ĐÀ LẠT - HOÀNG TRIỀU CƯƠNG THỔ

Bạn đã bao giờ nghĩ Đà Lạt lại có một cái tên vô cùng kiêu sa chưa? Hãy nghe PHẠM VĂN NU một travel blogger nổi tiếng bật mí .

 Đà Lạt thường được nhiều người biết đến là thành phố ngàn hoa, thành phố mộng mơ, thành phố trong rừng, thành phố sương mù,....nhưng ít ai biết được rằng từ thuở ban sơ Đà Lạt còn có một cái tên khác kiêu sa và mỹ miều hơn, đó là Hoàng Triều Cương Thổ. Tên gọi này xuất phát từ 1950-1955 do một người rất đặc biệt đối với Việt Nam và trên thế giới đặt cho, đó là vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến nhà Nguyễn - Vua Bảo Đại, tên gọi chính xác là Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ. 


Hình 1: Vua Bảo Đại (Ảnh sưu tầm). 

Sau khi ông thoái vị, ông đã đặt cho vùng đất này là Hoàng Triều Cương Thổ, bởi khi người Pháp đặt chân đến đây thì họ đã xem vùng đất này như là nơi dành cho những vị tướng, chức cao vọng trọng về đây để sinh sống và nghỉ ngơi. Kể từ đó đã ra đời tên gọi này. 

Khi vua Bảo Đại đến với Đà Lạt, ông đã có rất nhiều mối nhân duyên với vùng đất này:

- Cuộc đời của ông gắn liền với con số 13. Theo quan niệm của người Á Đông, con số này chỉ là con số trung hoà bình thường, còn đối với Châu Âu số 13 là số xui. Lý do tại sao? 

+ Ông sinh năm 1913, khi ông sinh ra và lớn lên đã được đi du học Pháp đến năm ông 12 tuổi thì Vua cha của ông đã băng hà. Ông bắt buộc từ bên Pháp trở về để nhậm chức. Tuy nhiên ông vẫn phải trở về Pháp để tiếp tục học và một năm sau đó ông đã quay về và chính thức ngồi lên ngai vàng năm 13 tuổi. 

+ Ông là vị vua duy nhất trên thế giới: "Tôn trọng chế độ một chồng một vợ". Bởi khi ông lên 24, ông đã hoàn thành tất cả các khoá học bên đó, ông đã lên tàu quay về Việt Nam. Ngay thời điểm thịnh vượng nhất của chế độ Phong kiến triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ, người ta tổ chứ một buổi dạ tiệc và ông đến vùng đất Đà Lạt này để dự buổi dạ tiệc ấy tại khách sạn đầu tiên ở Đà Lạt - Đà Lạt Palace. 

- Trong buổi dạ tiệc đó, ông đã đem lòng mến mộ và yêu thầm một người con gái rất đặc biệt, đó là bà Nguyễn Hữu Thị Lan (sau này có tên gọi là Nam Phương Hoàng Hậu). Trong buổi tiệc ấy, bà là người duy nhất dám nhìn mặt vua, bởi ngày xưa trong triều đình phong kiến, gặp vua sẽ "không được nhìn mặt" và phải "hành lễ" bằng cách quỳ, tuy nhiên bà đã được đi du học từ nhỏ, nên bà là người duy nhất dám nhìn mặt vua. Là người phụ nữ duy nhất không hành lễ với vua và chỉ đứng chào theo phong cách của Tây. Là người phụ nữ duy nhất không mặc đồ truyền thống của Việt Nam - áo dài. Là người phụ nữ duy nhất có thể nói được 3 ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt. Là người phụ nữ duy nhất biết nhảy đầm trong buổi dạ tiệc ấy. Chính vì lẽ đó mà ông đến đần bà hơn và hai người đã trở thành một cặp sau đó.

 

Hình 2: Nguyễn Hữu Thị Lan (Nam Phương Hoàng Hậu) (Ảnh sưu tầm). 

Sau này có nhiều người hoài nghi về cuộc gặp gỡ của hai người. Lý do tại sao? Quay ngược thời gian, Nguyễn Hữu Thị Lan là con gái của ông Nguyễn Hữu Hào, ông là một trong tứ đại phú hào lớn nhất của khu vực miền nam lúc bấy giờ. Nếu xét về độ giàu thì thì ngân khố triều đình nhà Nguyễn chỉ bằng 1/10 ngân khố của ông thôi, có nghĩa là tài sản của ông gấp 10 lần của triều đình phong kiến nhà Nguyễn lúc bấy giờ. 

Có nhiều người cho rằng, Bà Nguyễn Hữu Thị Lan là một người có đầu ốc chính trị, cực kỳ nhạy bén và tài giỏi, vì bà nắm thóp, muốn thay đổi tình huống triều đình nhà Nguyễn, muốn lêm nắm quyền. Ngoài ra cũng có người cho rằng vua Bảo Đại có tính cách ăn chơi sa đoạ, nên muốn nhắm tới tài sản của gia đình bà. -> Nhưng đó chỉ là những tin đồn đoán thôi. 

Lúc bấy giờ Bà Nguyễn Hữu Thị Lan là một trong những người phụ nữ "sắc nước nghiêng trời" nên mới lấy được lòng của Vua Bảo Đại. Vua Bảo Đại là một người cực kỳ đẹp trai, phong độ và tướng tá cao ráo, phong độ. 

Trong buổi dạ tiệc ấy, hai người đã gặp nhau, đã mến mộ nhau, và một thời gian yêu nhau đến khi đến với hôn nhân, đã xảy ra rất nhiều chuyện động trời đối với triều đình nhà Nguyễn. Bởi bà yêu cầu ông rất nhiều điều kiện rất vô lý như:

+ Tất cả những người con bà sinh ra bắt buộc phải theo đạo Công Giáo, lý do là bà đã được đi du học Pháp từ nhỏ và gia đình bà theo đạo Công Giáo. Nhưng Triều đình phong kiến nhà Nguyễn theo "Quốc Giáo" là đạo Phật. 

+ Thêm yêu cầu, sau khi cưới bà về phải ngay lập tức phong cho bà là Hoàng Hậu. Tuy nhiên điều này đã phạm vào "Tứ bất lập" mà vị vua thứ nhát đó là Vua Gia Long cấm trong suốt bao đời nay: không sắc phong Hoàng Hậu, không Tể Tướng, phong Phò Mã, không đổ trạng nguyên. Nhưng khi đến đời vua thứ 13 - Vua Bảo Đại, ông đã làm trái đi những sự dặn dò của tổ tiên mình và ông đã sắc phong cho bà Nguyễn Hữu Thị Lan là Nam Phương Hoàng Hậu. 

Lúc bấy giờ mẹ của Vua Bảo Đại - bà Từ Cung, bà vẫn theo phong cách cổ điển của cung đình Huế và bà vẫn giữ những nề nếp cũ của Cung đình Huế, nên bà đã không đồng ý việc cho con cháu mình theo đạo Công Giáo và sắc phong Hoàng Hậu, nhưng vì yêu thương con, cuối cùng bà cũng đồng ý và tất cả những viên quan trong triều đình lúc bấy giờ cũng đồng ý. 


Hình 3: Gia đình của Vua Bảo Đại cùng với Nam Phương Hoàng Hậu (Ảnh sưu tầm). 

Và kể từ đó cuộc hôn nhân ấy trở nên rất trông gai và chịu nhiều gièm pha. Bà yêu cầu ông phải tôn trọng chế độ "một chồng một vợ hết suốt cuộc đời". Giấy tờ là thế, tuy nhiên nhiều người biết rằng ông là vị vua rất tài hoa và nhiều người phụ nữ mến mộ, nên cũng không tránh khỏi việc có nhiều con riêng bên ngoài. 

Nhưng cũng không phủ việc sự tài giỏi của ông, ông rất nổi tiếng trên thế giới với câu nói: "Thà là dân 1 nước tự do, còn hơn làm vua của 1 nước nô lệ" 

Đà Lạt quả thực xứng danh với tên gọi Hoàng Triệu Cương Thổ khi ngày nay được nhiều người, không chỉ là giới thượng lưu cần nơi để relax, mà còn với tất cả những ai muốn chữa lành đều có thể đến được. Còn bạn thì sao, bạn đã đến Đà Lạt bao nhiêu lần rồi? 

27 Tháng 06, 2024 181

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành