Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Điểm du lịch

Cao Bằng

Đồi thông Thiên Sơn Thịnh An Gia

Nói đến “Đà Lạt của miền Bắc” người ta sẽ nghĩ ngay đến Mộc Châu, nhưng ít ai biết rằng ngay trong lòng Cao Bằng cũng có một nơi đẹp chẳng kém gì thành phố ngàn hoa mang tên đồi thông Thiên Sơn Thịnh An Gia. Tọa lạc tại tổ 6, phường Ngọc Xuân và cách trung tâm thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng khoảng 4km về phía Đông, đồi thông Thiên Sơn Thịnh An Gia với khung cảnh thơ mộng, hữu tình đang trở thành một địa điểm ‘hot hit’ bậc nhất vùng núi Đông Bắc. Khung cảnh mộng mơ như đang ở Đà Lạt . Đúng như cái tên của nó khi đặt chân đến Thiên Sơn Thịnh An Gia bạn sẽ được chào đón bởi một đồi thông xanh bát ngát, với những hàng cây thẳng tắp vươn lên trời như để hứng trọn tia nắng rực rỡ của mặt trời. Bên dưới là một lớp cỏ xanh mướt trải dài vô tận, khiến không khí lúc nào cũng tươi mát và trong lành. Bên trên đỉnh đồi thì được xây dựng một ngôi nhà gỗ nhỏ với ban công thoáng đãng hướng ra đồi thông và được đặt một bộ bàn ghế gỗ cùng một chiếc võng để bạn vừa có thể nằm hoặc ngồi thưởng trà vẫn có thể tận hưởng những làn gió mát lạnh và khung cảnh đầy thơ mộng của đồi thông. Có thể nói, đây chính là địa điểm cực kỳ lý tưởng để chill vào những buổi chiều hay những ngày cuối tuần để giải tỏa áp lực, nhất là với các cặp đôi, đến đây để hẹn hò và chia sẻ sự lãng mạn thì chỉ có thể nói là “phê chứ ê kéo dài” thôi nhé. Ngoài ra, đồi thông Thiên Sơn Thịnh An Gia còn có những khu vườn ngập tràn hoa anh đào trắng hồng tinh khôi, hoa hướng dương vàng tươi như nắng, hoa hồng đỏ rực như lửa…cùng những con đường dốc quanh co được trồng đầy hoa hai bên, đúng như một Đà Lạt thu nhỏ trong lòng Cao Bằng, khiến ai đến cũng phải trầm trồ, ngỡ ngàng không ngớt. Không gian rực rỡ, lung linh vào buổi tối. Nếu các điểm du lịch khác chỉ mở cửa vào ban ngày thì khu du lịch Thịnh An Gia còn mở cửa cả khi màn đêm đã buông xuống. Lúc này, tất cả các tiểu cảnh như: cánh cổng hình trái tim, cây nấm khổng lồ, chiếc cối xay gió, cây cầu trượt nước cùng hàng loạt cây cối và đường đi…đều được thắp lên những ánh đèn rực rỡ sắc màu đỏ, vàng, cam, xanh, hồng. Để rồi trong khung cảnh đẹp tựa như chốn cổ tích thần tiên ấy mà không đưa ngay máy ảnh hay điện thoại lên làm vài tấm ảnh sống ảo thì quả là rất có lỗi với bản thân rồi đấy. Đảm bảo dù bạn đứng ở đâu cũng “tậu” được những bức hình lung linh hết thôi. Đến với đồi thông Thiên Sơn Thịnh An Gia, bên cạnh việc tha hồ chụp ảnh sống ảo thì du khách còn có thể mang theo đồ ăn nhẹ và làm một bữa picnic nhỏ trên đồi. Cái cảm giác vừa ăn uống vừa tâm sự trong bầu không khí trong lành, mát lạnh của núi rừng và ngắm trọn khung cảnh phồn hoa, nhộn nhịp của thành phố Cao Bằng. Không đơn thuần chỉ là điểm tham quan, mà Thịnh An Gia còn biết tận dụng không gian rộng rãi và thoáng đãng vốn có của núi rừng để tổ chức các sự kiện cho các nhóm khách đông người như: tiệc sinh nhật, hoạt động du lịch của công ty, ngày kỷ niệm, ngày lễ tình nhân valentine, quốc tế phụ nữ 8/3 và buổi hợp lớp…

Cao Bằng

Từ tháng 09 đến tháng 11.

1002 lượt xem

Làng rèn Phúc Sen .

Làng rèn Phúc Sen là một làng nghề sản xuất các loại nông cụ, đồ dùng gia đình,… nằm tại làng Pác Rằng, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Làng nghề này cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 30 km. Du khách muốn đến đây chỉ cần đi dọc theo quốc lộ 3 về hướng cửa khẩu quốc gia Tà Lùng là đến. Làng Pác Rằng xã Phúc Sen là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc Nùng, có lịch sử phát triển. Riêng nghề làm rèn ở làng này đã phát triển cách đây khoảng 1000 năm trước. Hiện nay, ngôi làng này vẫn là nơi cung cấp các sản phẩm rèn chất lượng cho khắp khu vực miền Bắc, được mệnh danh là “xưởng rèn thủ công” lớn nhất Bắc Bộ. Làng rèn Phúc Sen nổi tiếng với các sản phẩm rèn chất lượng. Tương truyền làng rèn Phúc Sen xưa kia là nơi sản xuất vũ khí cho Nùng Trí Cao và Nùng Tôn Phúc để chống lại giặc Tống. Sau giai đoạn chiến tranh, người dân trong làng chuyển sang rèn các loại nông cụ và đồ dùng phục vụ sinh hoạt. Từ đó đến nay, nghề rèn liên tục phát triển và truyền lại từ đời này qua đời khác. Người dân xã Phúc Sen vẫn gìn giữ nghề làm rèn một cách đầy tự hào, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Giờ đây, làng nghề này không chỉ cung cấp các sản phẩm rèn mà còn là điểm đến ở Cao Bằng được nhiều du khách ghé thăm. Lần đầu đến thăm làng nghề này, bạn sẽ ngay lập tức nghe được âm thanh xì xèo đặc trưng. Đó là tiếng của búa nện vang trời, tiếng của những thanh sắc được nung đỏ rồi cho vào nước lạnh tạo nên một dấu ấn riêng biệt mà không nơi nào có. Đi thăm khắp làng nghề, du khách được dịp tìm hiểu kỹ hơn về nghề rèn của người Nùng. Nhiều năm trở lại đây, bà con làng rèn Phúc Sen cũng quen với việc có du khách ghé thăm. Trong nhà xưởng của mình, người dân bày trí khéo léo, chia sàn nhà thành nhiều khu để tiện cho việc sinh hoạt và làm rèn. Vì thế khi đến đây bạn sẽ thấy nhà nào cũng ngăn nắp tinh tươm. Các sản phẩm làm xong được bày biện đẹp mắt. Người dân ở làng rèn rất thân thiện và vui vẻ khi có khách đến thăm. Họ luôn sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm làm rèn, giải đáp những thắc mắc của du khách xoay quanh công việc này. Ví như muốn cho ra đời sản phẩm chất lượng thì cần phải chọn loại thép tốt, thực hiện đủ các công đoạn một cách liên tục mới có được những loại nông cụ, đồ dùng tốt. Có thể chưa nhiều du khách biết đến làng rèn Phúc Sen nhưng đây đích thị là một điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Cao Bằng. Ngoài tìm hiểu về nghề rèn hay mua các sản phẩm về dùng, du khách đến đây còn được ăn các món đặc sản như vịt quay mắc mật, thịt gác bếp, lợn cắp nách,… món nào cũng ngon và hấp dẫn. Làng rèn này không quá xa trung tâm nên bạn có thể đi về trong ngày là được, không cần ở lại qua đêm. Còn nếu bạn dư dả thời gian, có thể kết hợp khám phá thêm đèo Khau Liên – con đèo nối huyện Quảng Uyên và Trùng Khánh. Bạn sẽ được dịp ngắm bức tranh hùng vĩ, thơ mộng của miền biên viễn tổ quốc. Ở làng rèn này không có nhiều các hoạt động vui chơi, trải nghiệm hay check in sống ảo. Vì thế bạn cũng nên chuẩn bị sẵn tinh thần khi về đây. Thay vào đó, du khách nên dành thời gian ghé thăm các hộ gia đình và có thể chọn mua những sản phẩm rèn tại đây để về làm quà hoặc sử dụng vì chất lượng đảm bảo hơn rất nhiều. Làng rèn Phúc Sen đích thị là điểm đến đặc biệt ở vùng đất Cao Bằng. Không cần phải là non nước hùng vĩ hữu tình, nơi đây vẫn hút du khách bởi một làng nghề truyền thống có lịch sử lên đến hàng nghìn năm. Nếu có dịp vi vu mảnh đất Cao Bằng, bạn hãy về đây một lần để hiểu hơn về vùng đất này.

Cao Bằng

Từ tháng 01 đến tháng 12 .

787 lượt xem

Thác Bản Sầm .

Xóm Bản Sầm, thị trấn Hòa Thuận (huyện Quảng Hòa, Cao Bằng) được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho nhiều thác nước trong xanh, đẹp hoang dã mà thơ mộng. Trong số đó, thác Bản Sầm được xem là "linh hồn" của quần thể thác nơi đây. Cứ độ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm, nơi đây đón hàng trăm lượt du khách đến nghỉ ngơi, khám phá. Thác Bản Sầm nằm cách Quốc lộ 3 khoảng 3 km, cách thành phố Cao Bằng khoảng 56 km, nằm khuất sau ngọn núi Khau Chỉa, thuộc xóm Bản Sầm, xã Lương Thiện cũ (nay thuộc thị trấn Hòa Thuận). Tuy cách thành phố Cao Bằng khá xa nhưng hiện nay đường vào khu vực thác nước này đã được trải bê tông nên rất thuận tiện cho du khách di chuyển. Hơn nữa, tại điểm thác đã được đầu tư các chòi, khu ăn uống với các món ăn phù hợp với dã ngoại, picnic như: cá nướng, gà nướng, cơm lam, thịt nướng… vô cùng hấp dẫn và giá cả phải chăng. Thác Bản Sầm nằm trên suối Sầm Xuyên, là một nhánh nhỏ hòa mình vào sông Bằng. Với phong cảnh đẹp kỳ vĩ, nguyên sơ và hệ sinh thái phong phú, không khí trong lành, mát mẻ, thác đang là điểm đến mới mẻ, thu hút du khách gần, xa đến khám phá. Đây là điểm đến mới được phát hiện và khai thác trong một vài năm trở lại đây, hầu hết cảm nhận của du khách khi đặt chân đến đây là vô cùng hứng thú, tạo cảm giác thư giãn trong những kỳ nghỉ. Một trong những kỳ thú của thác Bản Sầm là sau những tầng thác có những rãnh nước rộng. Từ trên những rãnh nước ấy có thể ngâm mình hoặc ngắm nhìn dòng nước chảy hiền hòa từng tầng chảy xuống tạo thành màn sương trắng mỏng manh, mát lạnh. Gần thác là nhiều bãi tắm nhỏ, nước nông, trong xanh và chảy quanh năm nên thuận tiện cho các hoạt động vui chơi dưới nước của du khách. Đặc biệt, gần thác có các dịch vụ cho thuê áo phao, phao bơi nên đảm bảo vui chơi, an toàn cho trẻ nhỏ. Ngoài khám phá dòng thác, du khách cũng có thể ghé qua các làng nhỏ xung quanh thác để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi nhà sàn độc đáo, những thửa ruộng bậc thang của dân tộc Tày nơi đây hoặc có thể ghé thăm làng nghề làm đường phên cách đó khoảng 7 km tại thị trấn Hòa Thuận để đắm mình vào những nét văn hóa truyền thống cũng như thưởng thức, mua nhiều sản vật, món ăn ngon làm từ đường phên về làm quà tặng... Thác Bản Sầm ẩn chứa nhiều điều thú vị giữa đại ngàn hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên. Nếu muốn tìm một địa điểm để thư giãn, lắng nghe âm thanh của thiên nhiên và thưởng thức những món ngon mang đậm hương vị núi rừng, thì thác Bản Sầm là điểm hẹn thú vị không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Cao Bằng.

Cao Bằng

Từ tháng 04 đến tháng 07.

840 lượt xem

Rừng trúc Nguyên Bình .

Rừng trúc Nguyên Bình là một trong những tọa độ xanh mát đang rất được yêu thích của tỉnh Cao Bằng. Điểm đến này thuộc xóm Bản Phường, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Từ thị trấn Nguyên Bình đến đây khoảng 40 km, rất thuận tiện để du khách đến đây khám phá, hòa mình vào thiên nhiên tươi mát, trong trẻo. Vùng đất Nguyên Bình vốn sở hữu khí hậu mát lành, thích hợp cho cây trúc sinh sôi và phát triển. Đây là loài cây góp phần giúp người dân địa phương ổn định cuộc sống, cải thiện kinh tế. Không những vậy, cây trúc còn làm cho cảnh quan thiên nhiên thêm phần nên thơ, yên bình và lãng mạn. Tuyến đường từ Nguyên Bình vào Bảo Lạc phủ đầy sắc xanh của những rừng trúc mênh mông, vẽ nên một bức tranh như bước ra từ phim ảnh. Rừng trúc Nguyên Bình là điểm đến ở Cao Bằng thu hút nhiều du khách đến tham quan, check in. Mùa nào trong năm cũng thích hợp để bạn đến đây hít thở khí trời, ngắm cảnh và chụp cho mình nhiều bức ảnh check in đẹp, làm kỷ niệm cho những chuyến vi vu. Vẻ đẹp của rừng trúc Nguyên Bình Cao Bằng như bước ra từ phim ảnh. Rừng trúc Nguyên Bình nằm ở độ cao hơn 1000 mét so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Ước tính diện tích rừng trúc lên đến 40 ha, tạo nên một mảng rừng lớn và xanh mát bốn mùa. Đến đây, du khách được nghe tiếng chim hót véo von, được hòa mình vào bức tranh thiên nhiên hoang sơ, yên ả và thanh bình. Lần đầu đến thăm rừng trúc nổi tiếng này, bạn sẽ ngạc nhiên trước một khung cảnh ngập tràn sắc xanh của trúc. Trúc mọc khắp sườn đồi, trải dọc theo bờ suối, băng qua những thung lũng và ôm ấp lấy những nếp nhà của bà con bản địa. Trúc không chỉ tạo nên cảnh đẹp cho thôn xóm bản làng mà còn gắn liền với đời sống của người dân địa phương. Ở rừng trúc Nguyên Bình đâu đâu cũng toàn là trúc, hoàn toàn không có bất kỳ loài cây nào khác. Càng tiến sâu vào trong rừng, du khách càng cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp nơi đây. Một bầu không khí mát lành dễ chịu, một khung cảnh đẹp như thước phim kiếm hiệp. Đặc biệt diện tích rừng trúc rộng nên góc nào cũng đẹp để bạn chụp choẹt sống ảo. Không cần vội vàng, bạn hãy chầm chậm khám phá rừng trúc này để nghe tiếng lá rơi, nghe tiếng chim véo von và thả hồn mình vào cảnh vật. Theo kinh nghiệm du lịch Cao Bằng của nhiều du khách, mùa nắng là thời điểm tuyệt vời nhất để săn ảnh ở đây. Những tia nắng mặt trời len lỏi qua từng hàng cây, chiếu rọi xuống khu rừng càng làm cho khung cảnh thêm phần thi vị. Rừng trúc Nguyên Bình là điểm đến đang rất được yêu thích tại Cao Bằng vì cảnh đẹp nguyên sơ, không gian trong lành, an yên và thơ mộng. Đến đây, du khách được săn ảnh đẹp, được trải nghiệm cảnh sắc tuyệt vời và lưu lại cho mình những kỷ niệm thật khó quên.

Cao Bằng

Từ tháng 04 đến tháng 06.

989 lượt xem

Suối Nặm Thoong .

Suối Nặm Thoong, thuộc huyện Hoà An, còn giữ được nét hoang sơ của thiên nhiên, không gian xanh mát. Suối Nặm Thoong, cách thị trấn Nước Hai khoảng 3 km, thuộc địa phận xã Đức Long, huyện Hoà An, là điểm dã ngoại có khung cảnh đẹp, gần gũi thiên nhiên, phù hợp cho các gia đình và các bạn trẻ thích hoạt động ngoài trời. Đây còn là nơi đáp ứng xu hướng mới của các kỳ nghỉ, hạn chế đám đông. Nặm Thoong có dòng suối trong xanh, những ghềnh đá có hình dáng đẹp mắt, có những cây lớn toả bóng mát, vừa thích hợp cho cắm trại, vừa bơi lội. Khi vào hạ, dòng suối trong xanh, nước chảy dưới nắng vàng. Sang thu nước chảy êm đềm, con suối như dải lụa vắt ngang những tán lá vàng. Đông đến khung cảnh lại trở nên tĩnh lặng, dòng suối như ngủ quên giữa thời tiết lạnh giá của vùng miền núi. Mùa xuân đến khung cảnh như bừng tỉnh, cảnh vật sáng bừng sức sống. Xung quanh Nặm Thoong là khung cảnh nông thôn miền núi bình yên, bên cạnh là thửa ruộng, xa hơn nữa là những dãy núi trập trùng…Bãi đất ven suối có diện tích hơn 1.000 m2, là nơi tập trung đông người bởi vị trí này có sông nước, núi non, cây cối xanh mát quanh năm, không khí mát mẻ, trong lành. Sau khi tắm, du khách có thể lên bờ ngồi quây quần dưới những căn chòi để nướng gà, vịt, cá... Tại Nặm Thoong, dịch vụ đồ ăn, đồ uống được cung cấp khá đầy đủ với 10 chòi lán dựng lên dưới những tán cây; có nhà vệ sinh, phao tắm để phục vụ du khách. Mỗi chòi có giá từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng tuỳ loại lớn hay nhỏ. Khi đến đây du khách sẽ thấy một không gian rất thoáng đãng, không khí trong lành, cảnh quan bình dị mang lại cảm giác thoải mái sau những ngày làm việc mệt mỏi. Gia đình, bạn bè ngồi quây quần bên nhau, giải toả áp lực của cuộc sống bộn bề, có những phút giây vui vẻ bên người thân và bạn bè. Lượng du khách về cuối tuần tăng gấp hai, gấp ba lần ngày thường. Điểm dã ngoại Nặm Thoong đã tăng thêm thu nhập cho người dân ở đây, cải thiện đời sống của người dân nhờ phát triển du lịch địa phương.

Cao Bằng

Từ tháng 04 đến tháng 06

884 lượt xem

Thác Hoa

Xuôi theo dòng Quây Sơn từ thác Bản Giốc về hướng cửa khẩu Lý Vạn (xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang) khoảng 12km, thác Hoa được du khách ví như "thác Bản Giốc thu nhỏ" của Cao Bằng. Dòng nước trong, mát rượi, xung quanh là núi non hùng vĩ, thác Hoa là địa điểm du lịch trải nghiệm mới cho du khách khi đến với miền non nước Cao Bằng. Thác Hoa được người dân địa phương quen gọi là thác Thoong Lài. Thuộc địa phận xã Lý Quốc, thác nằm trên dòng sông Quây Sơn hiền hòa. Đường vào thác là những ghềnh đá nhỏ nối tiếp nhau. Đặc biệt nếu đi mùa này, du khách sẽ có cảm giác đi giữa không gian xanh mát của cây cối, bên cạnh núi non trùng điệp, thác nước ôn hòa chảy, cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Được ví như thác Bản Giốc thu nhỏ của Cao Bằng, thác Hoa cũng chia làm 2 phần: thác chính và thác phụ. Nhìn từ xa, thác nước đổ xuống tạo một vùng bọt nước trắng xoá, mang đến cho du khách cảm giác hoang sơ nhưng không kém phần tráng lệ. Giữa thác chính và thác phụ, một mô đá nhô lên, được bao phủ bởi lùm cây xanh mát vô cùng ấn tượng. Cảnh quan xung quanh thác đẹp tựa một chốn tiên bồng tại xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang. Du khách có thể dễ dàng đi dạo xung quanh chân thác, tiến lên phía trên đỉnh thác với những ghềnh nhỏ với nhiều bãi tắm, mỏm đá đẹp xung quanh, để sáng tạo và cho ra đời những bức ảnh, video đậm chất nghệ thuật cùng núi rừng tự nhiên. Với độ cao không lớn nhưng nước rất trong xanh và có bãi cỏ rộng, rất phù hợp để du khách cắm trại, picnic. Thác đẹp nhất là vào mùa mưa, thời gian khoảng tháng 5 tới tháng 7 hàng năm. Thác Hoa lúc này đong đầy nhựa sống, căng tràn và khoan khoái. Dưới bầu trời ngát xanh điểm vài vệt mây trắng, những dải lụa bạch của thác Hoa tinh khôi, lấp lánh dưới những vạt nắng vàng... Do áp lực của dòng nước chảy từ trên cao xuống tạo thành những vũng nước trong xanh dưới chân thác len lỏi qua những ghềnh đá to, nhỏ do tự nhiên sắp đặt như một bức tường thành giữ cho nước đầy ắp quanh năm. Đối với những người ưa mạo hiểm, thích chinh phục thiên nhiên thì mùa mưa, mùa nước đổ tại nơi con thác này quả là một sự trải nghiệm tuyệt vời. Khu vực chân thác còn thích hợp với một số môn thể thao dưới nước như chèo thuyền sup, kayak, bè mảng, bơi lội... vô cùng thú vị. Mùa khô, lưu lượng nước trên sông giảm, con thác bớt dữ dội, thêm mộng mơ và hiền hòa hơn. Đắm chìm trong thiên nhiên thơ mộng, hít hà không khí trong lành, tươi mát và ngẩn ngơ trước dòng thác quyến rũ, đẹp tựa nàng thơ. Không gian trong lành, cảnh sắc tựa chốn bồng lai, thác Hoa thực sự là điểm du lịch gia đình đáng để du khách lựa chọn.

Cao Bằng

Từ tháng 05 đến tháng 07 .

830 lượt xem

Hang Dơi ( Động Dơi)

Động Dơi ở xã Đồng Loan (Hạ Lang) từ lâu được nhiều người biết đến là một di tích danh lam thắng cảnh có vẻ đẹp kỳ vỹ, huyền diệu còn mang đậm nét hoang sơ ban đầu, thu hút không ít khách tham quan và có không ít đoàn thám hiểm các quốc gia đến chiêm ngưỡng và tìm hiểu. Hạ Lang là một huyện miền núi, vùng cao biên giới, cách thành phố Cao Bằng khoảng 74 km. Nơi đây có các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như: Hội chùa Sùng Phúc, Hội giao duyên Thang Nà, Hội Pò Nà, Phja Đán, chợ hội Bằng Ca... Cùng với đó, Hạ Lang có nhiều hang động có vẻ đẹp kỳ vỹ, như: Động Dơi, Ngườm Én, xã Đồng Loan; Ngườm Sặp, Ngườm Lồm, Ngườm Keng Khang, Ngườm Keng Mu, xã Thắng Lợi; Ngườm Khu, xã Minh Long, Ngườm Riềm, xã Thái Đức... Tiêu biểu có Động Dơi, thuộc xóm Lũng Xúm, xã Đồng Loan, từ lâu được nhân dân bản địa phát hiện và bảo quản gìn giữ. Động Dơi nằm trong lòng dãy núi đá vôi cách đường dân sinh khoảng 700 m; động tương đối lớn, với chiều sâu gần 1.000 m, độ cao trung bình khoảng 40 m, có kiến tạo độc đáo và kỳ vĩ, với hệ thống nhũ đá muôn màu, muôn sắc trải dài theo suốt chiều sâu của động. Động có 3 khoang và 2 tầng, được ngăn cách nhau bởi những vách đá và những ô cửa đá. Ở khoang thứ nhất, du khách thấy những hình ảnh về cuộc sống hoang sơ ban đầu có nhiều dấu tích của mạch nước ngầm, vào mùa mưa dòng nước trong vắt sâu 0,5m, rộng hơn 2 m chảy dài theo chiều sâu của động. Khoang này trần thấp hơn cả, có nơi chỉ cao khoảng 4 m, những phiến đá to bản xếp chồng lên nhau được phủ lớp màu đa sắc lung linh huyền ảo. Tiếp đến là nhũ đá mang hình ảnh của những thác bạc, thác vàng, nền hang có những dàn nhũ nổi như những chiếc bánh, có nơi kết thành những hồ nước lung linh. Ở khoang thứ hai, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi thấy những thạch nhũ trong hang với hình ảnh những ruộng bậc thang với những bông lúa vàng óng ánh, được nhân dân địa phương gọi là "ruộng nàng tiên". Bên cạnh đó là hình ảnh hàng trăm thác bạc rủ xuống mềm mại thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Khoang này có chiều dài khoảng 200 m, dưới nền là bãi cát màu vàng trải dài. Thành của động được trang trí với những nhũ đá hình thù khác nhau như một bức tranh thủy mặc, phía trên là khối nhũ đá xếp chồng lên nhau như những ngọn núi. Phía dưới là dòng nước trong xanh, phẳng lặng in hình núi non, có cả những hòn đảo nhỏ xuất hiện bên cạnh dòng nước tạo ra một bức tranh thiên nhiên vô cùng đặc sắc hữu tình. Đi vào thêm 300 m là đến khoang thứ ba, được đánh giá là khoang trung tâm của động. Khoang này chia ra làm hai tầng rõ rệt. Tầng một có diện tích rộng khoảng 10.000 m2, độ cao 80 m, với những khối đá có hình thù sinh động, độc đáo, đan xen, hòa quyện tạo thành một không gian huyền ảo. Để lên được tầng hai của động phải men theo vách đá cao gần 10 m. Tầng này uốn lượn như hình bán nguyệt, có độ cao trung bình khoảng 60 m. Phần trung tâm xuất hiện những ruộng bậc thang bằng đá trải dài. Trần động là những nhũ đá rủ xuống cân xứng, hài hòa với những nhũ đá nhô lên từ nền của động. Đi sâu vào tận cùng của tầng hai là tổ hợp những khối đá có màu vàng óng ánh trông như những trụ cột vững chắc đỡ cho phần mái. Có thể nói, không gian của tầng hai thật mênh mông khoáng đạt đã làm tăng thêm vẻ đẹp cho cả một tổng thể kiến trúc của Động Dơi. Với vẻ đẹp kỳ vỹ của Động Dơi, ngày 10/3/2014, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 622 về việc xếp hạng di tích Danh lam thắng cảnh Động Dơi, xã Đồng Loan trở thành di tích cấp quốc gia. Vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của Động Dơi, giá trị nhân văn đậm đà bản sắc dân tộc của Chùa Sùng Phúc, đền thờ Tô Thị Hoạn của Hạ Lang sẽ mở ra một triển vọng mới trong việc liên kết phát triển du lịch, thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cao Bằng

Từ tháng 04 đến tháng 06 hoặc từ tháng 09 đến tháng 10.

967 lượt xem

Đồng cỏ Phiêng Mường

Đồng cỏ Phiêng Mường được biết đến là một trong những điểm săn mây siêu đẹp mới toanh ở Cao Bằng mà du khách nhất định không nên bỏ qua. Tọa lạc tại xã Quang Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 160km và cách thị trấn 10km, đồng cỏ Phiêng Mường đang là điểm dã ngoại và sống ảo cực HOT của team mê xê dịch. Đồng cỏ Phiêng Mường được nhiều người nhận xét là có nét khá giống với Đồng Cao, nhưng do chỉ mới được phát hiện gần đây nên cảnh vật vẫn còn rất hoang sơ, không gian thì rộng rãi và có nhiều đoạn trùng điệp hơn, tạo nên một sức hút đặc biệt. Bên cạnh đó, mặc dù phải trải qua một đoạn đường rất dài và vất vả mới có thể leo lên đến đỉnh đồi nhưng khi khung cảnh xanh mướt, kéo dài vô tận bày ra trước mắt, cùng với những ngọn cỏ cứ nhấp nhô trong gió tựa như những làn sóng biển nô đùa nhau chạy về phía chân trời, khiến bao mệt mỏi cũng như được đánh bay hết và ta chỉ muốn vứt bỏ mọi thứ rồi nằm ngay xuống "tấm thảm" đó để hít thật sâu hương thơm tươi mát của cỏ mà thôi. Hơn nữa, đứng trên đồi cỏ Phiêng Mường du khách không chỉ được chiêm ngưỡng màu xanh của cỏ, của rừng núi nhấp nhô, quyện vào màu xanh biếc của trời, mà còn có thể ngắm những dòng sông mềm mại uốn lượn như dải lụa, ôm lấy những ngọn núi hùng vĩ phía xa và những đám mây trắng lững lờ trôi trên đỉnh núi, đẹp đến chẳng có từ ngữ nào có thể diễn tả. Trước khung cảnh thơ mộng, hữu tình ấy, không chỉ có các phượt thủ mà rất nhiều đôi lứa cũng thường chọn nơi đây là điểm hẹn hò lý tưởng, vì thế người dân địa phương còn đặt cho nơi này một cái tên khá ấn tượng là "đồi Tình Yêu". Theo kinh nghiệm du lịch Phiêng Mường của những người đi trước thì thời điểm đẹp nhất của ngọn đồi này là vào sáng sớm. Bởi lúc này sương đêm vẫn còn đọng trên lá cỏ, lấp lánh như những hạt ngọc trời ban và giăng kín khắp không gian, khiến nơi đây như chìm vào chốn bồng lai mộng ảo. Ngoài ra, đây cũng là thời khắc mà những màn mây trắng tựa bông đang lững thững dừng chân trên đỉnh đồi, vốn là xa xôi nhưng lại cứ ngỡ như chỉ cần giang tay ra là có thể ôm những mảnh mềm mại ấy vào lòng. Chính vì vậy, nếu muốn được biết thế nào là cảm giác được đắm chìm trong biển mây như trong các bộ phim tiên hiệp huyền huyễn thế nào, thì nhất định phải ghé qua đồng cỏ Phiêng Mường vào buổi bình minh êm dịu đấy nhé. Không chỉ có những thảm cỏ mướt màng mà điều làm nên sức hút của ngọn đồi xanh Phiêng Mường còn nằm ở thác nước Thạch Lâm cách đó 5km, bởi nằm ngay trên núi cao lại có thác thì không phải nơi nào cũng có. Hơn nữa, Thạch Lâm còn gây ấn tượng với dòng nước trắng xóa chảy thẳng từ trên cao xuống, gầm vang khắp núi đồi, còn mặt hồ dưới chân thác thì lại yên bình và tĩnh lặng, tựa như có một cánh cửa vô hình nào đó đang ngăn cách chúng ở hai thế giới khác biệt. Đặc biệt, nước trong thác vô cùng sạch sẽ và trong vắt, đáy lại không quá sâu nên bạn có thể thỏa thích nô đùa để xua đi bao cái nóng oi ả của mùa hè, chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong hành trình tham quan đồng cỏ Phiêng Mường đấy nhé.

Cao Bằng

Từ tháng 09 đến tháng 10 .

750 lượt xem

Núi Phja Dạ

Cao Bằng, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và danh lam thắng cảnh đẹp. Đặc biệt, hành trình chinh phục những ngọn núi cao hùng vĩ, hiểm trở sẽ làm chuyến du lịch của bạn càng thêm bất ngờ, thú vị. Trong số đó, không thể không nhắc đến núi Phja Dạ thuộc xã Sơn Lập (Bảo Lạc), ngọn núi được mệnh danh là “nóc nhà” cao nhất của Cao Bằng. Bên cạnh đó, người dân nơi đây còn có rất nhiều câu chuyện hay, kỳ bí về núi Phja Dạ vừa thực, vừa hư để kể cho du khách. Chính vì vậy, núi Phja Dạ ngày càng thu hút các phượt thủ trẻ, du khách ưa mạo hiểm đến chinh phục, khám phá và trải nghiệm. Núi Phja Dạ thuộc địa phận 2 huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (Cao Bằng). Ngọn núi được coi là nóc nhà của tỉnh Cao Bằng, với độ cao 1.976m so với mực nước biển. Nhiệt độ tại đây quanh năm thường xuyên thấp hơn các nơi khác trong địa bàn Cao Bằng từ 7 - 8 độ C, có thời điểm thấp hơn 12 - 15 độ C. Nơi đây sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ. Từ trên đỉnh núi một dòng nước tuôn ra, lan tỏa thành dòng thác mềm mại xen lẫn những đám mây bồng bềnh trông rất đẹp mắt. Ngoài ra, khung cảnh thiên nhiên nơi ngọn núi còn thay đổi theo 4 mùa quanh năm. Mùa xuân, mùa đông mây trắng như những dải lụa mềm từng lớp chồng xếp bao phủ núi. Mùa hạ mưa nhiều, đỉnh núi như thác nước khổng lồ từ trên trời tuôn xuống. Mùa thu ít mây, nắng chiếu tỏa sáng lên ngọn núi Phja Dạ như tháp lửa khổng lồ vút lên trời. Dưới chân núi Phja Dạ là đầu nguồn sông Năng, nơi đồng bào Mông, Dao sinh sống, canh tác ruộng bậc thang trên đá tạo nên những dải lụa vàng uốn lượn trên lưng núi. Tuy nhiên, để leo lên đỉnh Phja Dạ cần có sức khỏe, quen đường nên không phải du khách nào cũng có thể tham gia thử trải nghiệm lên đỉnh Phja Dạ, nhất là vào thời điểm khắc nghiệt, nhiệt độ xuống thấp. Ngoài ra, trên hành trình chinh phục núi Phja Dạ, du khách có cơ hội đến với xã Sơn Lập (huyện Bảo Lạc, Cao Bằng), nơi chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống đan xen với đồng bào Dao, Tày, Nùng. Đặc biệt, nơi đây vẫn giữ nguyên nét văn hóa bản địa, phong cảnh thiên nhiên hoang sơ và người dân chất phác, thuần hậu, là một nơi du khách có thể trải nghiệm nhiều điều thú vị khi tới Cao Bằng du lịch.

Cao Bằng

Từ tháng 09 đến tháng 12.

851 lượt xem

Núi Mắt Thần

Núi Mắt Thần hay còn được biết đến với tên gọi là Núi Thủng Cao Bằng được xem như là một trong những địa điểm du lịch thu hút khách du lịch, đặc biệt là với giới trẻ hiện nay và được đặt với cái tên riêng là “Tuyệt tình cốc” mang lại cảnh sắc đẹp ngỡ ngàng mà thiên nhiên ban tặng. Núi Mắt Thần tọa lạc trong khu vực thung lũng thuộc xóm bản Danh, xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây là một địa danh được nằm trong khu quần thể du lịch Thang Hen thuộc Công viên địa chất non nước tại tỉnh Cao Bằng. Đến với Núi Mắt Thần, bạn sẽ thấy nơi này được bao bọc bởi những thung lũng cao rộng trải dài với những thảm cỏ xanh ngát tạo nên một khung cảnh hùng vĩ, bao la giữa đất trời thiên nhiên. Ngoài ra, các nhà khoa học đã nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ cho công viên địa chất nước non tại tỉnh Cao Bằng này, và đây cũng là cơ sở nguồn gốc đặt tên cho ngọn núi này là Núi Mắt Thần. Đặc biệt hơn, người dân địa phương nơi đây lại thường xuyên gọi tên ngọn núi này theo tiếng Tày bản xứ là “Phja Piót” hay còn được gọi là ngọn núi thủng một lỗ để những ngọn gió thường xuyên đi qua từ mặt núi này đến mặt núi kia tạo bầu không khí trong lành cho bản Danh. Được ưu ái bởi sự hòa quyện của sắc xanh lam của Trời và màu xanh ngát của những thảm cỏ trải dài quanh bản Danh, Núi Mắt Thần hay Núi Thủng Cao Bằng đã tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt trần tựa như một tuyệt tác thiên nhiên được vẽ nên đầy tính nghệ thuật. Đặc biệt hơn, bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình minh của Núi Mắt Thần vô cùng độc đáo và mới lạ khi những tia nắng mọc lên từ phía Đông và chiếu qua “con mắt” của ngọn núi này tạo nên một bức ảnh hào quang rực rỡ tựa như hoa mặt trời khiến cho bạn phải trở nên ngỡ ngàng và thích thú khi chứng kiến vẻ đẹp tuyệt trần này tại nơi đây. Xung quanh Núi Mắt Thần hay Núi Thủng Cao Bằng còn có sự xuất hiện của Thác Nặm Trá mang một vẻ đẹp hoang sơ nhưng vô cùng lộng lẫy giữa thiên nhiên núi trời. Mỗi khi mùa mưa đến, các dòng suối chảy tại Thác Nặm Trá mịn màng như những dệt vải lụa trải dài giữa những đồi cỏ xanh cùng với mặt suối trong xanh đã tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng làm xao xuyến lòng người. Bên cạnh những vẻ đẹp bên trong Núi Mắt Thần hay màu sắc trong xanh của mặt Thác Nặm Trá thì cung đường dẫn vào những địa điểm này cũng không kém phần thơ mộng, huyền ảo . Con đường được trải dài với xung quanh là những cánh đồng cỏ xanh được che chở bởi một rừng đồi núi rộng lớn. Đi vào cung đường này, bạn sẽ ngỡ ngàng như đang lạc vào chốn tiên cảnh của thiên nhiên được hòa quyện với ánh nắng của bầu trời vô cùng huyền ảo rất thích hợp để bạn lưu giữ những bức ảnh tuyệt đẹp trong chuyến hành trình khám phá của mình. Núi Mắt Thần hay Núi Thủng Cao Bằng là một địa danh mang vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ không chỉ thừa hưởng những sức xanh thiên nhiên đến từ trời đất, núi non mà còn mang vẻ đẹp của một khung cảnh tuyệt trần thơ mộng hoang sơ nhưng vô cùng độc đáo, huyền ảo . Nếu bạn đang có dự định đi du lịch Cao Bằng, hãy đặt chân đến Núi Mắt Thần để tận mắt chứng kiến những khung cảnh tuyệt đẹp mà bạn có thể lưu lại trong máy ảnh của mình để ghi lại những kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc hành trình du lịch khám phá của mình.

Cao Bằng

Từ tháng 09 đến tháng 10.

864 lượt xem

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Cao Bằng là vùng đất nổi tiếng của địa đầu tổ quốc vùng Đông Bắc, nơi đây hấp dẫn bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của núi non, thơ mộng với những thác hồ, kỳ bí ở những hang động, độc đáo ở ngôi nhà ở, đặc sắc với ẩm thực thơm ngon nức mũi. Điểm tâm linh nơi đây cũng vô cùng thanh tịnh, mãn nhãn du khách gần xa với vẻ đẹp ngút trời. Đến Cao Bằng nhất định phải một lần về đến chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc để ngắm nhìn vẻ đẹp điểm tâm linh nơi bờ biên giới Việt Nam. Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc là ngôi chùa có phong cảnh đẹp nhất ở vùng đất biên cương Cao Bằng, nơi đây ngắm được dòng chảy thác Bản Giốc hùng vĩ, ngắm nhìn phong vị núi non Trùng Khánh hữu tình. Nơi đây được xây dựng vào năm 2014, là điểm chùa đầu tiên nơi biên giới của vùng đất Cao Bằng. Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc hay còn được gọi là thiền viện Trúc Lâm Bản Giốc, ngôi chùa tu tập theo hệ phái Trúc Lâm Tam Tổ. Phía sau chùa còn có đền thờ các vị thánh mẫu, anh hùng tiêu biểu của đất nước. Đến thăm chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc du khách sẽ được nhìn ngắm phong cảnh tuyệt vời trong không gian an yên, ngắm nét văn hóa, truyền thống tôn giáo đầu tiên của Việt Nam ở vùng đất trời biên cương. Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng với quy mô bề thế, kiến trúc theo thiết kế chùa chiền miền Bắc với mái cong vút, nóc chùa lợp ngói, kết hợp gỗ và đá tạo ra không gian bên trong mát mẻ. Lối lên chùa là hàng trăm bậc thang dẫn lối, du khách sẽ được bước đi dưới những hàng cây tùng xanh mát. Điểm đến đầu tiên là khu cổng tam quan rộng lớn, lên thêm tầm 50 bậc thang là điểm tháp chuông, tháp trống, không gian nhìn từ đây là một màu xanh tươi mát. Tiếp bước lên trên là khu chánh điện bề thế, nối tiếp sau đó là nhiều khu thờ tự điển hình về thánh mẫu, anh hùng có công với đất nước. Chùa xây dựng ở lưng chừng núi, lưng tựa vào núi Phia Nhằm, mặt chùa nhìn về dòng sông Quây Sơn thác Bản Giốc, tầm nhìn rộng mở về vùng đất Cô Mông, Lũng Phiếc, Lũng Luông có cảnh quan đồi núi đẹp ngút ngàn. Một góc riêng rộng lớn nơi Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc là tầm nhìn thẳng tiến và bao quát toàn cảnh thác Bản Giốc với ba tầng thác đổ, lòng hồ bên dưới, trong không gian chiều chiều của mùa thu lên chùa ngắm cảnh thác thì thơ lại càng thơ. Bạn có thể tham quan Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, nếu đến đây vào mùa đông, hãy chuẩn bị thêm áo ấm vì nhiệt độ có thể xuống dưới 5 độ C. Tuy nhiên, để thực hiện những chuyến đi kết hợp tham quan khung cảnh của Cao Bằng, bạn nên đến đây vào thời điểm tháng 8 đến tháng 9 hàng năm. Vào lúc này, tiết trời mát mẻ, dễ chịu và ít khi gặp mưa. Đây là khoảng thời gian thuận tiện cho các hoạt động tham quan du lịch ngoài trời và khám phá trọn vẹn các danh lam thắng cảnh.

Cao Bằng

Từ tháng 08 đến tháng 09 .

896 lượt xem

Làng đá cổ Khuổi Ky

Làng đá Khuổi Ky mang vẻ đẹp của kiến trúc độc đáo và lạ mắt, cùng không gian bao quanh bởi núi rừng hoang sơ và gắn liền với thiên nhiên. Khi đến đây, du khách không chỉ được hòa mình với bầu không khí trong lành và ngắm nhìn sự bình yên của ngôi làng hơn 400 năm tuổi, mà còn có cơ hội khám phá nhiều điều thú vị khác biệt so với thành phố đông đúc. Bên cạnh đó, trong quá trình tham quan bạn còn được tìm hiểu nếp sống và văn hóa của người dân khu vực Cao Bằng. Qua đó, có được cái nhìn rõ hơn về người dân tộc cũng như cuộc sống con người tại vùng biên giới. Nằm ở vị trí biên giới Việt Nam và Trung Quốc, làng đá cổ không chỉ nổi tiếng với lịch sử lâu đời mà còn gây ấn tượng bởi kiến trúc độc đáo, khác biệt. Hiện nay, ngôi làng thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng và trên tỉnh lộ 206. Đây được biết đến là một vùng đất linh thiêng lưu giữ văn hóa, giá trị tinh thần của người dân tộc Tày. Tổng diện tích của làng đá Khuổi Ky hiện khoảng 10.000m2, cùng lợi thế lưng tựa núi vững chắc và mặt hướng về không gian rộng suối Khuổi Ky trong lành quanh năm. Với tổng số 14 căn nhà được xây dựng bằng đá độc đáo, tạo nên vẻ đẹp bình yên, nhẹ nhàng đặc trưng của đời sống người dân tộc vùng biên giới. Khi đến đây khách du lịch không chỉ được chiêm ngưỡng công trình hơn 400 năm tuổi, mà còn có cơ hội khám phá vẻ đẹp của Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao. Góp phần tạo nên chuyến đi thú vị và cho du khách biết thêm về đời sống, con người của vùng đất Cao Bằng này. Không chỉ nhà ở, đá được tìm thấy khắp mọi nơi trong làng Khuổi Ky, từ hàng rào, bếp lò, cối xay cho đến đập nước. Vì vậy, Khuổi Ky vẫn thường được gọi là làng đá cổ. Tại làng chỉ có một vài homestay cho người dân tự mở với mức giá lưu trú cực phải chăng. Để có chuyến đi thú vị và lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp, việc lựa chọn thời gian tham quan cũng đóng vai trò rất quan trọng. Điều này không ngoại lệ khi đến với làng đá Khuổi Ky, bạn nên đến làng vào thời gian từ tháng 9 - 10 bởi thời gian này đặc điểm thời tiết rất tốt, thoáng mát, dễ chịu, không mưa. Chính vì vậy, rất thuận lợi cho việc tham quan và ngắm nhìn cảnh vật nơi đây.

Cao Bằng

Từ tháng 09 đến tháng 10

891 lượt xem

Đèo Mã Phục

Để trọn vẹn cho chuyến du lịch Cao Bằng thì không thể nào bỏ qua Đèo Mã Phục. Đèo Mã Phục nổi tiếng hiểm trở và khó đi nhưng cũng là điểm đến yêu thích của dân phượt thủ. Cảm giác khi chinh phục cung đường với những khúc cua ngoằn ngoèo chắc rằng sẽ vô cùng hồi hộp nhưng đầy thú vị. Không chỉ có cảm giác mạo hiểm mà khi qua đoạn đường đèo du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên hùng vĩ bởi những ngọn núi trùng điệp đan xen hòa cùng những thửa ruộng bậc thang nhuộm màu của ánh chiều tà nên thơ động lòng người. Đèo Mã Phục tọa lạc ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Đèo Mã Phục còn được gọi là đèo 7 tầng, bởi khi chinh phục đoạn đèo này du khách sẽ phải trải qua 7 tầng dốc, các con dốc uốn lượn lên xuống kéo dài khoảng 4km và cao khoảng 700m so với mặt nước biển. Đường đèo Mã Phục khá đẹp nhưng lại quanh co và gấp khúc, 1 bên là núi đá cheo leo, một bên vực sâu hoặc khe núi hẹp, chính vì vậy mà khi đi muốn chinh phục cung đường này hãy chắc rằng mình cứng tay lái hoặc có thể tìm cho mình một người bạn đồng hành đáng tin cậy. Chạy trên cung đường đèo du khách sẽ được tận hưởng được khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đồi núi nhấp nhô, phong cảnh nguyên sơ của núi rừng Đông Bắc và cũng không kém phần nên thơ bởi quang cảnh đồng xanh cỏ nội của những bản làng dưới thung lũng. Đặc biệt hơn đèo Mã Phục còn được xếp vào di sản địa chất của công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng do UNESCO công nhận. Ghé ngang qua cung đường đèo Mã Phục du khách sẽ dễ dàng bắt gặp hai bên đường có hai khối đá vôi dựng đứng và châu đầu vào nhau như hai con ngựa đang nằm phục dưới đất, chính vì vậy mà đèo có tên gọi là Mã Phục. Nơi đây có khá nhiều truyền thuyết nói về tên gọi của đèo Mã Phục, một trong số đó gắn liền với huyền thoại người anh hùng dân tộc Nùng Chí Cao. Vào thế kỷ thứ 11, Nùng Chí Cao đã lãnh đạo nhân dân chống lại nhà Tống ở phía Bắc, và chiếm được 1 phần lãnh thổ nhà Tống mà ngày nay gọi là Quảng Đông và Quảng Tây. Tuy nhiên xưng Vương được khoảng 3 năm thì Nùng Chí Cao đã bị tiêu diệt. Sau khi bị truy đuổi và bị thương, cả người cả ngựa đã nằm gục tại đèo Mã Phục, tên gọi gắn liền đến ngày nay của con đèo. Khí hậu Cao Bằng chia làm 2 mùa khá rõ rệt, mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 còn mùa khô thì từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nói đèo Mã Phục đẹp bất chấp mọi thời điểm thì cũng không hề quá bởi mỗi mùa, mỗi thời điểm nơi đây lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Theo kinh nghiệm khám phá đèo Mã Phục thì du khách có thể đi vào tháng 8 đến tháng 9, dịp này thời tiết tại đây ít mưa, nắng nhẹ, mát mẻ và thuận lợi cho việc di chuyển để tận hưởng cảnh đẹp. Vào mùa này thác đổ đầy nước cảnh quang cực kỳ mãn nhãn cho du khách, pha thêm chút sắc vàng của lúa chín sẽ làm du khách say đắm cảnh sắc nơi đây. Tháng 11 và tháng 12 là mùa hoa tam giác mạch và hoa dã quỳ nở rộ, như phủ kín núi rừng Đông Bắc tạo nên bức tranh đẹp không tưởng. Hay mọi người cùng có thể đến vào dịp cuối xuân đầu hạ, thời tiết không quá lạnh cũng chưa có nắng nóng, hoa mơ, hoa mận, hoa lê, say hoa trĩu cành cũng vô cùng bắt mắt.

Cao Bằng

Từ tháng 08 đến tháng 09 hoặc từ tháng 11 đến tháng 12 .

849 lượt xem

Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo

Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân núi Slam Cao thuộc địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) và cách thành phố Cao Bằng khoảng 50km về phía tây nam. Đây là nơi lưu giữ một hệ thống các di tích gắn liền với giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng của cách mạng Việt Nam và đến nay đã trở thành địa chỉ đỏ trên hành trình về nguồn Cao Bằng. Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo là nơi ghi dấu sự thành lập và hoạt động của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là nơi gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích gồm 5 điểm quan trọng: Cụm di tích rừng Trần Hưng Đạo (gồm Địa điểm thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Lán nghỉ và bếp ăn, mỏ nước phục vụ nước sinh hoạt, Đỉnh Slam Cao); Hang Thẳm Khẩu (xã Tam Kim) - từng được sử dụng làm trạm liên lạc, đưa cơm phục vụ cho các đồng chí hoạt động cách mạng; Đồn Phai Khắt (xã Tam Kim) - nơi diễn ra trận đầu ra quân của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (25/12/1944); Đồn Nà Ngần (xã Hoa Thám) - nơi ghi dấu trận đánh thứ 2 giành thắng lợi của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (26/12/1944); di tích Vạ Phá (xã Tam Kim). Với những giá trị lịch sử này, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) là di tích quốc gia đặc biệt. Từ đó, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích được địa phương đặc biệt quan tâm thông qua việc nâng cấp tuyến đường từ đèo Cao Bắc và tuyến đường từ tỉnh lộ 34 vào khu di tích, xây dựng và đưa vào sử dụng các công trình nhà đón tiếp, nhà tưởng niệm. Đặc biệt, Nhà trưng bày tại khu di tích sau khi được hoàn thành, đưa vào sử dụng đã góp phần tôn vinh và tri ân thế hệ đi trước, đồng thời bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích. Các hiện vật tại đây được trưng bày tập trung, đảm bảo tính khoa học và giá trị lịch sử chân thực theo 3 chủ đề: Cao Bằng - Đất nước, con người và truyền thống; Quá trình hình thành, ra đời và hoạt động của Đội VNTTGPQ; Quân đội anh hùng truyền thống vẻ vang. Đến với Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, du khách không chỉ được tìm hiểu truyền thống lịch sử vẻ vang với nhiều điểm di tích mà còn được khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu rừng nguyên sinh. Với diện tích rộng trên 201,7 ha, rừng Trần Hưng Đạo còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ với bầu không khí trong lành và là điểm đến của hàng ngàn du khách trong nước cũng như quốc tế. Nằm sâu dưới những tán cây cổ thụ là nhà bia 34 chiến sĩ của Đội VNTTGPQ, lán nghỉ và bếp ăn mô phỏng lại cuộc sống đời thường giản dị của các chiến sĩ. Men theo con dốc nhỏ chừng 50m là mỏ nước tự nhiên, cũng là điểm lấy nước sinh hoạt của các chiến sĩ, trải qua nhiều năm vẫn cho ra những dòng nước mát lạnh và trong vắt. Cũng tại rừng Trần Hưng Đạo, cây sấu cổ thụ 300 năm tuổi từng gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày của Đội VNTTGPQ đã được công nhận là Cây di sản Việt Nam. Trải qua 75 năm, những dấu tích từ thuở đầu thành lập Đội VNTTGPQ luôn được đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng trân trọng và gìn giữ, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ sau này. Khu rừng nguyên sinh rộng lớn xòe từng tán cây, bao bọc những di tích thiêng thiêng trong tháng ngày hoạt động cách mạng gian khó của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đội VNTTGPQ.

Cao Bằng

Từ tháng 1 đến tháng 12

1727 lượt xem

Di tích chiến thắng chiến dịch biên giới 1950

Nhắc tới du lịch Cao Bằng, nhiều du khách thường nghĩ đến Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Pác Bó, thác Bản Giốc – động Ngườm Ngao… nhưng đối với những người yêu thích tìm hiểu về văn hóa, lịch sử hào hùng của dân tộc gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của quân đội nhân dân Việt Nam thì nên dành thêm thời gian ở Cao Bằng để tham quan và tìm hiểu về Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950. Các địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 cách thành phố Cao Bằng khoảng 40 km (theo hướng quốc lộ 4A từ Cao Bằng đi Lạng Sơn) có 19 điểm di tích được phân bố thành 4 cụm di tích nằm trên địa bàn 3 xã và 1 thị trấn của huyện Thạch An bao gồm: Cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến thắng Biên giới năm 1950 (xã Đức Long); Cụm di tích cứ điểm Đông Khê (thị trấn Đông Khê); Cụm di tích Khau Luông (xã Đức Xuân); Cụm di tích Cốc Xả - điểm cao 477 (xã Trọng Con). Trong đó, các điểm liên quan đến Chiến dịch Biên giới năm 1950 được phân bố chủ yếu trong Cụm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến thắng Biên giới năm 1950 và Cụm di tích cứ điểm Đông Khê. Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 có giá trị đặc biệt quan trọng gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và sự trưởng thành, phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với vị trí, vai trò, ý nghĩa lịch sử quan trọng của di tích, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của quân và dân Cao Bằng cũng như quân dân cả nước trong việc bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị của di tích, ngày 25/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2082/QĐ-TTg xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950. Sau chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947, quân và dân ta đã đập tan chiến lược "Đánh nhanh thắng nhanh" của thực dân Pháp, làm cho cục diện chiến trường giữa ta và địch chuyển sang thế "cầm cự, giằng co", ta đã từng bước chuyển sang thế phản công. Ở Đông Dương, quân Pháp ngày càng sa lầy vào cuộc chiến và lâm vào thế phòng ngự bị động. Để có thể cứu vãn tình thế, Chính phủ Pháp lập kế hoạch Rơve để phong tỏa biên giới, dùng quân ngụy làm nhiệm vụ chiếm đóng, tập trung quân Âu - Phi thành lực lượng cơ động thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người Việt", "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh". Tại Cao Bằng, Pháp tập trung củng cố hệ thống các cứ điểm và đồn bốt quân sự trên Quốc lộ số 4 từ thị xã Cao Bằng đến Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Lạng Sơn; trong đó Đông Khê là một tiểu khu quan trọng, lá chắn của Cao Bằng. Về phía ta, cùng với việc tăng cường lực lượng quân sự, mở rộng vùng giải phóng, để tranh thủ sự ủng hộ của các nước dân chủ nhân dân trên thế giới, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh công tác ngoại giao với phương châm "thêm bạn, bớt thù". Đứng trước tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến thuận lợi, nhằm đưa cuộc kháng chiến tiến lên bước mới, tháng 6/1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới, lấy tên là "Chiến dịch Lê Hồng Phong II" nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới; mở đường biên giới với các nước xã hội chủ nghĩa phá vỡ thế bao vây của Pháp, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Ban Thường vụ Trung ương quyết nghị thành lập Đảng ủy mặt trận có 05 đồng chí: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Bí thư Đảng ủy mặt trận; đồng chí Trần Đăng Ninh - Ủy viên Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm Tổng cục cung cấp; đồng chí Hoàng Văn Thái làm Tổng tham mưu trưởng; đồng chí Lê Liêm, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị; đồng chí Bùi Quang Tạo, Phó Bí thư Liên khu ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc làm Ủy viên. Cao Bằng được chọn làm chiến trường chính của chiến dịch Biên giới, vì Cao Bằng có đường biên giới chung với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, đường giao lưu quốc tế thuận lợi, là đầu mối của những trục đường chiến lược quan trọng, đường số 4 chạy dọc biên thùy Đông Bắc tới miền Duyên hải Vịnh Bắc Bộ. Đường số 3 nối liền Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên. Hơn nữa người dân Cao Bằng đã được thử thách, tôi luyện trong thời kỳ cách mạng. Đến cuối năm 1949 các địa phương quanh vùng quốc lộ 3 từ Ngân Sơn đến Bắc Kạn và phần lớn các huyện trong tỉnh Cao Bằng được giải phóng. Với tầm quan trọng của Chiến dịch, từ cuối tháng 8/1950, dù bận nhiều việc hệ trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ tối cao đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy Chiến dịch trực tiếp chỉ đạo Chiến dịch, động viên quân và dân chiến đấu. Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc. Chiến dịch Biên giới năm 1950 là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, là chiến dịch có tầm quan trọng đặc biệt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chiến dịch Biên giới đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.300 tên địch, giải phóng toàn tuyến biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, với diện tích rộng 4.500 km2; chọc thủng “Hành lang Đông - Tây” của Pháp. Thế bao vây của địch cả trong và ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới đã làm thay đổi cục diện chiến tranh giữa ta và Pháp, tạo bước chuyển biến mới về chiến lược tiến công, phản công, góp phần đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Khi nhìn lại thất bại của nước Pháp ở cuộc chiến tranh Đông Dương, nguyên Toàn quyền Đông Dương Catơru đã chua chát xác nhận: "Sự thất bại của quân đội Pháp tại biên giới Việt – Trung tháng 10/1950 đã có ảnh hưởng quyết định đến số phận của Đông Dương và Điện Biên Phủ sau này đã phải chịu ảnh hưởng đó". Thắng lợi của chiến thắng Biên giới năm 1950 chứng minh tính đúng đắn của đường lối chiến tranh "toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính" mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra. Bài học về phát huy nội lực, xây dựng lực lượng kháng chiến, xây dựng quân đội để làm nên chiến thắng Chiến dịch Biên giới 1950 vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

Cao Bằng

Từ tháng 1 đến tháng 12

1623 lượt xem

Hồ Thang Hen

Hồ Thang Hen ẩn sau những tán rừng già, những mỏm đá tai mèo là một hồ nước hình thoi bốn mùa xanh ngắt. Người Tày bảo nó giống phần đuôi của con ong nên gọi Thang Hen (“đuôi ong” trong tiếng Tày). Thang Hen là hồ nước ngọt rộng nhất trong số 36 hồ nước ngọt ở huyện Trà Lĩnh. Tuy được được ngăn cách riêng biệt nhưng chúng lại được thông nhau bằng những hang động dưới lòng đất. Nước hồ có màu xanh ngọc bích mờ ảo quanh năm, kể cả vào mùa lũ – khi các hồ nước khác trong cùng khu vực đã đỏ ngầu vì bùn. Lý do là bởi hồ có thượng nguồn là hang Thăng Hen ở trên cao. Nước từ trong miệng hang đổ ra cung cấp nguồn “nước sạch” cho hồ. Theo truyền thuyết của người Tày, đất Cao Bằng ngày xưa có chàng Sung tuấn tú, thông minh. Sau khi đỗ trạng, chàng được vua cho phép về vinh quy bái tổ trong bảy ngày. Về quê, chàng kết duyên với nàng Boóc. Mải đắm say với người vợ xinh đẹp, chàng quên mất việc phải về kinh. Tới tận đêm ngày thứ bảy, chàng Sung mới sực nhớ ra. Chàng vội chia tay vợ, chạy về kinh giữa đêm tối. Chàng Sung chạy được 36 bước chân thì ngã đầu đập vào núi rồi chết. 36 bước chân của chàng chính là 36 hồ lớn nhỏ ở quần thể hồ Thang Hen (nay thuộc huyện Trà Lĩnh). Còn những cái hang đá bao quanh hồ chính là do ngón chân của chàng Sung vấp phải mà tạo thành. Cứ vào quãng tháng Chín, tháng Mười hằng năm, nước hồ Thang Hen sẽ bị rút cạn chỉ trong vài ba giờ đồng hồ. Vì thế, nếu được chứng kiến hiện tượng kỳ lạ này là một điều cực kỳ may mắn. Ngay cả những người dân bản địa cũng chỉ có thể áng chừng được thời điểm chứ không chắc chắn lúc nào hồ sẽ cạn nước. Khi nước chỉ còn xăm xắp, người dân sẽ đua nhau xuống dưới hồ bắt cá, tôm, tép về ăn. Những con cá to là mục tiêu “săn lùng” hàng đầu để nướng đãi khách. Kỳ lạ là dù hàng nghìn m­­3 nước hồ tụt xuống nhưng cảnh vật xung quanh vẫn không có gì thay đổi. Vì thế, nhiều người ví hồ Thang Hen như một túi nước bị ai đó chọc thủng đáy. Người dân nơi truyền miệng nhau rằng, hiện tượng hồ Thang Hen rút cạn chỉ trong một đêm là loài thuỷ quái bị giam giữ trong thung lũng nhiều năm. Trong cơn cuồng loạn vì bị săn đuổi, nó đã dùng móng vuốt tạo nên những hang động ngầm dọc ngang dưới lòng đất. Để ngắm cảnh đẹp của Thang Hen, bạn đừng nên ngủ nướng. Khi mặt trời vừa ló sau dãy núi là thời điểm tuyệt vời nhất để có thể hòa mình vào tiên cảnh nơi đây. Lúc này, mặt hồ như một chiếc gương màu ngọc bích được phủ lên một chiếc khăn voan trắng. Thấp thoáng xung quanh là những ngọn núi ẩn hiện. Cảnh vật ban sớm nơi đây yên bình đến lạ kỳ, tách biệt hẳn với thành phố xô bồ bên ngoài. Khu vực hồ Thang Hen có bờ vực đá dựng đứng. Trên đó, những vị khách tham quan có thể dễ dàng nhận ra những cây gỗ nghiến có tuổi thọ hàng trăm năm, nhiều giống hoa lan rừng. Đây là môi trường sống của các loài động vật hoang dã như: khỉ vàng, gà gô, chim gáy…

Cao Bằng

Từ tháng 1 đến tháng 12

1542 lượt xem

Di tích Pác Bó

Quần thể khu di tích lịch sử Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Theo tiếng dân tộc Tày - Nùng thì nơi Pác Bó có nghĩa là “đầu nguồn”. Đây là nơi được Bác Hồ chọn làm căn cứ địa lãnh đạo cách mạng và là nơi có dấu ấn quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Trải qua những dấu mốc quan trọng sau ngần ấy năm nơi đây vẫn lưu giữ gần như nguyên vẹn những chứng tích và dấu ấn của cách mạng và của Hồ Chủ tịch. Pác Bó Cao Bằng bao phủ bởi những dãy núi non hiểm trở, những thác nước như vẫy gọi vỗ về, những rặng tre xanh mát cả vùng trời. Ngoài cảnh đẹp của non nước, đến du khách có thể ghé tham quan những địa danh lịch sử như suối Lê Nin, Núi Các Mác, đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, hang Pác Pó… Khám phá khu di tích lịch sử Pác Bó Cao Bằng du kháchsẽ được đắm mình trong không gian thiên nhiên hoang sơ huyền bí và cảm nhận những giá trị lịch sử và văn hóa của vùng đất này. Suối Lê Nin xưa kia được dân bản gọi là suối Khuổi Giàng, theo tiếng Tày có nghĩa suối trời, nhưng vào năm 1941 Bác về nước chọn hang Pác Bó ở và làm việc thì Bác đã đặt tên cho suối này là suối Lê Nin. Suối Lê Nin nằm trong khu di tích lịch sử Pác Bó Cao Bằng, nổi tiếng với làn nước xanh vắt có thể nhìn dưới đáy tựa như mặt gương phản chiếu đại cảnh của đất trời, tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp. Điểm đến này được nhiều người yêu thích bởi không gian yên tĩnh, cảnh sắc thơ mộng trữ tình. Thực sự không có một mỹ từ nào có thể diễn tả được nét đẹp và sự trong lành của dòng suối Lê Nin. Theo dòng lịch sử trôi qua thì dòng suối này vẫn giữ được nét đẹp trọn vẹn và càng ngày càng thu hút du khách bởi vẻ đẹp đằm thắm và yêu kiều của con nước. Đến nơi đây du khách sẽ cảm tưởng được nơi mà Bác từng sinh sống, tưởng chừng cảm nhận được hơi ấm của Người, nhìn được những khung cảnh mà Người đã từng gắn bó trong thời kháng chiến. Một điểm tham quan không thể bỏ lỡ khi đến Pác Bó Cao Bằng chính là núi Các Mác. Cùng với suối Lê Nin thì núi Các Mác cũng được Bác đặt tên, đây là tên của hai nhà tư tưởng ảnh hưởng lớn nhất đến sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác. Núi Các Mác có có rừng cây xanh thẳm với địa hình thông thông thoáng bên trong nhưng lại hiểm trở và bí mật bên ngoài, có lẽ vì địa hình như vậy mà Bác đã chọn làm nơi hoạt động bí mật. Gần cạnh núi Các Mác men theo suối Lê Nin du khách sẽ thấy được vườn trúc Bác đã trồng vẫn còn. Tất cả như tạo nên được không gian nên thơ đầy yên bình cho nơi Bác đã từng dừng chân. “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” câu thơ của Bác trong bài Tức cảnh Pác Bó như miêu tả cuộc sống hằng ngày của Bác thuở hoạt động tại Pác Bó Cao Bằng. Hang Pác Bó hay còn được gọi là hang Cốc Pó chỉ rộng khoảng 15m2, là nơi bác sống và làm việc thuở mới về nước, đây là nơi chứa đựng nhiều dấu ấn của Người. Trong Hang có tấm phản gỗ Bác Hồ nằm nghỉ, bếp lửa sưởi ấm, bàn đá chông chênh nơi người làm việc, hay tảng đá bằng Bác hay ngồi câu cá cạnh suối Lê Nin, vườn trúc cạnh hang Bác tự tay trồng… tất cả vẫn còn đó, và đã trở thành những dấu ấn lịch sử quan trọng của khu di tích lịch sử Pác Bó. Đến khu di tích lịch sử Pác Bó đừng quên ghé thăm đền thờ của Bác nằm trên ngọn đồi Tiếng Chấy. Ngôi đền được xây dựng vào tháng 5/2011 vào dịp kỷ niệm 121 năm ngày sinh của Bác. Ngôi đền được xây dựng với phong cách nhà sàn vô cùng gần gũi và quen thuộc của đồng bào dân tộc nơi đây. Đây không chỉ là điểm đến tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước, mà còn mang giá trị lịch sử, văn hóa và thể hiện được sự tôn kính và tình cảm thiêng liêng đối với Bác Hồ - Người đã cống hiến hết mình cho sự độc lập của dân tộc. Pác Bó Cao Bằng nơi non nước hữu tình, mùa nào cũng có một nét đẹp riêng. Tuy nhiên nếu muốn ngắm trọn vẻ đẹp của nơi đây du khách nên chọn đến và tháng 10 đến tháng 5. Vào thời điểm này tiết trời mát mẻ, không quá lạnh cũng chẳng nắng gắt, trời lại khô ráo thuận lợi cho việc di chuyển đường núi đồi gập ghềnh của Pác Bó. Đặc biệt là có thể ngắm trọn vẻ đẹp đầy nên thơ của suối Lê Nin. Suối Lê Nin nổi tiếng với màu nước xanh ngọc đẹp ngây ngất, nhưng trong năm sẽ có khoảng 2-3 tháng mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 9), nước chảy cuộn nên mặt nước sẽ không trong xanh, khó lòng thưởng ngoạn được cảnh đẹp trầm ấm đầy nên thơ của nơi từng in dấu chân Bác.

Cao Bằng

Từ tháng 1 đến tháng 12

1578 lượt xem

Vườn Quốc Gia Phia Oắc - Phia Đén

Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén là một khu rừng đặc biệt nằm trong hệ thống công viên Non nước Cao Bằng. Nơi đây được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu bởi hệ thống địa chất đặc biệt với những dãy núi cao, nhiều khoáng sản quý hiếm và có hệ sinh thái đa dạng, nhiều loài động thực vật quý hiếm. Diện tích vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén trải dài trên địa bàn của 5 xã Thành Công, Hưng Đạo, Quang Thành, Phan Thành và Tĩnh Túc thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng và cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 73km. Đây là nơi có quan cảnh thiên nhiên tươi đẹp, không khí trong lành và đặc biệt có băng tuyết vào mùa đông nên rất lý tưởng cho phát triển du lịch sinh thái. Phia Oắc - Phia Đén nằm trong khu vực công viên địa chất toàn cầu nên địa hình nơi đây cũng rất đa dạng, phong phú từ những thung lũng trũng xuống như lòng chảo sâu, những dòng sông uốn lượn quanh co tạo nên khung cảnh nên thơ hữu tình đến những dãy núi cao vời vợi tạo nên một khung cảnh hùng vĩ, tráng lệ. Phia Oắc - Phia Đén là tên hai đỉnh núi cao trong khu vườn quốc gia. Đỉnh núi Phia Đén cao 1.391m và đỉnh núi Phia Oắc có độ cao đến 1.931m, được ví như “nóc nhà” phía tây của tỉnh Cao Bằng. Ngoài ra, trong khuôn viên vườn quốc gia này cũng có rất nhiều ngọn núi cao ấn tượng khác như đỉnh Tam Loang cao 1.446m, đỉnh núi Niot Ti cao 1.574m. Ngoài ra, vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén còn có cấu tạo địa chất đa dạng và đặc biệt với sự đan xen giữa các loại đá lục nguyên, đá vôi và đá granit tạo nên nhiều loại khoáng sản quý hiếm như: bạc, vàng, thiếc, vonfram... Nơi đây được phân thành 3 khu vực chính: khu bảo vệ nghiêm ngặt, khu phục hồi sinh thái và khu dịch vụ hành chính, với các thảm thực vật đa dạng như rừng á nhiệt đới mưa mùa, rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và một kiểu rừng nguyên sinh đặc trưng của miền Bắc Việt Nam đó là rừng lùn hay còn gọi là rừng rêu. Trong khuôn viên vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén có đến 1.287 loài thực vật đa dạng, trong đó có đến 90 loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao, đang được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam như là thiết sam núi đá, vù hương, sến mật, thông pà cò, lát hoa và nghiến… Hơn nữa, trên ngọn núi Phia Oắc còn tồn tại rất nhiều loài dược liệu quý của Việt Nam như thất diệp nhất chi hoa, đông trùng hạ thảo, sâm núi… Không chỉ đa dạng về thực vật,Phia Oắc - Phia Đén còncó hệ sinh thái động vật phong phú với 496 loài động vật có xương sống khác nhau và hàng nghìn loài động vật không xương sống, côn trùng… Đặc biệt, có tới 58 loài trong rừng sinh thái này thuộc nhóm động vật quý hiếm, bao gồm 30 loại thú có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 12 loài bò sát, trong đó có 12 loài ở hạng cực kỳ quý hiếm cần được bảo tồn. Đây là nguồn tài sản vô cùng quý hiếm , có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao. Chính vì thế, ngoài mang khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén còn là khu bảo tồn được tỉnh Cao Bằng và nhà nước chú trọng. Có thể nói thiên nhiên đã vô cùng ưu ái khi ban tặng cho vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén một bầu không khí trong lành và mát mẻ suốt bốn mùa. Sự hòa quyện của những thảm thực vật xanh thăm thẳm cùng với núi non trùng điệp, những đám mây trắng lững lờ bay tạo nên một khung cảnh thiên nhiên nên thơ, đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Những ngày trời trong, đứng trên đỉnh núi Phia Oắc, du khách có thể nhìn thấy quang cảnh núi non hùng vỹ. Đặc biệt, với đặc trưng khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình thấp, độ ẩm cao, vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén như là thiên đường của các loài hoa với màu sắc rực rỡ, mang vẻ đẹp hoang dã, mê hoặc, được nhiều du khách ca ngợi là “nàng tiên ngủ quên” của núi rừng Đông Bắc. Rải rác xung quanh vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén là những làng bản, những dòng suối, những triền đồi, những thửa ruộng bậc thang được đồng bào dân tộc trồng lúa, những thửa ngô, sắn, những rừng chè bao la… tạo nên những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp tràn đầy sức sống. Hơn nữa, vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén vẫn còn dấu tích các khu biệt thự cổ hay các nhà nghỉ mang phong cách châu Âu của các công chức Pháp xưa để lại nên bạn có thể tham quan các công trình kiến trúc châu Âu cổ tại đây nữa đấy. Ngoài ra, du khách có thể tham quan các địa điểm du lịch khác như di tích đồn Khay Phắt, làng dệt thổ cẩm in sáp ong của dân tộc Dao Tiền, mỏ thiết Tĩnh Túc, đồi chè Kolia, trang trại cá hồi,... Mặc dù mỗi thời điểm thì nơi đây đều mang một hương sắc rất riêng với phong cảnh thơ mộng và hùng vĩ, nhưng cuốn hút du khách nhất vẫn là mùa xuân và mùa đông. Mùa xuân tới là lúc vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén như được thay một tấm áo mới rực rỡ với vô vàn các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc. Từ sắc đỏ quyến rũ của những đóa hoa đỗ quyên đến sắc xanh ngọc bích tươi mát của cẩm tú cầu hay sắc tím, trắng, vàng mộng mơ của những nhành lan rừng. Đặc biệt, khí hậu mát mẻ và độ ẩm cao của nơi đây như tiếp thêm nguồn sinh lực cho những bông hoa nở to hơn, rực hơn hơn và hương thơm tỏa ra cũng nồng nàn ngây ngất lòng người khiến ai cũng như quên lối về. Vào mùa đông tới, khi nhiệt độ bắt đầu xuống thấp, vùng núi Phia Oắc - Phia Đén chìm trong một màu trắng xóa tuyệt đẹp tựa như trời Âu. Băng giá phủ đầy đỉnh núi, sương trắng lượn lờ bao quanh, tạo cho du khách cảm giác như đang lạc vào trong chốn bồng lai tiên cảnh.

Cao Bằng

Từ tháng 1 đến tháng 12

1657 lượt xem

Thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc nằm cách thành phố Cao Bằng khoảng 90km và cách trung tâm thủ đô Hà Nội 400km, thuộc địa phận xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh. Xuất phát từ thành phố Cao Bằng bạn có thể đi theo hướng Trà Lĩnh – Tống Cọt để tới bản Giốc. Với những người đam mê phượt có thể lựa chọn con đường qua đèo Mã Phục vì phong cảnh núi rừng trên đường đi rất đẹp và thu hút. Khí hậu ở thác Bản Giốc Cao Bằng được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Thời điểm mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9. Đây cũng là thời điểm ngọn thác tuôn nước, đổ bọt trắng xoá, rất thích hợp cho những chuyến đi thác Bản Giốc, đặc biệt là vào thời điểm tháng 8 – tháng 9. Thác vào mùa khô lại mang một sắc thái hoàn toàn khác. Thời điểm này, thác Bản Giốc Cao Bằng khá yên bình, những cánh đồng lúa chín vàng dưới chân thác tạo nên một khung cảnh lãng mạn , nhưng cũng rất yên bình. Khi đến Thác Bản Giốc, bạn có thể thưởn thức các món đặc sản như: Rau dạ hiến, rau bò khai, bánh coóng phù, hạt dẻ Trùng Khánh, phở chua, cháo nhộng ong, chè dây, chè đắng, bánh khảo, mận Bảo Lạc, lê Đông Khê, cá hồ Thang Hen, măng chua, lạp xườn, vịt quay, lợn sửa quay…

Cao Bằng

Từ tháng 6 đến tháng 9

1721 lượt xem

Động Ngườm Ngao

Du lịch Cao Bằng chưa bao giờ hết thú vị bởi mảnh đất núi non Đông Bắc này ẩn chứa vô vàn những điều thú vị khiến du khách cứ muốn tiếp tục khám phá và trải nghiệm. Trong số đó không thể không nhắc tới động Ngườm Ngao – một trong những hang động đẹp nhất đất nước, là món quà vô giá được trao tặng từ tạo hóa. Động Ngườm Ngao nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Động được một nhà thám hiểm người Pháp phát hiện ra vào năm 1921 (thế kỷ XX). Theo khảo sát của hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh năm 1995, hang động này có tổng chiều dài 2.144m, có 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Bản Thuôn. Để đến được động Ngườm Ngạo, bạn cần vượt qua 89km đường núi, qua đèo Mã Phục, đèo Khau Liêu. Chuyến du lịch Cao Bằng của bạn sẽ vô cùng thiếu sót nếu bạn không ghé Thác Bản Giốc kết hợp thăm quan Động với khoảng cách của hai điểm này chỉ khoảng 3km. Động Ngườm Ngao dài khoảng 2.144m nhưng mới chỉ khai thác được gần 980m, bên trong động gần như còn nguyên sơ với hàng trăm hình thù độc đáo, hấp dẫn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Ngườm Ngao là động đá vôi được hình thành cách đây 300 triệu năm trước công nguyên. Cùng với thời gian, những nhũ đá và măng đá đã tạo nên những khung cảnh thật sinh động, kì thú khiến con người phải thán phục, kinh ngạc. Theo tương truyền, xưa kia trong động có rất nhiều hổ dữ sinh sống nên người dân tộc Tày mới đặt tên động là Ngườm Ngao với ý nghĩa là: Động Hổ. Tuy nhiên có thuyết cho rằng những tiếng gầm rú được phát ra nhờ tiếng nước chảy từ suối trọng động tạo lên nghe giống tiếng gầm của Hổ rữ vì vậy người dân đặt tên động là Ngườm Ngao. Động Ngườm Ngao cũng như bao động khác, được tạo thành do sự phong hoá lâu đời của núi đá vôi. Chỉ cần những bước đầu tiên vào trong động, chúng ta sẽ có cảm giác như lạc vào một thế giới khác, tách biệt với hẳn thế giới bên ngoài. Phải mất nhiều thời gian thì những hình thù độc đáo trong động mới được định hình, nào là những nhũ đá nằm dọc, nhũ đá nằm ngang, nhũ đá có hình thù rõ ràng, lại có những nhũ đá mà chỉ những người ưa tưởng tượng mới nhìn ra tạo hình. Khám phá Động Ngườm Ngao, du khách còn có thể phát hiện được vô vàn hình thù đặc biệt phía trong hang, những hình ảnh ruộng bậc thang, giường tiên, vịnh Hạ Long thu nhỏ, tượng ba ông Phúc – Lộc – Thọ, núi vàng, núi bạc… cũng được kiến tạo thật đặc biệt. Động Ngườm Ngao còn gắn với rất nhiều sự tích và truyền thuyết, trong đó có sự tích về đài sen úp ngược. Khi vào động Ngườm Ngao, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy ở giữa hang là nhũ đá hình đài sen úp ngược. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một vị sư ngồi trên đài sen tu mãi mà không thành chính quả, vì quá buồn chán, phẫn chí nên ngài đã úp ngược đài sen xuống, còn mình thì biến thành cột đá đứng bên cạnh đài sen úp ngược đó. Cũng dễ hiểu vì sao người ta lại nói rằng bạn sẽ choáng ngợp ngay từ giây phút đầu tiên bước chân vào động. Nhiệt độ trung bình trong động khoảng 15-20 độ nên luôn khiến cho bạn có cảm giác mát mẻ và thoải mái, chênh lệch hẳn với nhiệt độ bên ngoài, nhất là khi bạn du lịch động Ngườm Ngao vào mùa hè. Đặc biệt trong động Ngườm Ngao, nơi có khe hở thông lên trời, vào đúng 14 giờ chiều ngày 22 tháng 4 hàng năm, sẽ có 3 luồng ánh sáng gặp nhau làm một khoảng lòng động rực sáng như ban ngày trong vài phút. Đây là một hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt và rất nhiều du khách du lịch phải trầm trồ về ánh sáng rực rỡ nơi động Ngườm Ngao vào khoảnh khắc này. Du lịch Cao Bằng tức là trải nghiệm những gì thuộc về thiên nhiên nhất, những khung cảnh có vẻ đẹp tuyệt mỹ đến mê lòng. Chắc chắn vẻ đẹp của động Ngườm Ngao sẽ khiến bạn “nhung nhớ” không muốn trở về.

Cao Bằng

Từ tháng 1 đến tháng 12

1775 lượt xem