Cận cảnh rừng sến lớn nhất Đông Nam Á ở Thanh Hóa

(PLO)- Rừng sến Tam Quy nằm trên địa bàn 3 xã của huyện Hà Trung, Thanh Hóa gồm Hà Tân, Hà Đông và Hà Lĩnh với diện tích khoảng 520 ha.

(PLO)- Rừng sến Tam Quy nằm trên địa bàn 3 xã của huyện Hà Trung, Thanh Hóa gồm Hà Tân, Hà Đông và Hà Lĩnh với diện tích khoảng 520 ha.

Rừng sến Tam Quy là khu bảo tồn loài sến mật duy nhất ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á.

Đây là một trong gần 90 khu bảo tồn thiên nhiên rừng đặc dụng của Việt Nam được bảo vệ nghiêm ngặt, những người không có trách nhiệm bị cấm vào rừng nếu không được cơ quan chức năng cho phép.

Đây là một trong gần 90 khu bảo tồn thiên nhiên rừng đặc dụng của Việt Nam được bảo vệ nghiêm ngặt, những người không có trách nhiệm bị cấm vào rừng nếu không được cơ quan chức năng cho phép.

Theo tìm hiểu, ban đầu khu rừng chỉ rộng 350 ha, nhưng hiện mở rộng lên gần 520 ha với loài cây sến phân bố rải rác trên các quả đồi thấp, độ cao 50-325 m.

Ông Nguyễn Văn Chương, Trạm trưởng trạm bảo vệ rừng sến Tam Quy cho biết, trong khu bảo tồn rừng sến Tam Quy chủ yếu là mật là loài cây gỗ lớn có tên khoa học là Madhuca pasquieri thuộc họ hồng xiêm (Sapotaceae), bộ hồng xiêm (Sapotales)

Trên thế giới, sến mật phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.

Vì là rừng đặc dụng nên giống cây quý có tên trong sách đỏ Việt Nam nên người dân ra vào rừng Tam Quy phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, nghiêm cấm chặt phá, đốt lửa... Lực lượng kiểm lâm lập nhiều biển báo, cắm chốt ở các điểm có đường dân sinh ngang qua.

Ông Trịnh Xuân Đắc nhân viên bảo vệ rừng Tam Quy không có số liệu kiểm đếm chi tiết loài sến ở đây song ước lượng có hàng chục vạn cây lớn nhỏ khác nhau.

Đặc biệt có những cây sến mật lớn nhất ở Tam Quy có tuổi đời gần 100 năm, đường kính khoảng 70 cm, một người lớn ôm không xuể.

Theo ông Đắc, ở Việt Nam sến mật mọc rải rác, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, sến mật ở Tam Quy mọc tập trung gần như thuần loài, là cánh rừng hiếm gặp, nơi quần tụ tự nhiên độc đáo nhất của khu vực Đông Nam Á.

Sến mật được xếp vào nhóm thực vật đa tác dụng, gỗ sến rất rắn chắc được liệt trong nhóm tứ thiết (Đinh, Lim, sến, Táu). Gỗ sến thường được dùng trong xây dựng, thân của cây sến có nhiệt lượng cao dùng để rèn các loại gia cụ và nông cụ mà không có loại than nào sánh bằng.

Cuối năm là dịp rừng sến cho quả với vị ngọt như trái hồng xiêm.

Người dân sống quanh rừng sến Tam Quy có thể vào rừng nhặt quả lấy nhân ép dầu ăn thay mỡ động vật khi được kiểm lâm cho phép.

Ngoài sến, rừng Tam Quy còn phân bố nhiều loài cây khác như lim xanh, giẻ, chẹo, trâm, chẩu hoặc thông... Những năm gần đây loài lim xanh phát triển rất mạnh, cây lớn nhất có đường kính đến 1,2 mét. Rừng sến mật do đó đã biến động từ rừng thuần loại đến rừng sến hỗn loài.

Hiện Ban quản lý rừng sến Tam Quy đang triển khai các giải pháp tác động lâm sinh như tỉa thưa lim, phát quang tán cây bụi… theo hướng bảo tồn loài sến quý hiếm ở nơi này.

28 Tháng 12, 2023 1335

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành