lại như: 2 chiếc giường nóng và giường lạnh, bộ trường kỷ được làm từ 1 tấm gỗ nguyên, bộ bàn xoay “Tam lân” (bàn tròn mặt bằng đá, chân quỳ tam giác có chạm 3 con lân), bộ “Tượng bành” (có hình chiếc bành đặt trên lưng voi), sạp “Tam thành” (3 vách) là nơi ngủ của Trần Trinh Khương, em trai của Công tử Bạc Liêu), giường ngủ của ông bà Hội đồng Trạch, giường cho khách hút thuốc phiện, bàn đánh bài, bình hoa ,… đều là những vật dụng rất có giá trị. Một nơi mọi người dừng lại lâu nhất là bàn thờ ông Trần Trinh Huy và bà vợ đầu. Người ta bảo không ai đếm được Công tử Bạc Liêu có bao nhiêu bà vợ nhưng người vợ đầu tiên là bà Ngô Thị Đen được cưới hỏi đàng hoàng, con của một ông bá hộ giàu có trong vùng. Những người còn lại là vợ lẽ của ông, trong đó có một phụ nữ quốc tịch Pháp. Tới tham quan dinh thự Công tử Bạc Liêu, ngoài việc được nghe giới thiệu về những nét kiến trúc, sự ra đời của ngôi nhà, các vật dụng, đồ dùng liên quan, du khách còn được hướng dẫn viên kể lại nhiều giai thoại về chủ nhân của nó (cậu Ba Huy). Theo các giai thoại này thì Công tử Bạc Liêu, là người Việt Nam sở hữu riêng máy bay đầu tiên cả nước; đi thăm ruộng bằng máy bay đầu tiên; người tổ chức đấu xảo sắc đẹp (tiền thân các cuộc thi sắc đẹp sau này) đầu tiên tại Nam kỳ… Là người Bạc Liêu, sở hữu nhiều đất đai, sở muối (đất làm muối), khai thác than, phố lầu cho thuê nhiều nhất nên rất giàu có. Điển hình là chuyện thi đốt tiền nấu chè với Bạch công tử hay “công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu” đã đi vào lời nhạc… Công tử Bạc Liêu cùng với những giai thoại của mình đều đã trở thành hoài cổ, dĩ vãng. Ngày nay, dinh thự hay còn gọi với cái tên dân giã Nhà Công tử Bạc Liêu đã trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Và cũng chính những giai thoại về sự ăn chơi, lối sống phóng túng, xa hoa của Công tử Bạc Liêu lại càng khiến cho du khách phương xa thêm tò mò, hiếu kỳ muốn được một lần mục sở thị nơi ăn chốn ở của công tử xứ Bạc Liêu.

Bạc Liêu

Từ tháng 1 đến tháng 12

404 lượt xem

Sân chim Bạc Liêu

Vườn chim Bạc Liêu thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long là một phần còn sót lại của thảm rừng ngập mặn quý hiếm ở Việt Nam hiện nay. Cách thị xã Bạc Liêu 6km về hướng biển. Du khách chỉ cần di chuyển trên con đường mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu về hướng bên phải, sang kênh 30/04 là đến vườn chim thuộc địa phận xã Hiệp Thành thị xã Bạc Liêu. Nếu bạn di chuyển từ các tỉnh miền bắc có thể đặt vé máy bay đi Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ đây bạn sẽ có hai cách để di chuyển đến Vườn chim Bạc Liêu. Cách thứ nhất di chuyển bằng xe khách, từ bến xe miền Đông hoặc miền Tây bắt xe khách đi Bạc Liêu với giá vé dao động từ 160.000 VNĐ đến 180.000 VNĐ/Người. Cách thứ hai sử dụng xe máy, đi theo QL1A đến địa phận Bạc Liêu. từ trung tâm thành phố Bạc Liêu đi qua cầu Quay (cầu Kim Sơn), đi theo đường Cao Văn Lầu theo hướng nhà Mát khoảng 3km, rẽ phải rồi đi tiếp chừng 3km vượt dòng kênh 30/4 để đến khu bảo tồn thiên nhiên vườn chim Bạc Liêu. Sân chim Bạc Liêu với diện tích hơn 385 ha trong đó có 15 ha rừng nguyên sinh, nơi đây là nhà của khoảng 46 loài chim khác nhau như giang sen, cốc đế nhỏ,... 150 động vật, 58 loài cá, 7 loài ếch nhái, 10 loài có vú, 8 loài bò sát cùng 109 loài thực vật thuộc 90 chi của 46 họ và một số loài động vật khác tạo nên một quần thể động thực vật phong phú, mang cao tính đa dạng sinh học. Ngoài ra, hệ thực vật vườn chim Bạc Liêu có khoảng 181 loài gồm các loài cây chà là, cóc, giá, mắm,... đóng vai trò quan trọng đối với đời sống, sinh sản và làm tổ của các loài chim hoang dã. Thông thường, các loài chim thuộc nhóm cò vạc sử dụng cây chà là để làm tổ, sinh sản, còn các loài diệc lửa sẽ dùng cây giá, cóc xây tổ vào mùa sinh sản. Ngày nay, trước những căng thẳng của công việc và cuộc sống, nhiều người có xu hướng tìm đến thiên nhiên để tận hưởng bầu không khí trong lành, thoải mái. Do đó, vườn chim Bạc Liêu ngày càng trở thành tâm điểm chú ý, thu hút hàng ngàn khách du lịch đến đây. Khám phá vườn chim Bạc Liêu, du khách như lạc vào trong một thế giới mới, khi những tiếng ồn áo của các phương tiện di chuyển hay những tòa nhà chọc trời mọc san sát nhau dần biến mất, chỉ còn lại màu xanh bạc ngàn của rừng rậm thiên nhiên, âm thanh lảnh lót phát ra từ muôn loài chim và đắm mình vào bầu không khí dịu mát trong lành. Đến với vườn chim Bạc Liêu du khách có thể chọn đi bộ tham quan theo bảng chỉ dẫn hoặc thuê xe để ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên chạy dài 5km với giá thuê khoảng 40.000 VNĐ/ Người. Ngoài ra, du khách có thể đi thuyền để ngắm nhìn các loài chim dọc theo 2 bên. Nếu du khách đến vườn chim vào buổi chiều, bạn có thể thấy được một bức tranh khung cảnh hữu tình nên thơ hiếm có khi sắc tím hoàng hôn hòa cùng màu vườn ươm của những đồng lúa chín ở xa xa. Tô điểm thêm cho bức tranh sắc màu là hình ảnh từng đàn chim khác nhau lũ lượt bay về tổ. Chúng bay theo đội hình một cách trật tự, có loài bay xếp theo hình mũi tên lao về phía trước, có loài lại chọn lưa thưa tản mạn để khi về đến tổ lại lao xao cả một góc rừng. Bên cạnh đó, khi màn đêm buông xuống cũng là lúc những loài chim kiếm ăn đêm thức giấc, bắt đầu chuyến đi săn mình phá vỡ sự yên tĩnh của bóng đêm. Con kênh xây dựng bọc quanh khu rừng chứa cá,... tạo thêm nguồn thức ăn cho các loài động vật nơi đây. Vì thế mà số lượng các loài chim tăng dần, ngày càng phong phú và đa dạng. Vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, các loài chim thường tụ họp về vườn chim Bạc Liêu, chúng thường làm tổ trên cây đến tháng 1, sau đó sẽ di chuyển đến nơi khác. Đây được xem là mùa hội của các loài chim và cũng là mùa du lịch lý tưởng để khám phá vườn chim Bạc Liêu.

Bạc Liêu

Tháng 5 đến tháng 10

311 lượt xem

Tháp cổ Vĩnh Hưng

Tháp cổ Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu cách trung tâm thành phố khoảng 20 km. Theo quốc lộ 1A, từ Bạc Liêu hướng Cà Mau 5km, đến cầu Sập, rẽ theo lối đi chợ Vĩnh Hưng là đến tháp Vĩnh Hưng. Đây không chỉ là một kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc – Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam bộ, mà trong cuộc khai quật tại tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học còn thu được nhiều hiện vật hết sức quí giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quí … đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau công nguyên) của tháp cổ Vĩnh Hưng. Tháp Vĩnh Hưng đã trải qua nhiều lần khảo sát, năm 1911 học giả người Pháp Lunet de Lajonquiere đã phát hiện ra dưới tên gọi là tháp Trà Long. Năm 1917 Henri Parmentier đã đến khảo sát khu vực này và thông báo trong tập san của trường Viễn Đông Bắc Cổ ( Số XVII, tập 6 năm 1917 trang 48-49). Trong báo cáo này (dưới tên gọi là tháp Lục Hiền) ông thống kê một số hiện vật được phát hiện trong và ngoài tháp. Đặc biệt, trong số ấy có tấm bia tìm thấy trong ngôi chùa Phước Bửu Tự ở cạnh tháp khắc chữ Phạn, ghi rõ tháng Karhila, năm 814, tương ứng với năm 892 sau công nguyên, và tên của vua Yacovan-Man (thế kỷ thứ IX). Các nhà khảo cổ đã xác định tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên để thờ vị vua tên là Khmer Yacovar – Man. Vào tháng 5/1990, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khoa học xã hội TP. HCM (nay là Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Minh Hải đã đến khảo sát và đào một hố thám sát, phát hiện một số hiện vật như đầu tượng thần, minh văn, bàn nghiền, Linga – Yoni… Tiếp tục hành trình làm sáng rõ giá trị của một di tích cấp quốc gia, cũng như nhằm phục vụ công tác trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp di tích tháp Vĩnh Hưng, trong năm 2002 và tiếp sau đó là năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu khai quật xung quanh tháp. Những đợt khai quật này tiếp tục những việc như làm lộ diện chân móng tháp, giải quyết những vết tích chìm trong lòng đất để có những giải pháp trùng tu, tôn tạo ngôi tháp nhằm phát huy giá trị của di tích. Nhiều hiện vật có giá trị đã được phát hiện trong những đợt khảo sát như: tượng Nữ thần được tạc theo phong cách truyền thống tượng tròn Óc Eo Phù Nam, bàn tay phải của “Tượng thần”, một số Linga – Yoni, đồ gốm dùng trong sinh hoạt và đặc biệt là bộ tượng đồng được các nhà khảo cổ học đánh giá là bộ sưu tập tượng độc đáo, là “bảo vật quốc gia”, trong đó có một số tượng độc bản có giá trị rất cao. Năm 2011, di tích tháp Vĩnh Hưng được trùng tu tôn tạo gồm các hạng mục: nhà trưng bày, nhà bia, nhà bảo vệ, hàng rào và một số hạng mục khác nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Từ xa, trông ngôi tháp có khối hình trụ đứng sừng sững giữa rừng cây, với dáng vẻ cổ kính – một phần bị rong rêu phủ, còn lại nhiều chỗ gạch loang lỗ khuyến sâu vào gần bên trong lòng Tháp bởi thời gian dài chịu ảnh hưởng của mưa nắng. Tỉnh Bạc Liêu phải ra tận miền Đông tìm đất mang về nung thành những viên gạch để phục chế một phần phía trước đã bị hư hỏng. Tháp cổ có kiến trúc khá đơn giản và mộc mạc trên một doi đất có diện tích khoảng 100m, cửa Tháp quay về hướng Tây, bình diện chân Tháp hình chữ nhật với hai cạnh là 5,6m và 6,9m. Chiều cao của Tháp là 8,2m (tính từ nền Tháp). Toàn bộ 03 mặt Đông – Nam – Bắc được xây bằng gạch. Tường của chân Tháp dày 1,8m, càng lên cao độ dày của tường càng mỏng, vách tường được dựng nghiêng dần lên phía đỉnh tạo thành vòm cuốn. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, điều gì đã tạo nên một tháp cổ có niên đại hàng nghìn năm tuổi? Theo nhiều nhà khoa học, người Khơme cổ đã dùng một kỹ thuật xây dựng đặc biệt, họ đã dùng một loại keo thực vật để kết dính các viên gạch với nhau, mà không cần dùng đến các chất liệu xây dựng như xi măng, hay vôi vữa như bây giờ. Tháp được xây bằng hai loại gạch có màu sắc khác nhau. Từ chân tháp đến độ cao 4m là gạch đỏ và từ 4m trở lên trên được dùng gạch trắng. Nhìn vào từ cửa chính là bộ Linga – Yoni tượng trưng cho âm dương hòa hợp được phục chế lại. Bộ Linga – Yoni nguyên gốc đang được gìn giữ tại bảo tàng. Từ những giá trị độc đáo được ghi nhận, Tháp cổ Vĩnh Hưng đã được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia từ năm 1992. Nếu có dịp du lịch Bạc Liêu, bạn nhớ dành thời gian ghé thăm tháp cổ Vĩnh Hưng hiểu rõ hơn về một nền văn minh thời cổ đại. Cảnh vật ở đây thật hấp dẫn du khách, ngoài công trình kiến trúc tháp du khách có thể hít thở không khí trong lành đượm mùi hương hoa đồng nội, dõi mắt bao quát cánh đồng ruộng mênh mông phì nhiêu của một vùng đất đã được ngọt hóa.

Bạc Liêu

Từ tháng 1 đến tháng 12

302 lượt xem

Biển Bạc Liêu

Không nổi bật với bãi cát trắng mịn trải dài bên mặt nước xanh trong như biển Nha Trang, Vũng Tàu,... nhưng biển Bạc Liêu với một bên nước mặn bên phù sa bồi lở lại mang đến phong vị mới mẻ ở miền Tây Nam đất nước ta tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc và không kém phần thú vị. Xét về vị trí địa lý, thì tỉnh Bạc Liêu là vùng đất tiếp nối tỉnh Cà Mau tạo thành khu vực cực nam của Tổ Quốc, đều thuộc địa phận miền Tây Nam Bộ. Dù khá xa xôi, nhưng Bạc Liêu không hề thua kém các tỉnh miền Tây khác về sức hút du lịch vìcó nhiều điểm tham quan nổi tiếng như cánh đồng điện gió, khu du lịch Nhà Mát, chùa Quan Âm Nam Hải hay nhà công tử Bạc Liêu và bãi biển cùng tên nức tiếng,... Đi du lịch miền Tây và ghé thăm những điểm đến này bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh, công trình kiến trúc cũng như tính thật thà, chất phát của người dân "xứ cơ cầu". Bãi biển nổi tiếng của tỉnh Bạc Liêu nằm dọc trên đường DT38. thuộc phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu. Nơi này chỉ cách trung tâm thành phố chừng 10km nên rất tiện di chuyển và kết hợp tham quan cùng nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác ở nội thành. Nếu từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh muốn đi đến bãi biển này bạn có thể chọn một trong hai phương tiện chính là xe máy và xe khách. Khởi hành từ Thành phố Hồ Chi Minh đến Bạc Liêu, bạn sẽ mất khoảng 6 giờ đồng hồ đi qua đoạn đường dài 280km. Lựa chọn đi xe máy thì du khách sẽ chủ động được hành trình và tha hồ dừng lại ngắm cảnh chụp ảnh bất kỳ lúc nào bạn thích. Bởi vì trên đường đi có khá nhiều cảnh đẹp mang đặc trưng miền Tây như những đồng lúa chín vàng hay các vườn trái cây trĩu quả hoặc nhiều khu chợ nổi tấp nập vào sáng sớm tinh mơ như chợ nổi Ngã Bảy Hậu Giang. Nếu đi bằng xe máy thì bạn đi leo lộ trình sau. Đầu tiên xuất phát từ Bình Chánh rồi đi đến nút giao Bình Thuận. Sau đó du khách rẽ vào Quốc Lộ 1A và tiếp tục di chuyển thêm khoảng 30km để đến được cầu Tân An thuộc địa phận Long An. Bạn đi tiếp để đến với tỉnh Tiền Giang, vượt qua cổng chào thành phố Mỹ Tho rồi hướng tới Quốc lộ 1A, đi thêm khoảng 65km là đến cầu Mỹ Thuận. Đi qua cầu này là tới địa phận tỉnh Vĩnh Long. Bạn tiếp tục di chuyển khoảng 33km nữa sẽ tới cầu Cần Thơ. Đến đây du khách chạy tiếp một đoạn dài 110km nữa để đến khu vực Ngã Bảy Hậu Giang. Lúc nào hành trình sắp kết thúc vì bạn chỉ cần đi qua tỉnh Sóc Trăng một đoạn nữa là đến với thành phố Bạc Liêu rồi đấy. Lúc này đi chừng 10 km nữa là đến biển Bạc Liêu. Nếu đi bằng xe khách thì đơn giản nhất là bạn đón xe từ bến xe miền Tây ở Thành Phố Hồ Chí Minh đi Bạc Liêu. Giá vé xe dao động từ 160.000 đồng – 300.000 đồng/người tùy vào loại xe nhé. Với cách đi này bạn chỉ cần lên xe ngủ một giấc là đến nơi vì thời gian đi khoảng 6 tiếng. Đi du lịch Bạc Liêu và check in bãi biển cùng tên bằng xe khách khá tiện lợi vì tiết kiệm thời gian và giữ sức khỏe cho bạn, nhưng bù lại sẽ không mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm như đi xe máy nên tùy tình hình sức khỏe và lịch trình mà bạn chọn nhé. Khi đã đến được Bến xe Bạc Liêu, du khách chỉ cần xuống xe và đón xe ôm đi đến bãi biển, giá chỉ chừng 20.000 đồng. Nguồn: luhanhvietnam.com.vn

Bạc Liêu

Đang cập nhật

320 lượt xem