Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Trong những năm tháng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác Hồ đã nhiều lần về thăm Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang. Huyện Hiệp Hòa vinh dự và tự hào được đón Bác Hồ về thăm tại thôn Cẩm Xuyên, xã Trung Nghĩa (nay là xã Xuân Cẩm) vào ngày 8/2/1955. Ngày nay, địa điểm in dấu chân Người đã trở thành di tích lịch sử, nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Di tích lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên nằm trên khu soi bãi phù sa phía ngoài đê sông Cầu, chạy dài gần 1 km với vườn vải cổ thụ gần 100 năm ăn sát mép nước, được giới hạn bởi hai bến đò ngang ở phía Bắc và Nam làng Cẩm Xuyên sang huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Nơi đây xưa chính là khu đình Cẩm Xuyên cũ (đã đổ nát vào năm 1963). Tại đây, tháng 02/1955, đình Cẩm Xuyên (Hiệp Hòa) là nơi làm việc của Ban Cán sự Đoàn ủy Đoàn cải cách. Khi ấy, khu bãi ven đê là bãi thể thao, chiếu bóng, hậu cần,… Khu vườn vải xứ Đồng Nương là khu hội trường của đoàn, hơn 2.000 cán bộ cải cách ở trong nhà dân thôn Cẩm Xuyên. Ngày 08/02/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến làm việc với Ban Cán sự Đoàn ủy Đoàn cải cách tại đình Cẩm Xuyên, thăm khu hậu cần tại nghè Cẩm Xuyên, sau đó Người vào thăm một số nhà nông dân ở thôn Cẩm Xuyên. Đặc biệt, tại đây, Người đã đến dự và nói chuyện tại Hội nghị Tổng kết cải cách ruộng đất đợt II. Đây là cột mốc lịch sử, đánh dấu sự chuyển biến lớn lao của cách mạng Việt Nam: Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ Nhân dân, thực hiện người cày có ruộng và những mục tiêu lớn nhất mà cuộc cách mạng đề ra. Hiện nay, địa điểm lưu niệm Bác Hồ về thăm thôn Cẩm Xuyên có diện tích 3674.8m2. Để kỷ niệm ngày Bác về thăm thôn Cẩm Xuyên, ngày 28/4/2000, Nhân dân thôn Cẩm Xuyên làm việc với đồng chí Vũ Kỳ (Nguyên là thư ký riêng của Bác Hồ) tại Hà Nội để đề nghị xây dựng nhà bia kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm thôn Cẩm Xuyên ngày 8/2/1955. Năm 2005, công trình được khởi công xây dựng, bao gồm các hạng mục: Đường bê tông, cổng vào, sân vườn, nhà bia và hệ thống tường bao bảo vệ di tích. Từ đường đê sông Cầu, rẽ trái là con đường bê tông dài khoảng 100m, nối đê sông Cầu với khu lưu niệm. Cổng vào được thiết kế theo kiểu hai tầng 8 mái đao cong lợp ngói mũi đỏ gồm có 3 cửa: 1 cửa chính và 2 cửa phụ. Sân được lát gạch nem tách màu đỏ truyền thống. Qua khoảng sân là tới khu vực nhà bia được xây dựng gồm 2 tầng. Tầng một xây kín bằng hệ thống tường bao, xung quanh 4 phía là hệ thống các bậc thang để lên tầng 2 nơi đặt bia đá. Bia đá được tạo bởi khối đá xanh hình chữ nhật, gồm có 2 mặt, trong lòng bia có khắc dòng chữ: “Ngày 8/2/1955 Bác Hồ về dự Hội nghị Tổng kết cải cách ruộng đất đợt 2 của đoàn Thái Nguyên - Bắc Giang và thăm bà con nông dân thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang". Năm 2018, 2019, huyện Hiệp Hòa đã đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng, cải tạo khu di tích như: Khu tiếp đón, sân, cổng, đường vào, hệ thống đèn chiếu sáng, thoát nước,… Ngày 18/6/2021, Địa điểm lưu niệm Bác Hồ về thăm thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia . Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 1483 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Giang

Đình Phúc Long

Bắc Giang 1652

Di tích cấp quốc gia

Đình Vân Cốc Xã Vân Trung

Bắc Giang 1544

Di tích cấp quốc gia

Đình Đền Châu Lỗ

Bắc Giang 1525

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đình Đông

Bắc Giang 1490

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lưu niệm Bác Hồ về thăm Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Bắc Giang 1484

Di tích cấp quốc gia

Chùa Vĩnh Nghiêm

Bắc Giang 1416

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bổ Đà

Bắc Giang 1412

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Hoàng Mai - xã Hoàng Ninh

Bắc Giang 1401

Di tích cấp quốc gia

Núi Đồn - xã Vân Trung

Bắc Giang 1358

Di tích cấp quốc gia

Đình Thổ Hà

Bắc Giang 1321

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật