Điểm du lịch

Làng bích họa Tam Thanh

Làng Bích Họa Tam Thanh thuộc thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam. Nơi đây là một ngôi làng chài nghèo nằm ven biển. Những bức tường ở ngôi làng này do những bàn tay tài hoa của những nghệ sĩ Việt Nam và Hàn Quốc vẽ nên. Không còn phủ nhận gì nữa, đây chính là làng cái tên nằm trên top tìm kiếm của các bạn trẻ thời gian gần đây. Tam Thanh thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp độc đáo, sáng tạo, mới mẻ có một không hai và thống kê cho thấy chỉ sau 4 tháng đầu tiên được khen ngợi trên báo chí thì lượt khách đổ về đây vô cùng đông. Kể từ đây, Tam Thanh được thay đổi để khoác lên mình một màu áo mới thật đẹp chứ không còn là làng chài nghèo xác xơ ven biển nữa. Những bức tranh vừa kết hợp nét đẹp từ mỹ thuật Hàn Quốc lại vẫn thấm nhuần cái dân dã của mảnh đất Nam Trung Bộ. Những bức tranh đầy màu sắc như đưa bạn trở về với những ký ức tuổi thơ tươi đẹp. Những bức tranh đã khiến vùng quê nghèo Tam Thanh như được tái tạo lại một lần nữa. Nó như được bước mình sang một trang mới, nơi chứa đầy hi vọng của một cuộc sống ấm no hạnh phúc, một vụ mùa bội thu, sóng yên biển lặng, nó khiến cuộc sống nơi đây không còn buồn tẻ và nặng nhọc không khí mưu sinh vất vả nữa. Những bức tường, hàng rào thô sơ đã được thay bằng những hình vẽ, họa tiết ngộ nghĩnh như những câu chuyện trẻ thơ. Những con đường nhỏ trong làng cũng trở nên thơ mộng lạ thường. Những bức họa không chỉ tạo nên sức hút du khách tới thăm ngôi làng độc đáo mà còn làm cho cuộc sống của người dân nơi đây thêm nhẹ nhàng, thư thái, khác hẳn với những gam màu trầm buồn trước đây. Những du khách khi làng bích họa Tam Thanh, đặc biệt là giới trẻ, đều chia sẻ họ rất thích thú với mô hình này, khi nghệ thuật thực sự đã hòa vào với cuộc sống, trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày. Tất cả đều hy vọng mô hình này sẽ tiếp tục được mở rộng và phát triển thêm ở nhiều địa phương khác, để mỗi làng quê Việt Nam đều trở thành những câu chuyện, mỗi cuộc đời đều trở nên đáng nhớ. Và trên tất cả, chúng ta cần gửi lời cám ơn chân thành đến với những người bạn họa sỹ Hàn Quốc tài hoa và nhiệt tình, đã lan tỏa tình yêu nghệ thuật đến cho một ngôi làng nhỏ bé.

Quảng Nam

Từ tháng 1 đến tháng 12

268 lượt xem

Rừng dừa bảy mẫu

Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh Hội An khi được đưa vào khai thác du lịch đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách tham quan. Sở dĩ có cái tên này vì ngày xưa, khu rừng này có khoảng 7 mẫu dừa tự do sinh sôi nảy nở. Tới nay, rừng đã phát triển lên hơn 100 ha nhưng người ta vẫn giữ cái tên rừng dừa Bảy Mẫu vì nó đã quá quen thuộc và thân thương với người dân và khách du lịch Hội An. Vì nằm ngay trong vùng nước lợ nên rất thích hợp cho dừa nước phát triển. Có 2 cách để tới đây, từ phố cổ Hội An bạn có thể đi đến đây bằng đường bộ hay đường sông đều được. Nếu đi thuyền thì xuất phát từ bến thuyền trên đường Bạch Đằng, ở ngay gần chợ Hội An thôi, bạn sẽ theo dòng chảy sông Hoài xuôi về hướng Đông, đi khoảng 5 cây số là tới. Còn nếu đi đường bộ thì bạn chạy xen theo tuyến đường Trần Phú, đi thẳng Nguyễn Duy Hiệu, thấy ngã tư thì rẽ phải vào đường Trần Nhân Tông, đi thêm khoảng 4km nữa là Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh đã hiện ra trước mắt bạn. Nơi đây vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã trở thành căn cứ địa cách mạng, giúp quân ta đấu tranh chiến thắng được kẻ thù với rất nhiều chiến công hiển hách. Lực lượng du kích địa phương đã nhờ vào địa hình kín đáo, nhiều chỗ dễ lẩn khuất để tổ chức nhiều trận đánh bất ngờ, kể cả những khi lực lượng quân ta quá mỏng nhưng quân địch lại rất nhiều mà ta vẫn đánh bại những trận càn của địch, địch còn trang bị nhiều vũ khí hiện đại hơn ta, có pháo binh, không quân chiến đấu nhưng vẫn không thể làm ta thua trận. Có thể kể đến trận đánh tiêu biểu vào năm 1948, bộ binh của thực dân Pháp với sự yểm trợ của xe tăng, tấn công vào Rừng dừa Bảy Mẫu Hội An nhằm tiêu diệt hết lực lượng vũ trang của ta. Nhưng không hề sợ hãi, lực lượng du kích địa phương nhờ quen thuộc địa hình, đã tổ chức đánh bí mật, bám sát địch, ta ném lựu đạn vào thùng xe làm cho bọn địch vô cùng hoảng sợ, phải bỏ dở trận càn mà quay đầu rút về Hội An. Chính vì thấy nhiều lần càn quét đều thất bại cho nên chúng đã bắt ép nhân dân ở các xã xung quanh đến phát quang toàn bộ rừng để ta không còn nơi trú ẩn, không thể tập kích bất ngờ. Tuy nhiên, chúng không đạt được như ý đồ, chỉ sau một thời gian ngắn, Rừng dừa lại phát triển tốt tươi, xanh ngắt, khiến những trận càn của chúng đều thất bại thảm hại. Sau khi kết thúc trong thắng lợi, đánh đuổi được thực dân Pháp, năm 1954 khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết thì Ngô Đình Diệm nhận tiếp quản Quảng Nam. Chúng đã gây ra nhiều cuộc tàn sát đẫm máu như ở Vĩnh Trinh, Chợ Được. Chưa hết, chúng còn không ngừng tổ chức các cuộc truy quét “Tố cộng”, “Diệt cộng”, truy lùng ngày đêm Cộng sản. Và chính trong khoảng thời gian ấy, rừng dừa đã giúp cho các cán bộ cấp cao của Thị ủy Hội An, Tỉnh ủy Quảng Nam có nơi trú ẩn an toàn và không bị chúng bắt được. Năm 1966, khi đế quốc Mỹ đem quân vào Miền Nam, chúng đã cho tiến hành nhiều cuộc càn quét với quy mô lớn và vùng giải phóng Cẩm Thanh với địa điểm địch đặt ra là Rừng dừa Bảy Mẫu cũng nằm trong số đó. Vào ngày 13/6/1966, chúng huy động đến 4 đại đội hỗn hợp Mỹ ngụy gồm 1000 tên và 28 lượt máy bay trực thăng đổ xuống, tiến đánh khu vực Cẩm Thanh và rừng dừa. Không chỉ được trang bị những vũ khí hiện đại chúng còn nhận sự yểm trợ từ 5 thuyền máy gắn đại liên cùng với pháo tầm xa từ sự hỗ trợ của các đồn lân cận. Vậy mà chỉ trong 3 ngày chiến đấu, lợi dụng địa hình của rừng dừa, quân ta đã tổ chức nhiều trận phản kích làm bẻ gãy các trận càn quét của địch, tiêu diệt nhiều quân địch, làm tổn thất lớn cho kẻ thù. Từ những năm 1967 cho đến ngày Hội An toàn thắng, đã rất nhiều lần lực lượng du kích và bộ đội đã ngâm mình trong rừng dừa, mở nhiều cuộc tập kích bất ngờ, làm cho địch không kịp trở tay, ta hạ gục được không quân, pháo binh, hải thuyền của địch một cách ngoạn mục. Nơi đây góp phần trở thành một nơi trú ẩn an toàn, khiến Cẩm Thanh trở thành bàn đạp quan trọng của phía Đông để lực lượng của ta tiến đánh nội ô Hội An với rất nhiều chiến thắng vẻ vang, lẫy lừng một thời, giúp Hội An được giải phóng hoàn toàn, chấm dứt 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta. Rừng dừa Bảy Mẫu ở Hội An là căn cứ đã đi vào lịch sử quê hương như một khu tử địa, làm mồ chôn thây giặc vì đã có quá nhiều quân địch chết tại nơi đây. Mặc dù nhiều công trình phòng thủ chiến đấu của quân ta ngày trước không còn nhưng những cây dừa vẫn hiện hữu với sức sống mãnh liệt, quật cường, phát triển xanh tốt quanh năm như ghi dấu những chiến tích oai hùng, vẻ vang của quân và dân Hội An trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tới đây, du khách sẽ được thăm quan khu rừng hoàn toàn trên thuyền theo phong cách miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, điểm đặc trưng để phân biệt rừng dừa này với sông nước miền tây, đó là ở đây người dân không dùng phương tiện di chuyển là những chiếc thuyền thông dụng mà sử dụng thuyền thúng. Lại nói đến những chiếc thuyền thúng. Khách thăm quan tới đây khi thắc mắc, tò mò sẽ được người lái thuyền giải thích cho nguồn gốc của chiếc thuyền này, chúng có từ khi nào, lí do tại sao người ta lại sử dụng thuyền thúng thay cho thuyền bình thường… Tất tần tật những điều bạn thắc mắc sẽ được lí giải. Hãy tới đây để trải nghiệm cảm giác đi trên phương tiện đặc biệt này và tự tìm cho mình lời giải đáp nhé. Kinh nghiệm là các bạn nên đi vào tầm tháng 8 âm lịch, khi đó bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bụi dừa nước đang vào mùa chín và thưởng thức món cơm dừa rắc dừng thơm ngon bùi bùi. Nên tránh đi vào tháng 11 và tháng 12 vì những cơn mưa có thể sẽ làm bạn bị mắc kẹt trong phòng không thể tận hưởng chuyến hành trình. Theo sự điều khiển bằng tay chèo dẻo dai, chiếc thuyền từ từ di chuyển đi vào sâu bên trong Rừng dừa Bảy Mẫu. Những rặng dừa cao cao xanh rì ngả bóng in xuống dòng nước. Trên chuyến đi, người chèo thuyền sẽ hái lá dừa làm thành những món trang sức thiên nhiên ngộ nghĩnh như mũ, nhẫn, mắt kiếng…vô cùng đáng yêu tặng cho du khách. Vừa xuôi theo dòng nước yên ả ngắm nhìn rặng dừa xanh mát bạt ngàn, vừa lắng nghe bác lái thuyền ca một điệu hò Quảng hay chìm đắm trong câu chuyện thời kháng chiến qua giọng kể trầm ấm, thân thương của người miền Trung sẽ trở thành một trải nghiệm mà bạn không bao giờ muốn kết thúc. Nhờ địa hình ẩn nấp kín đáo, rừng dừa Bảy Mẫu đã được chọn làm căn cứ địa và gắn liền với những chiến thắng vẻ vang của quân – dân Hội An trong hai cuộc kháng chiến dân tộc.

Quảng Nam

Từ tháng 1 đến tháng 12

261 lượt xem

Bãi biển Hà My

Trước đây, trừ dân bản địa thì ít ai biết tới bãi biển Hà My cho tới khi tờ Telegraph của Anh bình chọn nơi này là một trong những bãi biển đẹp nhất châu Á. Đây là niềm vinh dự lớn của người dân Quảng Nam nói riêng và của ngành du lịch Việt Nam nói chung khi biển Hà My được đứng cạnh những cái tên nổi tiếng như: bãi biển cung điện Emirates (Anh), biển Phranang (Thái Lan), vịnh Kabira (Nhật Bản). Đường đến Hà My khá dễ tìm vì nằm ngay trên tuyến đường ven biển nối thành phố Đà Nẵng với phố cổ Hội An. Tại đây, bạn có thể thả mình nằm dài cả ngày trên bãi cát tắm nắng, đón những con sóng nhỏ lăn tăn chạy đuổi theo nhau vào bờ mà không lo bị làm phiền bởi sự đông đúc và những tiếng ồn xung quanh như ở các bãi biển nổi tiếng. Bờ cát trắng phau “đặc sản” của biển miền Trung, trời biển xanh xanh hòa cùng một màu, những hàng dừa nước rợp bóng trải dài trên bãi cát cùng nhau tạo nên vẻ yên bình hiếm thấy ở một thành phố du lịch. Tới bãi biển Hà My bạn đừng quá lo lắng việc ở đâu, ăn gì. Dù địa điểm này còn khá mới chưa được xúc tiến đẩy mạnh du lịch nhưng ở đây không thiếu quán ăn và chỗ nghỉ đâu. Xung quanh bãi biển có khá nhiều địa điểm từ bình dân đến sang chảnh như homestay, nhà nghỉ, khách sạn, resort với giá từ 400.000 đồng. Đồ hải sản cũng chẳng thua kém những nơi khác với đầy đủ các món ăn được chế biến hấp dẫn khiến du khách đôi lúc quên mất đang nghỉ mát tại một bãi biển hoang sơ chứ không phải điểm du lịch nổi tiếng với cảnh đẹp và thức ăn ngon. Tranh thủ lúc bãi biển Hà My vẫn còn giữ nguyên được nét tự nhiên, mộc mạc và vắng vẻ, hãy tự thưởng cho mình và người thân một chuyến nghỉ dưỡng tới vùng biển xinh đẹp này ngay thôi.

Quảng Nam

Tháng 3 đến tháng 10

282 lượt xem

Bãi biển An Bàng

Biển An Bàng là địa điểm du lịch Hội An thuộc phường Cẩm An của thành phố cổ Hội An, xưa vốn chỉ bãi biển để người dân trong vùng đến tắm vào mỗi buổi sáng sớm, bởi vậy, nơi đây vãn còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ đến thuần khiết, chưa có sự gọt giữa nhân tạo. Bãi biển An Bàng an bình, chất chứa vẻ trầm ngâm, tĩnh lặng, trái ngược hoàn toàn với biển Cửa Đại sôi động, náo nhiệt của cuộc sống trẻ trung, hiện đại. Chỉ cách thành phố Hội An vài cây số, du khách đến đây, đặt chân lên bờ cát trắng mịn, ngắm nhìn những dải hoa muống biển màu tím nhạt mọc trên mặt cát thoai thoải, bước xuống làn nước trong xanh, tươi mát khiến cho tâm hồn thoải mái, nhẹ nhàng hoà nhịp cùng thiên nhiên, trút bỏ bao muộn phiền của cuộc sống hối hả. Du khách sẽ ngỡ ngàng trước cảnh đẹp rất riêng biệt của bãi biển An Bàng, bãi biển rộng với màu sắc xanh của nước biển, của bầu trời làm chủ đạo xen kẽ là màu trắng ngà của bờ cát bát ngát như một tấm lụa mỏng vắt ngang. Nổi bật trên đó là hình ảnh những chiếc thuyền thúng đơn sơ, giản dị của những người dân chài. Không khí trong lành thoáng đãng, yên bình. Đến nơi đây, giang hai tay đón hít thở thật sâu để cảm nhận được không khí trong lành tươi mát, vị mặn mòi của hơi gió biển sẽ làm cho bạn cảm thấy thư thái dê chịu giống như đang lạc vào một thế giới thần tiên. Đến Biển An Bàng chỉ có nghỉ ngơi và thư giãn. Bạn sẽ như trút bỏ đươc hết mệt nhọc, muộn phiền, lo toan tấp nập của cuộc sống. Sớm tinh mơ, khi du khách tản bộ trên bờ biển, sẽ bắt gặp hình ảnh những bé gái, bé trai chăm chỉ mò bắt còng gió, những chiếc thuyền thúng ở xa xa bồng bềnh trước cơn sóng biển. Nhiều du khách không thích sự ồn ào, chật chội thường tìm đến bãi biển An Bàng để thưởng thức cái tĩnh lặng, vẻ đẹp trầm lắng của nơi đây, để được tắm biển thoải mái, nằm dài trên ghế đọc sách, phơi mình trong nắng biển, lặng nhìn đảo Cù Lao Chàm phía xa và khi ánh mặt trời lên cao thì trú trong những mái lá dừa tránh nắng. Sóng của biển An Bàng lớn và mạnh mẽ rất phù hợp cho những du khách nào đam mê trò ném bóng dưới nước, nhảy sóng, lướt ván. Đến địa điểm du lịch Hội An – biển An Bàng, du khách nên đi vào buổi sáng sớm, vui chơi nô đùa cả ngày không chán trên bãi biển và về lại với thành phố Hội An khi màn đêm buông xuống, ngoài ra du khách cũng có thể nghỉ lại trong các nhà nghỉ từ đơn sơ đến hiện đại để được ngắm nhìn cả bầu trời đầy những vì sao sáng lấp lánh hoà cùng tiếng sóng biển ngày đêm vỗ vào bờ cát, âm vang. Bãi biển An Bàng có mặt trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất thế giới do CNNGo bình chọn vào năm 2011, biển An Bàng được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến và trở thành dịa danh nổi tiếng nằm trong những địa điểm du lịch Hội An. Bạn có thể đón bình minh trên biển, còn gì thú vị hơn khi thức dạy sớm ở một nơi xa. Bước từng bước nhẹ trên mặt cát láng mịn, những giọt sương mai từ từ, tí tách lướt nhẹ trên những tàu lá dừa, trôi nhẹ thả mình vào cát. Mặt trời từ từ nhô lên khỏi mặt biển, những tia nắng mai ấm áp đầu tiên chiếu rọi. Cả vùng biển như chìm trong sắc đỏ. Lúc này mặt nước rất trong nó trông giống như một tấm gương phản chiếu ánh mặt trời. Buổi trưa khi mặt trời lên cao, từng tia nắng vàng chói chang chiếu xuống mặt đất, cả khuung tròi biển tạo nên một không gian lấp lánh giống như bạn đang lạc vào một kho báu toàn những đá quý lấp lánh. Những quán ăn hay khu nghỉ dưỡng mọc lên ở đây rất nhiều. Dạo quanh bãi biển An Bàng du khách sẽ thấy những quán xá nhỏ xinh, không gian thoáng đãng, kiến trúc hướng nội. Bạn có thể ngồi trong quán vừa nhâm nhi đồ ăn thức uống vừa ngắm cảnh biển. Không gian thoáng đãng, thật yên bình, mộc mạc. Ở đây có nhiều chòi lá dừa hay lá cọ (ô cọ), sau khi tắm biển bạn có thể nằm trên những chiếc chõng, võng để nghỉ ngơi và tắm nắng. Không chỉ đươc tắm biển mà du khách khi tới đây còn được thử sức với những trò chơi mạo hiểm trên biển như lướt ván, thuyền cano kéo ván trên biển.Hoặc bạn có thể thuê cano hoặc xe máy nước để đi du ngoạn quanh bờ biển .Đó là những thú vui không thể thiếu. Hơn nữa ở đây còn có những quán bar của người nước ngài mở. Du khách sẽ thích thú khi vừa được vui chơi vừa được chiêm ngưỡng cảnh đẹp ngay trên bãi biển. Những quán bar này không khác gì những bữa tiệc nhạc hội trên biển. Khá là thú vị khi được nhâm nhi một ly rượu, nhạc sập sình bên tai… không khí tưng bừng náo nhiệt. Ngoài ra, khi đến với biển An Bàng Hội An du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon của biển như: mực, tôm hùm, các loại cá biển… được chế biến hấp dẫn. Và những món đặc sản tươi ngon của Hội An. Tất cả hợp lại sẽ mang lại cho du khách cảm thấy niềm hạnh phúc ngập tràn trong từng giác quan của mình. Tuy là một vùng biển nhưng khi tới đây bạn vẫn có thể thưởng thức được tất cả các món ăn đặc sản của Hội An .Một số món bạn có thể được thưởng thức khi tới đây như: Cao Lầu, Bánh đập xào hến, bánh canh cá, bánh ướt thịt nướng, bánh bèo, bánh xèo…. Mặc dù không phải là những món ăn mới lạ nhưng nó lại mang hương vị rất riêng và đặc trưng, làm nên thương hiệu đặc sản ở Hội An. Nếu đã quá quen thuộc với một nơi ồn ào xô bô tấp nập, muốn tìm đến một nơi vừa yên bình, thanh tĩnh vừa mang vẻ đẹp mộc mạc nên thơ thì bạn nên đến với Bãi Biển An Bàng. Đến đây để tận hưởng cảm giá c thích thú giữa thiên đường trên đảo với sự mộc mạc , yên tĩnh đến ngọt ngào của biển khơi.

Quảng Nam

Tháng 3 đến tháng 10

266 lượt xem

Khe Lim

Khe Lim là địa điểm du lịch nổi bật nằm ở địa phận xã Đại Hồng thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, cách thị trấn Ái Nghĩa khoảng gần 20 km về phía tây nam. Vào những ngày nắng đẹp du khách đứng tại chân cầu Hà Nha nằm trên quốc lộ 14B đưa ánh mắt về phía đỉnh núi Am Thông nơi có những vách núi cheo leo, dựng ngược cùng ngọn thác ngày đêm tung bọt trắng xoá như làn sương mờ ảo đổ xuống chân núi tạo nên nhiều tầng với độ cao lên đến 100 m, khiến cho du khách không khỏi ngỡ ngàng trước bức tranh sơn thuỷ hữa tình mà tràn trề sức sống. Điểm du lịch Hội An Khe Lim bắt nguồn từ khe chảy qua nhiều địa phận nơi có nhiều loài cây có gỗ quý hiếm và giá trị kinh tế cao đó là cây gỗ lim. Từ xa xưa, người dân sinh sống trong vùng đã biết đến khe Lim với vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo không chỉ bởi có riêng một dòng nước rộng khoảng 20 m từ trên cao ngày đêm ầm ầm đổ xuống tạo thành một dòng suối lớn với nhiều tảng đá lớn nhỏ đã có từ rất lâu được bao phủ màu xanh của rêu phong nằm xếp chồng lên nhau, tất cả tạo nên một khung cảnh hùng vĩ đến say đắm lòng người. Hai bên bờ suối ở địa điểm du lịch này là những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn yên bình với các loài động vật và thực vật phong phú, đa dạng mang trên mình một màu xanh tươi tràn đầy sức sống của thiên nhiên, nơi đây khí hậu ôn hoà giúp cho hoa cỏ phát triển mạnh mẽ, lan rừng nở bung khoe sắc và toả ngát hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng trong làn gió trời mang lại sự thanh tịnh đến thư thái cho du khách. Trong bức tranh của ngàn hoa khoe sắc, của cây cối tốt tươi ấy nổi bật lên hình ảnh sừng sững của dãy núi Hio Hiu ở phía Nam khiến cho ai đã từng đặt chân đến đây đều ngỡ ngàng, yêu mến. Càng lên cao và đi sâu vào bên trong, rừng cây càng rậm rạp, dây leo chằng chịt, đan xen vào nhau nên dù trời có vào thời tiết mùa hè với ánh nắng chói chang nhưng không khí ở đây vẫn thật mát mẻ, dễ chịu. Hết đoạn đường núi cheo leo, hiểm trở, một không gian cảnh đẹp mở ra trước tầm mắt của du khách thật bao la với trời xanh, mây trắng, núi rừng trùng điệp, với dòng suối trong vắt, réo rắt như tiếng đàn du dương của ai đó vọng lại, trong tiếng rì rào, xào xạc của lá cây và đôi lúc là âm thanh chao nghiêng thật khẽ của những chiếc lá vàng trên những ghềnh đá lớn mặt phẳng, chiều rộng cỡ phải 4 hay 5 người ôm mới xuể với màu nâu xám, vàng, xanh rêu mang những hình thù kỳ bí, nơi đây đủ cho hàng chục du khách vui chơi, nghỉ ngơi, ngâm mình tắm trong làn nước mát lịm của con suối. Ngước mắt lên lưng chừng núi, du khách sẽ bị thu hút bởi chằng chịt những con thác đang tung bọt trắng xóa, phủ lên lên những tán cây xanh, quyện hòa với ánh nắng vàng rực rỡ tạo nên chiếc cầu vồng nhiều màu sắc thật long lanh, huyền diệu, đôi lúc lại thật giống với bảng màu đổ vội loang lổ mà đầy nghệ thuật của người nghệ sĩ rừng xanh, những cảnh đẹp đắm say lòng người. Một bầu không khí trong lành đang chào đón, du khách hãy hít thở thật sâu để hưởng thụ không khí trong lành của núi rừng, thiên nhiên mà cảm thấy trong lòng thư thái, bao mệt mỏi, lo toan đời thường dường như cũng tan biến theo bọt nước trắng xóa, được lắng nghe những câu chuyện về dấu tích Chùa Am trên đỉnh núi Am Thông với những giai thoại dân gian huyền bí được người dân truyền cho nhau từ đời này qua đời khác. Ngày nay với vẻ đẹp thiên nhiên có một không hai, Khe Lim đã trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi bật, du khách đến đây để thư giãn và có thêm nhiều kỷ niệm đẹp bên người thân và bạn bè.

Quảng Nam

Từ tháng 1 đến tháng 12

264 lượt xem

Tượng đài Mẹ Thứ

Tượng đài Mẹ Thứ nằm trên đỉnh núi Cấm, thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. Hàng năm, khu tượng đài Mẹ Thứ là điểm tham quan thu hút rất nhiều lượt du khách gần xa đến đây. Nằm cách Thành phố Tam Kỳ khoảng 7 km, liền kề với nhiều điểm tham quan du lịch nổi tiếng khác. Du khách có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện: ô tô, xe máy hoặc xe buýt. Nếu du khách di chuyển bằng ô tô đi từ thành phố Đà Nẵng đến Tam Kỳ sẽ mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Đến ngã tư thì rẽ trái xuống đường Thanh Hóa. Chỉ cần đi thẳng theo sự chỉ dẫn của bảng đường bạn sẽ tìm được ngay tượng đài Mẹ Thứ. Hay di chuyển bằng xe máy cũng là sở thích cho những bạn trẻ đam mê phượt. Nhưng vì đường đi quanh co với hai bên toàn là núi và thường không có trạm xăng dọc đường nên du khách lưu ý đi cẩn thận và đổ đầy bình xăng trước chuyến đi. Sau gần 7 năm xây dựng và hoàn thiện, tượng đài Mẹ Thứ được khánh thành vào tháng 3/2015. Với tổng diện tích 15ha trên đỉnh núi Cấm bao la rộng lớn thật khiến du khách choáng ngợp với không gian gần gũi với thiên nhiên, núi rừng hùng vĩ nơi đây. Tượng Đài cao 18,5m được làm bằng chất liệu đá sa thạch với các khối tượng được làm bằng đá hoa cương chạy dài theo đường cánh cung 120m. Ở chính giữa tượng đài là chân dung mẹ Nguyễn Thị Thứ được khắc những nét bình dị, mộc mạc, vẻ đẹp nhân hậu và tình thương bao la mẹ dành cho các con. Ở hai bên khối tượng là những vách đá được tạo thành những khối đá tự nhiên xếp san sát nhau một cách khéo léo uyển chuyển như những cung bậc tiết tấu của một bản nhạc giao hưởng. Những cung bậc trầm, bổng, lên xuống giống như tượng trưng cho năm tháng lịch sử gian khổ của những người con. Đó giống như là tất cả cung bậc cảm xúc vui, buồn, mong, nhớ của những người con xa nhà nơi phương xa mong nhớ về người Mẹ của mình. Sự khéo léo của người khắc họa thật khiến du khách cảm thấy nghẹn ngào, rụng động trước hình ảnh Tượng đài Mẹ Thứ linh thiêng. Bao xung quanh tượng đài là hồ nước rộng lớn hơn 1000m2. Du khách nếu từ ngoài nhìn vào sẽ những dòng nước chảy ra từ bên trong vách tượng Mẹ tràn lên mặt hồ. Hình ảnh người Mẹ Thứ ôm trọn các con vào lòng mang một ý nghĩa nhân văn biểu trưng cho tình cảm dâng trào, yêu thương sâu sắc, nghĩa tình của người Mẹ đối với các con, với những người chiến sĩ anh dũng và hết lòng với Tổ Quốc trong những năm tháng đấu tranh oanh liệt. Đi vào bên trong, du khách sẽ thấy bảo tàng với diện tích 400m2. Ngay từ lúc đầu tiên bước vào, du khách sẽ thấy ngay phòng trưng bày, sau đó là phòng bảo quản – Đây chính là nơi ghi danh các bà mẹ Việt Nam anh hùng cùng với những tư liệu hình ảnh, phim ảnh, giới thiệu về cuộc đời trong những năm tháng khốc liệt cũng như sự cống hiến hết mình của người Mẹ với Tổ quốc Việt Nam. Du khách chỉ cần dạo một vòng để khám phá thôi sẽ dễ dàng hình dung ra được sự vất vả gian khổ, tình yêu bao la của người Mẹ dành cho các chiến sĩ Việt Nam mà không thể so sánh được với bất kì một ai khác. Hãy kịp chụp lại những khoảnh khắc này để thấy đây thực sự là những giây phút thiêng liêng ý nghĩa mà chỉ khi du khách tới đây mới có thể cảm nhận được. Mặt trước tượng đài Mẹ Thứ là quảng trường tiền môn với 8 cột trụ cao khổng lồ. Đây là những cột trụ huyền thoại, mỗi cột cao 11m với đường kính gần 2m. Nếu đi từ phía ngoài vào bạn sẽ thấy hai bên là những cột trụ cao sừng sững khắc họa hình ảnh trượng trưng cho các bà mẹ ở mọi miền đất nước nhằm thể hiện sự biết ơn, trân trọng công lao to lớn của người phụ nữ Viêt Nam kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Dọc theo lối vào chính lên tượng đài, du khách sẽ nhìn thấy hai bên là 30 ngọn đèn đá, tượng trưng cho 30 năm vất vả, sự chờ đợi mòn mỏi của người Mẹ Việt Nam anh hùng chờ đợi các con đánh trận trở về. Chỉ nhìn thấy những hình ảnh này thôi đã làm rung động trái tim của du khách khi đến thăm quan tượng đài Mẹ Thứ hùng vĩ giữa bầu trời xanh bao la. Du khách có thể tham quan ở phía sau tượng đài là nơi các nghệ nhân khắc những bài thơ về người Mẹ Việt Nam Anh Hùng lên tảng đá lớn. Những bài thơ dạt dào, tình cảm, sâu lắng ca ngợi về Mẹ khiến cho du khách bâng khuâng, xao xuyến, ai tới đây cũng đều không muốn về. Với khuôn viên rộng, thành phố Quảng Nam đã cho xây dựng 12 ngôi nhà chờ cùng với không gian mở, thoáng mát xung quanh trông nhiều cây và hoa. Đây là nơi du khách có thể nghỉ chân, ăn uống và chụp ảnh kỉ niệm cùng bạn bè, gia đình.

Quảng Nam

Từ tháng 1 đến tháng 12

269 lượt xem

Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà đậm chất là một làng nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời trong thế kỷ XVI. Trước đây, làng gốm đã được hình thành tại làng Thanh Chiêm rồi sau đó mới chuyển về địa chỉ phường Thanh Hà, Hội An tp. Hội An Quảng Nam như hiện hay. Cùng trải qua lịch sử bao thăng trầm nơi phố cảng Hội An, làng nghề cũng đã có những thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ XVII – XVII nổi danh như một “thổ sản quốc gia” được tiến vua cũng vì thế mà tiếng lành đồn xa. Bao sóng gió thời gian đã trải qua nơi đây, cũng có những thời kỳ tưởng chừng như nghề gốm nơi đây rơi vào quên lãng, nhưng với cái tâm và lòng yêu nghề, những nghệ nhân làng nghề vẫn quyết tâm một lần nữa làm sống lại nét đẹp cũng như cái hồn cốt của một làng nghề truyền thống. Ta tự hỏi, làng Thanh Hà giờ sẽ ra sao nếu nghề gốm không còn nữa? Thật khó có câu trả lời, nhưng du khách đến với Hội An giờ không cần lo lắng điều đó nữa. Gốm Thanh Hà đang sống lại và không ngừng chuyển mình mạnh mẽ. Hiện làng nghề đã trở thành điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt từ sau khi đô thị cổ Hội An được công nhận là “di sản văn hóa thế giới”. Khám phá làng Thanh Hà du khách không chỉ được hoà mình trong không gian làng quê mộc mạc, thanh bình mà còn được tha hồ lựa chọn những món quà lưu niệm cho người thân và bạn bè hay trải nghiệm tự tay làm ra những sản phẩm gốm độc đáo. Đồ gốm Thanh Hà đặc biệt bởi được làm từ loại đất sét màu nâu, đặc, dẻo và có độ kết dính cao. Cũng chính vì lẽ đó, khi đi dọc phố cổ Hội An bạn sẽ thấy màu chủ đạo là nâu, vàng, đỏ thẫm… Đó là màu đất, màu gỗ và cũng là màu mái ngói được làm từ làng gốm. Đến đây, bạn còn được chứng kiến quá trình tạo ra những sản phẩm gốm tuyệt mỹ của các nghệ nhân tài hoa và khéo léo. Qua nhiều công đoạn, các khối đất được tạo hình bằng tay trên bàn xoay. Sau đó, họ mang sản phẩm của mình ra phơi nắng hay hong bếp củi cho mau khô. Cuối cùng, những vật phẩm này được đưa vào lò nung. Một món đồ gốm được làm ra bởi sự công phu và cầu kỳ như thế. Người thợ Thanh Hà không chỉ khéo léo, sáng tạo mà họ còn là người có lòng yêu nghề, yêu quê, nâng niu, chắt chiu và gửi hồn vào từng hòn đất. Mọi người không những được quan sát trực tiếp các công đoạn để tạo ra một sản phẩm đồ gốm qua bàn tay tài hoa nghệ sĩ của những nghệ nhân trong làng và mà còn có thể sáng tạo riêng cho mình những sản phẩm mang dấu ấn cá nhân. Theo những nghệ nhân lâu năm ở Thanh Hà, quy trình để làm ra một sản phẩm đúng chất gốm Thanh Hà đòi hỏi một kỳ công và tâm huyết, cũng như tài hoa bàn tay người thợ để thổi được cái hồn tinh túy nhất vào đất. Từ khâu chọn đất, làm đất cho đến lên khuôn trên bàn vuốt, những đôi bàn tay nhào nặn như đưa cả tâm trí tập trung vào từng vòng quay của chiếc bàn xoay, rồi đến khi ra sản phẩm cuối cùng, còn nhiều công đoạn tinh vi, tỷ mẩn và công phu hơn nữa. Khi sản phẩm đã thành hình lại tiếp tục trải qua nắng rát, mực vẽ hoa văn rồi mới được đưa vào lò nung. Công đoạn nung thì quan trọng nhất là lửa, độ lửa và thời gian đều phải chính xác nếu không sẽ hỏng cả mẻ gốm, bao công sức sẽ trở thành gốm vụn. Khi tham quan làng Thanh Hà, các bạn đừng quên ghé thăm Công viên Đất nung Thanh Hà – công viên gốm lớn nhất tại Việt Nam nữa bạn nhé! Đây được ví như một bảo tàng gốm “có một không hai” trên cả nước với nhiều khu vực chợ, triển lãm, bảo tàng trưng bày các sản phẩm gốm độc đáo. Trong đó đặc biệt nhất có lẽ là khu thế giới thu nhỏ, nơi tái hiện sinh động lại các công trình kiến trúc của Việt Nam và những kỳ quan thế giới bằng gốm. Cùng với sự phát triển du lịch của phố cổ Hội An, những sản phẩm của làng gốm Thanh Hà Quảng Nam đã được đến gần hơn với du khách mọi miền. Và từ đó, khách du lịch tìm đến làng Thanh Hà để tham quan, mua sắm và chìm đắm trong thế giới đồ gốm ngày một đông. Du khách rời Thanh Hà mà không sắm cho mình một món đồ gốm nhỏ xinh làm quà lưu niệm mang về làm quà cho bạn bè và người thân và bạn bè thì thật là lãng phí chuyến đi.

Quảng Nam

Từ tháng 1 đến tháng 12

297 lượt xem

Phố Cổ Hội An

Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương. Kiểu nhà ở phổ biến nhất chính là những ngôi nhà hình ống chỉ một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài. Nhà được làm từ những vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt nơi đây. Hai bên có tường gạch ngăn cách và khung nhà bằng gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa. Mỗi ngôi nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên. Mỗi ngôi nhà đều có phần sân trời của được lát đá và trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, tạo nên một nét đẹp tổng thể. Với lối kiến trúc độc đáo, không gian ngôi nhà ở Hội An luôn thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng mặt trời, con người và thiên nhiên như hòa làm một. Những điều đó đem lại một cuộc sống tự do thoải mái cho người dân địa phương và sự thích thú cho du khách trong chuyến đi du lịch Hội An. Đường phố ở khu phố cổ được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố ngắn và đẹp, uốn lượn, ôm lấy những ngôi nhà. Dạo bước chân qua từng con phố nhỏ xinh và yên bình ấy, du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn thấy được một phần cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân phố Hội, một cuộc sống yên bình, giản dị. Quần thể di tích kiến trúc Hội An hết sức phong phú và tuyệt mỹ vì vậy nơi này đã, đang và mãi là địa điểm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá và tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ khi đặt khách sạn ngay khu phố cổ Hội An. Đi du lịch Hội An, du khách sẽ nhận ra rằng, dường như thời gian đã dừng lại ở nơi đây trong từng mái nhà lợp ngói âm dương phủ kín màu rêu, những mảng tường xám mốc xưa cũ, lưu giữ từ xa xưa và tồn tại cho đến ngày nay. Sẽ là thiếu sót nếu du lịch Quảng Nam mà bạn không tới tham quan “biểu tượng của Hội An” – Chùa Cầu. Nơi đây còn có cái tên khác Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú. Công trình kiến trúc độc đáo này còn được in trên tờ tiền polyme 20.000đ. Chùa Cầu cong cong, được làm bằng ván gỗ bắc ngang qua con lạch thông ra sông Hoài. Cầu dài 18m có mái che lợp bằng ngói âm dương, quay mặt về phía sông Thu Bồn. Điều đặc biệt là dù được người Nhật xây dựng nhưng chùa Cầu lại mang đậm nét kiến trúc Việt Nam. Phía trên cửa chính có chạm nổi ba chữ Hán là Lai Viễn Kiều, nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến. Nơi này thường được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán vào khoảng giữa thế kỷ 16. Phía trên cầu có một ngôi miếu nhỏ thời thần Bắc Đế Trấn Vũ chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Ở hai đầu cầu có đặt nhóm tượng khỉ chó ngồi chầu. Qua năm tháng thời gian và các lần trùng tu, chùa Cầu vẫn là một công trình độc đáo, một nét đẹp kiến trúc đậm phong cách Việt. Đây là tài sản vô giá và chính thức được chọn làm biểu tượng của Hội An Bên cạnh đó, để hiểu hơn về cuộc sống và văn hóa người Hội An, du khách nên đến tham quan một số nhà cổ nổi tiếng và các công trình tâm linh, xã hội như nhà cổ Quân Thắng, Đức An, Tấn Ký, … hay một số hội quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông … Đây là những địa điểm đẹp ở Hội An giúp du khách được trải nghiệm không gian văn hóa đặc trưng phố Hội Nhà cổ Tấn Ký là ngôi nhà cổ vinh dự trở thành Di sản cấp Quốc gia và là nơi duy nhất đón tiếp các Nguyên thủ Quốc gia, chính khách trong và ngoài nước. Nhà cổ kết hợp giữa lối kiến trúc Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Với kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ, địa điểm này gồm hai thanh ngang chồng lên nhau, tượng trưng cho thiên – nhân và 5 thanh dọc tượng trưng cho ngũ hành. Kiến trúc hài hòa của ngôi nhà nói lên mơ ước về sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên tại phố Hội.

Quảng Nam

Từ tháng 1 đến tháng 12

288 lượt xem

Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm – địa điểm du lịch Hội An nằm ngay tại xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, cách bờ biển Cửa Đại khoảng 15 km đường lái xe. Cù Lao Chàm chính là di tích văn hoá lịch sử bao gồm 8 đảo tạo thành: hòn Ông, hòn Dài, hòn Lao, hòn Khô Con, hòn Lá, hòn Tai, hòn Mồ, hòn Khô Mẹ, trong số các đảo này thì đảo chính và lớn nhất tập trung đông đảo dân cư, tập trung các hoạt động thương mại, du lịch đó là hòn Lao. Với lợi thế về địa hình thuận lợi cũng như được tạo hoá ưu ái, Cù Lao Chàm nằm ở khu vực với sự đa dạng sinh thái lớn, xung quanh có rất nhiều loài hải sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, những rạn san hô màu sắc đa dạng được bảo tồn ngay tại môi trường dưới nước biển tự nhiên để phát triển, khiến cho nơi đây trở thành thiên đường dành cho những du khách có đam mê khám phá, chinh phục thiên nhiên, hay những người yêu mến cái đẹp sự hoang sơ của thiên nhiên dưới nước. Toàn bộ đảo chính có tới 7 bãi biển từ Tây Bắc xuống Đông Nam: bãi Bắc nơi có nhiều hang động tự nhiên; bãi Ông nhiều nhà hàng tấp nập cũng là bãi đông khách nhất; bãi Làng là bến cá với khu cư dân xóm Cấm; bãi Xếp còn nguyên vẻ hoang sơ vì chưa đi vào khai thác du lịch; bãi Chồng sở hữu biển đẹp, có khu phòng tắm nước ngọt, những hàng dừa thẳng tăm tắp trong khi bãi Bìm lại thu hút khách du lịch bằng cách mở cửa tắm miễn phí, nơi đây thường là địa điểm để chụp hình làm kỉ niệm vì nước trong xanh, có bãi đá nghệ thuật còn bãi Hương tuy khó tắm vì nhiều thuyền bè neo đậu tại đây nhưng cũng khá thu hút du khách bởi hải sản mới đánh bắt tươi sống. Mỗi một hòn đảo trong cụm Cù Lao Chàm đều có một nét đặc trưng riêng, hấp dẫn du khách. Thường thì khách du lịch sẽ lựa chọn địa điểm du lịch Hội An Cù Lao Chàm vào tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, bởi đây là quãng thời gian khí hậu đẹp nhất, thời tiết ấm áp, có nắng vàng bao phủ, biển nước trong vắt và lặng sóng. Vào các tháng khác chỉ có cư dân định cư cố định sinh sống tại đây vì biển động, thường có những cơn bão bất ngờ hoặc kéo dài nhiều ngày, đảo trở thành vùng bị cô lập. Du lịch tại Cù Lao Chàm hấp dẫn, du khách sẽ có những giờ phút thật sự thoải mái hòa mình vào cảnh đẹp thiên nhiên, thư giãn đầu óc và được vui chơi hết mình với chuyến lặn biển được trang thiết bị lặn hiện đại, an toàn có người hướng dẫn tại bãi Xếp, bãi Ông, bãi Làng, du khách sẽ được khám phá cả thế giới đại dương bao la mà chỉ nhìn thấy qua phim ảnh, internet, du khách cũng có thể dạo chơi tại khu rừng sâu thẳm hay đêm đốt lửa trại bên bờ biển. Ngoài ra, du khách được thưởng thức ẩm thực có một không hai tại đây là món ốc vú nàng độc đáo hình chóp nón, vỏ ngoài đen xám hay cua đá to bằng nắm tay với thịt cua thơm ngon và không tanh, cùng thưởng thức bào ngư thịt giòn vị thơm và khai thác rất khó khan nên quý hiếm, các hải sản tươi ngon như tôm, mực, tôm hùm, yến sào, rau rừng với 16 loại cây lá rừng mang hương vị thuốc nam, mọc hoang tại các chân núi món này chấm với mắm tỏi ớt cũng là những ẩm thực độc đáo xứ này… tất cả đều được chế biến một cách cầu kỳ, hấp dẫn bất cứ một vị khách dù sành ăn. Nhiều khách du lịch không chỉ trong nước mà cả quốc tế khi đến Cù Lao Chàm đều dành ra một chút thời gian mua một ít mực một nắng, loại chỉ được làm từ mực ống được mang từ biển về hãy còn tươi, phơi duy nhất một lần nắng giòn, hay mực khô, yến sào đóng hộp mang hương vị rất đặc trưng của biển để về làm quà cho người thân, bạn bè. Năm 2003 vào tháng 10, khu bảo tồn thiên nhiên tại địa điểm du lịch Hội An Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, được xếp vào 1 trong 15 khu bảo tồn biển của Việt Nam. Với vẻ đẹp tuyệt mỹ cùng với hệ động thực vật phong phú, những di tích lịch sử tồn tại theo hàng trăm năm thời gian Cù Lao Chàm chính thức được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 25- 05- 2009. Ngoài các hoạt động vui chơi, ẩm thực, tắm biển, du khách còn có thể tìm hiểu thêm và tham gia vào các lễ hội truyền thống nơi đây như lễ hội cầu ngư, ngày mà người dân khấn vái cầu xin thần biển ban cho sự yên bình, thuận buồm xuôi gió, đánh bắt được nhiều hải sản khi căng buồm cho thuyền ra khơi hay lễ hội giỗ tổ nghề Yến là dịp người dân tưởng nhớ, tri ân đến những người xưa đi trước có công trong việc khám phá ra ngành nghề khai thác yến sào – món ăn mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người dân sinh sống trên đảo.

Quảng Nam

Tháng 3 đến tháng 8

269 lượt xem

Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn là công trình được vua Bhadravarman cho khởi công từ thế kỷ IV và kết thúc vào cuối thế kỷ XIII. Dưới triều đại vua Jaya Simhavarman III tại đầu thế kỷ XIV thì Mỹ Sơn là quần thể kiến trúc với hơn 70 ngôi đền với phong cách, kiểu dáng độc đáo đặc trưng của vương quốc Chăm Pa. Phần lớn các kiến trúc tại đây đều chịu ảnh hưởng từ văn hoá Ấn Độ giáo. Do sự tàn phá của chiến tranh mà đến năm 1975, Mỹ Sơn chỉ còn giữ lại được 32 công trình gồm 20 đền tháp là còn giữ được nét kiến trúc ban đầu. Đến ngày 1/12/1999 thì thánh địa Mỹ Sơn chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá Thế giới. Trải qua bao nhiêu sự thăng trầm của lịch sử, Mỹ Sơn vẫn đứng vững cho đến ngày hôm nay. Như đã biết thì kiến trúc của thánh địa Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo. Toàn bộ đền tháp đều sử dụng chất liệu là gạch đá và quay mặt về hướng đông - đây là hướng mặt trời mọc và được xem là nơi thần linh trú ngụ. Cấu trúc đền tháp tại đây được chia làm 3 phần chính là: đế tháp, thân tháp và đỉnh tháp. Điều đặc biệt là mỗi đền tháp tại Mỹ Sơn sẽ thờ một triều đại vua hoặc một vị thần khác nhau, chính vì điều này mà mỗi một công trình được xem là mảnh ghép quan trọng qua từng triều đại của Chăm Pa. Khu di tích Mỹ Sơn sẽ có những khu vực gồm: Khu vực A: Là khu vực đầu tiên nên đến, tại đây có thể ngắm nhìn toàn bộ thánh địa Mỹ Sơn, nhưng hầu hết các công trình tại khu A đang trong quá trình trùng tu. Khu vực B: Thuộc khu vực đồi phía Tây, nơi đây có 1 tháp chính và 3 tháp phụ. Khu vực C: Toạ lạc tại đồi phía Nam và cũng là khu vực độc đáo nhất với nhiều đền, tháp, phù điêu, bia khắc, tác phẩm vô cùng ấn tượng. Khi đến Thánh địa Mỹ Sơn thì đừng bỏ qua cơ hội trải nghiệm lễ hội Katê độc đáo của người Chăm nữa nhé. Đây là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào tháng 7 mỗi năm tính theo lịch của người Chăm, là dịp để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên và cầu mong sự sinh sôi cho vạn vật. Du khách sẽ được chứng kiến nhiều nghi lễ truyền thống như: rước nước, cúng cầu an, kiệu rước hay chiêm ngưỡng các màn biểu diễn với nhiều nhạc cụ phong phú. Ngoài việc tham quan các công trình lịch sử, du khách còn được chiêm ngưỡng điệu múa Apsara được lấy cảm hứng từ tượng đá sa thạch điêu khắc Apsara. Điệu múa Apsara với tựa đề “Linh hồn của đá” cùng sự biểu diễn của những cô gái người Chăm xinh đẹp trong tiếng trống Paranưng và tiếng kèn Saranai sẽ làm mê hoặc mọi du khách. Về thời điểm nào thuận lợi nhất để đến Mỹ Sơn thì bạn cần lưu ý, tại Quảng Nam sẽ có hai mùa chính là mùa mưa (Tháng 9 - tháng 12) và mùa khô (tháng 2 - tháng 8). Mùa khô dĩ nhiên sẽ là thời điểm thuận lợi hơn rất nhiều. Để ghé thăm thánh địa Mỹ Sơn thì nên chọn từ tháng 2 đến tháng 4 nhé, lúc này thời tiết rất mát mẻ, nắng không quá gắt nên rất dễ dàng để di chuyển thăm thú.

Quảng Nam

Từ tháng 1 đến tháng 12

301 lượt xem