Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh còn gọi là đình Bình Kính tọa lạc bên tả ngạn sông Đồng Nai, xưa kia thuộc ấp Bình Kính, thôn Bình Hoành, tổng Trấn Biên, nay là ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, đã được Bộ Văn Hoá – Thông Tin – Thể Thao & Du Lịch xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 25-3-1991. Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18, ban đầu ngôi đền có qui mô nhỏ, vách làm bằng ván, mái ngói âm dương, cách ngôi đền hiện tại khoảng 400m về hướng Nam. Các tư liệu cho biết: ngôi đền được xây dựng lại lần đầu tiên vào năm Tự Đức thứ tư (1851); đến năm 1923, đền được tái thiết lại ở địa điểm hiện nay. Nguyễn Hữu Cảnh sinh vào năm 1650 tại Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong một gia đình có nhiều bậc danh tướng đương triều. Ông là người văn võ song toàn, lập được nhiều chiến công lớn và được chúa Nguyễn tin yêu, trọng vọng. Mùa Xuân năm Mậu Dần (1698), ông vâng lệnh chúa Nguyễn vào kinh lược xứ Đàng Trong khi ấy còn rất hoang vu. Đến đất Đồng Nai, ông đặt Đại bản doanh ở Cù lao Phố (nay là xã Hiệp Hòa); lấy đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, đất đai mở mang ngàn dặm. Ông chiêu mộ lưu dân đến lập nghiệp, tổ chức bộ máy hành chính từng bước có qui củ, khuyến khích khai hoang, thúc đẩy Cù lao Phố phát triển thành một trong những cảng thị sầm uất, năng động nhất đàng Trong suốt thế kỷ 18 và chính thức sáp nhập vùng đất mới phương Nam vào bản đồ Đại Việt. Sau khi kinh lược phương Nam trở về, năm sau ông lại phụng mệnh chúa Nguyễn Phúc Chu thống lĩnh đại binh dẹp vua Chân Lạp giữ vững miền biên ải phương Nam. Tháng 4 năm Canh Thìn (1700), sau khi hoàn thành sứ mệnh, trên đường trở về đến Rạch Gầm (Tiền Giang) thì ông thọ bệnh qua đời nhằm ngày 16 tháng 5 âm lịch, thọ 51 tuổi. Trên đường di quan ông về quê an táng, quan tài của ông được đình lại khu đất khi xưa ông đặt Đại bản doanh ở Cù lao Phố để cho nhân dân địa phương có dịp bái biệt ông lần cuối. Nơi đình quan đã được nhân dân địa phương xây một ngôi mộ vọng để ghi nhớ sự kiện này. Khi hay tin Nguyễn Hữu Cảnh mất, Chúa Nguyễn vô cùng thương tiếc đã phong tặng ông là Thượng đẳng công thần đặc Trấn phủ Chưởng cơ với tước: Lễ Thành Hầu và đưa bài vị của ông vào thờ tại Thái miếu. Nguồn: Báo Đồng Nai Điện Tử

Đồng Nai 1638 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Đồng Nai

Di Tích Lịch Sử Nhà Lao Tân Hiệp

Đồng Nai 2828

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh

Đồng Nai 1639

Di tích cấp quốc gia

Di tích Lăng mộ Trịnh Hoài Đức

Đồng Nai 1526

Di tích cấp quốc gia

Toà Hành chánh Long Khánh Đồng Nai

Đồng Nai 1518

Di tích cấp quốc gia

Di tích chiến thắng La Ngà

Đồng Nai 1465

Di tích cấp quốc gia

Di tích Mộ cự thạch Hàng Gòn Đồng Nai.

Đồng Nai 1313

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích Đài Kỷ Niệm Đồng Nai

Đồng Nai 1227

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Nhà Xanh Đồng Nai

Đồng Nai 1226

Di tích cấp quốc gia

Di tích Đình An Hoà Đồng Nai

Đồng Nai 1182

Di tích cấp quốc gia

Khu Di Tích Lịch Sử Đình Tân Lân

Đồng Nai 1145

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật