Điểm du lịch

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

Cách TP.Thái Bình chừng 20 km về phía đông, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm luôn mang một âm thanh đặc trưng của tiếng chạm khắc. Kết quả của những âm thanh đó là bao nhiêu sản phẩm hoa văn tinh xảo được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân nơi này. Nghề chạm bạc đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và chỉn chu đến từng tiểu tiết một của người nghệ nhân. Do đó, người thợ luôn nhẫn nại, cần cù, tỉ mỉ chạm, khắc lên từng hoa văn trang trí từ những công cụ thô sơ như dùi, đinh, búa… Mỗi người một phần việc, người tạo hình tạo dáng, người tạo nét tạo hoa. Với nghề chạm bạc, chạm là công đoạn đòi hỏi sự tập trung nhất, đòi hỏi nghệ nhân phải hết sức khéo léo, không được phép cho mình sai dù chỉ một chi tiết nhỏ, nếu không, toàn bộ sản phẩm đó coi như phải bỏ, phải làm lại từ đầu. Một công việc đòi hỏi cao nhưng xưa kia nhiều người chẳng thể sống được với nghề vì thu nhập hạn hẹp. Nhiều thế hệ dù rất yêu nghề, muốn lưu giữ nghề nhưng vẫn phải rời đi do bị cơm, áo, gạo tiền quấn lấy. Thời gian trôi đi, những sản phẩm chạm bạc ngày trở nên gần gũi hơn với đời thường, từ món quà lưu niệm như dây chuyền bạc, bức tranh đồng… đến những sản phẩm tinh xảo hơn, giá trị hơn như chiếc lư hương có giá trị đến vài trăm triệu. Sự phong phú ấy đã mở rộng đối tượng khách hàng. Dần dần, nghề chạm bạc đã giúp người dân nơi đây cải thiện đời sống. Ngày nay nghề chạm bạc vẫn lưu truyền và phát triển ngày một rộng rãi hơn. Các sản phẩm của Đồng Xâm ngày nay xoay quanh chất liệu đồng, mạ bạc sáng rất ưa nhìn và giá cả phải chăng.

Thái Bình

Tháng 3 đến tháng 8

253 lượt xem

Làng vườn Bách Thuận

Làng vườn Bách Thuận đến nay đã có hơn 100 năm tuổi, nằm cạnh dòng sông Hồng mang nặng phù sa, màu mỡ. Đây là một làng quê cổ tiêu biểu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, cũng là làng vườn duy nhất của tỉnh Thái Bình còn lưu giữ nhiều nếp nhà Việt cổ và có nghề trồng cây cảnh lâu đời. Người dân Làng vườn Bách Thuận cho hay, từ xa xưa, ông cha họ đã sống bằng nghề làm vườn nên đây là nghề truyền thống đặc trưng của cả làng, hầu như mỗi nhà đều sở hữu một vườn cây rộng từ 2ha đến 5ha, với các loài cây ăn quả, xen lẫn với cây cảnh, cây thế được chăm sóc, uốn tỉa công phu. Làng vườn Bách Thuận không giống như các xã khác trong tỉnh là diện tích đất ruộng lớn hơn đất vườn, mà diện tích đất vườn ở đây nhiều hơn diện tích cấy lúa. Ðến Bách Thuận, du khách như lạc vào một công viên thu nhỏ với đủ các gam màu đậm nhạt... Dọc hai bên đường làng là rất nhiều cây với màu sắc khác nhau, màu xanh thẫm của ngâu, màu đỏ của hoa mẫu đơn, cây ngũ sắc... Thiên nhiên đã ưu đãi cho Bách Thuận phát triển nghề vườn truyền thống. Ngoài ra, du khách sẽ choáng ngợp với hàng trăm loại cây trái nối tiếp nhau, kéo dài như vô tận như: táo, ổi, roi, mận, chanh, nhãn, vải, hồng xiêm, cam, quýt, nhót... rất phù hợp với vị giác của các chị em. Còn các đấng mày râu có thể ngồi câu cá, tán gẫu và thưởng thức món cá do chính mình câu được bên cạnh chai rượu nếp thơm nồng. Cạnh đó, du khách còn có dịp tham gia vào cuộc sống của người dân như: Chèo thuyền trên những kênh rạch, ao hồ, câu cá, tham quan các vườn cây ăn trái hay làng nghề truyền thống, thưởng thức loại trà pha mật ong có mùi hương nhãn. Bên cạnh những vườn cây ăn quả là những vườn cây cảnh, cây thế. Mỗi loại cây cảnh đều mang một dáng nét riêng với những tên gọi khác nhau tuỳ theo sự uốn tỉa của các nghệ nhân. Ngoài thăm vườn cây cảnh và cây ăn quả du khách có thể đến thăm các ngôi nhà cổ có niên đại cả trăm năm hoặc đến với cảnh yên bình tĩnh lặng của chùa Từ Vân, chùa Bách Tính. Làng vườn Bách Thuận còn có chợ Thuận Vi là một ngôi chợ quê nhưng không kém phần đông đúc, tấp nập. Đây cũng là nơi thương lái thu mua nông sản của làng vườn rồi đem bán lại ở các chợ trong thành phố Thái Bình hay Nam Định. Đặc biệt vào buổi sáng, chợ bày bán rất nhiều loại bánh hấp dẫn như bánh cuốn, bánh bèo, bánh hấp, bánh giò, bánh nếp, bánh tẻ, bánh mật, bánh chưng, bánh giày đỗ, bánh rán... trong đó bánh cuốn chợ Thuận Vi là loại bánh ngon có tiếng trong vùng, dễ khiến thực khách mê mẩn. Với những nét đặc sắc của một vùng quê trù phú, Làng vườn Bách Thuận dần thu hút du khách gần xa đến thăm làng nghề truyền thống, chiêm ngưỡng nghệ thuật cây cảnh, tham khảo cách trang trí, xây dựng nhà vườn... và thưởng thức những món ngon dân dã địa phương, cùng hoa thơm, trái ngọt quanh năm.

Thái Bình

Từ tháng 1 đến tháng 12

253 lượt xem

Đền Đồng Bằng

Đền Đồng Bằng thuộc địa phận xã An Lễ, huyện Quỳnh Lưu, được biết đến là ngôi đền linh thiêng đã được xây dựng từ thời vua Hùng Vương thứ 18. Ngôi đền này nhận được sắc phong “Tam Kỳ Linh Ứng - Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần”. Đến nay, Đền Đồng Bằng đã trở thành điểm du lịch Thái Bình nổi tiếng bậc nhất tại Hòa Bình, thu hút rất đông du khách đến tham quan, trải nghiệm. Đền Đồng Bằng khi được xây dựng là nơi thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, người đã có công giúp Vua Hùng đánh đuổi giặc ngoại xâm, lập làng giúp dân. Từ cuối thế kỷ XIII đến nay, đền thờ này còn tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các tướng quân dưới thời nhà Trần có công bảo vệ đất nước, ba lần đánh quân Nguyên – Mông khỏi bờ cõi nước nhà. Vì lịch sử hơn 4000 năm nên Đền Đồng Bằng gắn với rất nhiều truyền thuyết ly kỳ. Trong đó, điển tích về Vua cha Bát Hải là câu chuyện được truyền miệng nhiều nhất. Tương truyền vào thời Hùng Vương thứ 18, khi ngoại bang đến xâm lăng nước ra, triều đình đã chiêu tập binh hùng tướng mạnh, chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng vì thế giặc quá mạnh nên đã phải lập đàn Triệu Linh Sơn Tú Khí, cầu thần linh hỗ trợ chống giặc. Vùng đất này thời ấy thuộc trang Hoa Đào, nằm ở gần cửa sông Vĩnh. Đây là nơi Long Cung Hoàng Thái Tử (tức là Giao Long – con của Lạc Long Quân và người thiếp Ngọc Nữ) đã đầu thai vào một gia đình ngư dân sinh sống gần cửa sông, thuộc Trang Hoa Đào, đất Việt (xã An Lễ, Quỳnh Phụ bây giờ) giúp phò tá vua đánh giặc. Ngài đã cùng với 2 người em và 10 vị tướng hùng mạnh: quan lớn Thượng, quan Đệ tam, quan Đệ tứ, quan Điều thất (ông Hoàng Mười), quân sư quê ở Nuồi, 28 vị nội tướng và binh sĩ, cùng nhau hợp sức đánh tan giặc trên 8 cửa biển, mang về thái bình cho đất nước. Sau chiến thắng ấy ngài được phong là Vĩnh Công Đại vương. Thay vì ở lại triều đình, ngài xin về quê phụng dưỡng cha mẹ và khai khẩn, chiêu dân lập ấp vùng duyên hải, giúp vua giữ yên bờ cõi. Khi Vĩnh Công Đại Vương quy tiên vào ngày 25/8 âm lịch, người dân nơi đây nhớ ơn Ngài nên đã tôn ông là Vua cha – Bát Hải Đại Vương. Vua Hùng cũng đã cho tu sửa lại dinh thất, xây thành miếu điện thờ để người dân hương khói tưởng nhớ. Rất nhiều câu chuyện tương truyền rằng Vĩnh Công Đại Vương rất linh thiêng, vào thế kỉ XIII khi giặc Nguyên - Mông đến xâm lược nước ta, Hưng Đạo Đạo Vương đã đưa các tướng đến đền để cầu nguyện âm phù. Sau ba lần đánh đuổi được quân Nguyên - Mông, binh tướng nhà Trần đã góp sức để tôn tạo đền thờ thêm khang trang. Từ đó đến nay, dù trải qua hàng ngàn năm với rất nhiều biến động lịch sử, người dân Thái Bình vẫn hương khói đầy đủ, thờ cúng Vĩnh Công Đại Vương và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng những anh hùng nhà Trần có công với đất nước. Các cung tại Đền Đồng Bằng hội tụ đầy đủ ngũ hành theo quan niệm truyền thống của người Việt. Giữa các cung là một miệng giếng cổ, theo những câu chuyện xa xưa thì đây chính là nơi mà Vĩnh Công từng ẩn thân. Vì vậy mà người dân tin rằng nước ở giếng này có thể tiêu trừ điều xui rủi, mang đến may mắn. Vẻ đẹp của ngôi đền hàng ngàn năm tuổi này mang nét xưa dáng cũ, thể hiện tinh hoa kiến trúc và văn hóa tâm linh của dân tộc. Trải qua thăng trầm lịch sử, các cuộc chiến tranh liên miên, đền đã nhiều lần bị hư hại. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, đền Đồng Bằng đã được tu sửa, mở rộng khuôn viên để phục vụ khách hàng hương, chiêm bái từ khắp nơi đổ về. Khu di tích lịch sử đền Đồng Bằng hiện nay có diện tích khoảng 20.520m2, bao gồm cả các đền Đức Vua, đền Sinh, đền quan Đệ Nhị, đền quan Điều, đền quan Đệ Tam, đền quan Đệ Bát. Nếu bạn là người yêu thích khám phá các lễ hội truyền thống thì đừng bỏ qua lễ hội nổi tiếng của Đền Đồng Bằng, tổ chức vào ngày 20/8 âm lịch hằng năm. Lễ hội này tổ chức với hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ thực hiện rước thần từ các đền Mẫu Sinh, các quan Đệ Nhất, Nhị, Tam, Quan Điều Thất, Quân Đệ Bát về đền của vua cha Bát Hải. Sau đó, người dân sẽ tổ chức lễ dâng hương, khai chiêng, múa trống mở hội, rước bài vị. Các nghi lễ được thực hiện rất bài bản, quy mô, thu hút hàng ngàn khách hành hương đổ về. Sau phần lễ sẽ là phần hội sẽ rất náo nhiệt, bạn có thể trải nghiệm các trò chơi dân gian, tham gia chơi kéo co, bơi chải, cờ tướng, đấu vật, chọi gà.

Thái Bình

Từ tháng 1 đến tháng 12

247 lượt xem

Chùa Keo

Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang tự, là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi. Chùa được xây dựng ngay từ năm 1632 dưới thời vua Lê Trung Hưng, với lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc” đặc trưng của kiến trúc chùa Việt Nam. Chùa Keo Thái Bình được đánh giá là công trình có qui mô rộng lớn bậc nhất trong các chùa cổ ở Việt Nam. Toàn bộ khuôn viên chùa rộng hơn 41.500m2, gồm 16 tòa kiến trúc với 116 gian xây dựng. Các công trình kiến trúc chính như: Tam quan, chùa Phật, điện thánh, gác chuông, hành lang, khu tăng xá, vườn tháp… Từ mặt đê đi xuống là tam quan ngoại, giữa là tam quan nội. Qua tam quan là khu thờ Phật gồm chùa ông Hộ, tòa thiêu hương và điện Phật. Đặc biệt trong khuôn viên chùa còn có ba hồ lớn càng làm cho khung cảnh thêm bình yên. Toàn bộ ngôi chùa được làm bằng gỗ lim, không sử dụng đinh tán mà chỉ dùng mộng gỗ ghép lại với nhau. Các cột đỡ được thiết kế tỉ mỉ, thể hiện dấu ấn điêu khắc thời Hậu Lê. Ấn tượng nhất là gác chuông 3 tầng nguy nga bề thế, với bộ khung được kết cấu bởi gần 100 con sơn chồng lên nhau với tổng chiều cao hơn 11m, liên kết bằng mộng gỗ, nâng đỡ 12 mái ngói cong thanh thoát. Gác chuông này đã được sách kỷ lục Guiness Việt Nam ghi nhận là tháp chuông bằng gỗ cao nhất Việt Nam. Hiện nay, chùa Keo còn bảo lưu được hàng trăm tượng pháp và đồ tế thời Lê. Chùa Keo được đánh giá là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều kiệt tác đặc sắc. Lễ hội chùa Keo diễn ra vào mùng 4 tháng Giêng hàng năm thu hút nhiều khách du lịch.

Thái Bình

Từ tháng 1 đến tháng 12

260 lượt xem

khu du lịch sinh thái Cồn Đen

Thái Bình vốn không phải là vùng đất có thế mạnh về du lịch giống các tỉnh, thành phố lân cận như Hải Phòng, Hải Dương. Nhưng ở Thái Bình lại có nhiều danh lam, thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn hóa như chùa Keo, di tích vua Trần, vườn Bách Thuận, nhà thờ chánh tòa Thái Bình hay các bãi biển với vẻ đẹp mộc mạc, bình dị thu hút khách du lịch. Trong số đó không thể không kể đến Khu du lịch biển Cồn Đen. Cồn Đen không phải là bãi biển có bờ cát vàng óng, chạy dài ôm ấp lấy mặt biển trong xanh. Cồn Đen chỉ là một bờ biển mộc mạc, giản dị, hoang sơ, nhưng đã UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2004. Chính khung cảnh tự nhiên hoang sơ trên cồn mà biển Cồn Đen được nhiều người đánh giá là cồn biển đẹp nhất miền Bắc, với vùng cảnh quan trải dài bao gồm các bãi cát mịn và khu vực nuôi ngao. Theo đó, vào năm cồn Đen được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái có bãi tắm biển, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí (sân thể thao, khu trượt nước), khu du lịch văn hóa tổng hợp, trung tâm mua sắm, hệ thống cây xanh,... Đến khu du lịch biển Cồn Đen, du khách sẽ được hoà mình vào làn nước trong mát, sạch sẽ; đi thuyền để khám phá khu rừng ngập mặn bát ngát; tản bộ dọc cánh rừng thông để hưởng thụ không khí trong lành. Du khách cũng đừng quên tham gia các hoạt động biển thú vị như đi cà kheo, biểu diễn kèn đồng, trống trắc, thi bơi chài,... Khu du lịch sinh thái Cồn Đen hiện có chương trình Du lịch trải nghiệm dành cho các đối tượng học sinh, gia đình và teambuilding dành cho khối doanh nghiệp. Ở Cồn Đen còn nổi tiếng với cây cầu ước mơ - cây cầu tre dài nhất miền Bắc, xuyên qua rừng ngập mặn xanh mướt để du khách ngắm cảnh. Đây cũng là cây cầu tre vượt biển dài nhất tại Việt Nam.

Thái Bình

Từ tháng 1 đến tháng 12

234 lượt xem

Khu du lịch sinh thái Cồn Vành

Biển Cồn Vành nằm trên địa bàn xã Nam Phú, huyện Tiền Hải. Từ trung tâm huyện đến đây chỉ khoảng 25km. Nếu đi từ Hà Nội sẽ mất khoảng 2 tiếng là tới nơi. Du khách trong và ngoài tỉnh đến đây để tắm biển, thưởng thức hải sản và thư giãn tinh thần. Bãi biển cồn Vành được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của sông Hồng trong nhiều năm. Toàn bãi có diện tích khoảng 1.696 ha. Trong đó, rừng ngập mặn chiếm gần 50% diện tích khu du lịch biển Cồn Vành. Bờ biển dài 6km bao bọc lấy 56 ha rừng phi lao xanh rì. Cồn Vành mang khí hậu đặc trưng của miền Bắc nước ta nên mùa cao điểm du lịch là mùa hè, khi du khách đổ về đây “giải nhiệt”. Thời điểm lý tưởng bạn nên đến Cồn Vành là từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Lúc này thời tiết nắng ráo, thích hợp cho các hoạt động vui chơi, ăn uống ngoài trời. Mùa mưa phù sa lầy lội. Mùa đông khí hậu và gió biển khá lạnh. Nếu mục đích chuyến đi chỉ để thưởng thức hải sản, bạn cũng có thể đến Cồn Vành vào lúc này. Cát ở khu du lịch biển Cồn Vành do phù sa bồi đắp mà thành nên không mịn màng như những bãi biển khác. Nhưng nước cũng khá sạch và thích hợp để du khách thả mình trong dòng nước mát lành của thiên nhiên. Nước biển ở đây không có sóng lớn, không quá sâu nên an toàn với cả trẻ em. Gần bãi biển có dịch vụ cho thuê phao bơi, ghế ngồi rất đầy đủ. Bãi biển cồn Vành là địa điểm lý tưởng để đón bình minh. Đến khu du lịch biển Cồn Vành, bạn hãy dành ít nhất một buổi sáng sớm để hít hà hơi thở trong lành của biển; ngắm mặt trời ló rạng và hòa mình vào bầu không khí mua bán tấp nập của chợ cá sáng sớm.

Thái Bình

Từ tháng 4 đến tháng 9

251 lượt xem

Bãi biển Đồng Châu

Tọa lạc cách trung tâm thành phố hơn 30km, biển Đồng Châu là địa điểm tuyệt vời mà bạn nên tới một lần. Vùng biển này trở thành nơi dành cho người muốn tránh xa khỏi sự ồn ào của đô thị và tận hưởng không gian biển trong lành, dịu mát. Với chiều dài bãi tắm lên tới 5km, biển Đồng Châu rất thu hút giới trẻ, các gia đình nhỏ tới thư giãn vào ngày hè. Bãi biển gây ấn tượng với một bức tranh tuyệt đẹp. Nhờ những triền cát trắng bát ngát kéo dài, đón sóng biển êm dịu, kết hợp với rặng phi lao vẽ nên khung cảnh tuyệt đẹp và lôi cuốn. Ngoài việc thỏa mãn niềm đam mê tắm biển và thư giãn dưới ánh nắng mặt trời, Đồng Châu cũng là một trường học tự nhiên tuyệt vời về hệ sinh thái biển. Biển Đồng Châu cũng thường được sử dụng làm địa điểm tổ chức các sự kiện ngoài trời như picnic và teambuilding. Với không gian rộng lớn, thiên nhiên tươi đẹp, và không khí trong lành, nơi đây là lựa chọn lý tưởng cho các nhóm muốn tạo ra những trải nghiệm gắn kết và thú vị. Nếu bạn muốn trải nghiệm thêm có thể thăm làng chài gần đó và tìm hiểu về cuộc sống của người dân địa phương. Thời điểm tốt nhất để thăm bãi biển Đồng Châu Thái Bình chắc chắn là từ tháng 6 – tháng 8. Đây là khoảng thời gian mùa hè sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm biển tuyệt vời nhất. Trong những tháng này, anh nắng mặt trời chiếu rọi xuống bãi biển làm cho nhiệt độ không khí trở nên dễ chịu và tạo điều kiện lý tưởng cho một ngày dài trên bãi cát. Nước biển trong xanh và mát mẻ, chờ đón du khách tới tắm biển thú vị và sảng khoái. Ngoài tắm biển, mùa hè cũng là thời điểm tốt nhất để tham gia vào nhiều trò chơi dưới biển thú vị. Tất cả sẽ mang lại cho bạn cảm giác hồi hộp và phiêu lưu. Đến du lịch biển Đồng Châu ở Thái Bình, bạn nhất định phải trải nghiệm tắm biển. Đặc điểm đáng chú ý nhất của bãi biển này chính là màu nước biển. Thay vì màu xanh biển thường thấy, nước biển ở đây có một màu nâu đặc trưng. Điều này làm cho trải nghiệm tắm biển ở Đồng Châu trở nên vô cùng khác biệt so với nhiều bãi biển khác. Nước biển nâu không chỉ mang lại sự mới mẻ, mà còn có tiềm năng tạo ra trải nghiệm thư giãn tuyệt vời cho làn da và cơ thể của bạn. Nếu bạn từng trải nghiệm tắm bùn khoáng nóng, bạn có thể tưởng tượng được cảm giác dịu mát mà nước biển Đồng Châu mang lại. Có lẽ, ngắm bình minh trên bãi biển Đồng Châu Thái Bình là một cách để tận hưởng chuyến du lịch trọn vẹn đáng nhớ. Khi bạn đặt chân đến bãi biển này, bạn sẽ thấy nhiều chiếc chòi nhỏ xây dựng đơn sơ nằm khắp nơi. Địa điểm này rất lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn hoặc cũng có thể ngủ qua đêm. Bình minh tại bãi biển này thực sự đẹp đến ngạc nhiên. Khi ánh mặt trời bắt đầu lên khiến cho toàn bộ không gian trở nên sáng sủa và rạng ngời. Mặt biển phản chiếu ánh sáng mặt trời, tạo ra một bề mặt biển lấp lánh, tỏa sáng như ngọc quý. Thời điểm này là lúc bạn có thể thấy biển cả trong xanh và trong trẻo hơn bao giờ hết. Du khách có thể chiêm ngưỡng bình minh ở biển Đồng Châu Thái Bình từ bờ biển, chòi lá hay ngồi trên mũi thuyền. Khoảnh khắc tươi đẹp của một ngày mới khiến cho bạn cảm thấy vô cùng yên bình, giản dị và suy tư.

Thái Bình

Từ tháng 1 đến tháng 12

258 lượt xem