Dinh Quận Hóc Môn

Dinh Quận Hóc Môn

Dinh Quận Hóc Môn tọa lạc tại số 1, đường Lý Nam Đế, thị trấn Hóc Môn, (cạnh trụ sở UBND huyện) là nơi để lại nhiều sự kiện đấu tranh nổi bật suốt chặng đường dài lịch sử từ 1885 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng của Nhân dân 18 Thôn vườn trầu. Sau khi hạ được Đại đồn Chí Hòa, thực dân Pháp xây dựng tại nơi đây một ngôi nhà gỗ cao 3 tầng dùng làm Đồn binh. Khi tên Trần Tử Ca về nhậm chức Đốc Phủ, dùng Đồn làm Dinh huyện Bình Long. Vốn là một tay say quỷ quyệt của thực dân Pháp, Trần Tử Ca bị nhóm do các ông Phan Văn Hớn (Quản Hớn) và Nguyễn Văn Quá (Chánh Lãnh Binh) cầm đầu gần 1.000 nghĩa quân tiến về đốt Dinh Quận, bắt và cắt đầu bêu giữa chợ. Đó là ngày 8/2/1885 Tết Ất Dậu. Sau đó, Dinh Quận Hóc Môn được xây dựng lại với nền móng đá xanh, tường gạch, có hệ thống phòng thủ từ lầu cao đến tận vòng rào. Lối kiến trúc y như Đồn binh nên người địa phương gọi là Đồn Hóc Môn. Trấn nhậm thay Trần Tử Ca là Đốc phủ Ngôn, đến Quận Trà rồi Quận Thọ. Đây là khoảng thời gian dài người dân vùng Hóc Môn hứng chịu bao cảnh tham tàn, bỉ ổi của thực dân Pháp và bọn tay sai đầu sỏ kể trên. Với truyền thống kiên cường bất khuất của Nhân dân Hóc Môn. Ngày 4/6/1930, khoảng 6 giờ sáng trước Dinh Quận, hàng trăm bà con Hóc Môn kéo biểu tình đòi “bãi bỏ thuế thân, giảm các thuế môn bài và thuế chợ, cấp đất cho dân cày nghèo”. Quận Trà cho mời những người cầm đầu vào Dinh thương lượng, nhưng chúng xảo quyệt bắt giữ họ trong đó có ông Lê Văn Uôi (Bí thư xã Tân Thới Nhì), là người cầm đầu cuộc biểu tình. Mọi người không nao núng, quyết liệt đòi hỏi Quận Trà phải thả những người bị cầm giữ. Đoàn biểu tình càng lúc càng đông, khí thế đấu tranh có phần lan rộng, khiến Quận Trà nhượng bộ. Một mặt chúng thả những người bị giữ, mặc khác chúng gọi điện cho quan thầy ở Sài Gòn cứu viện. 2 giờ sau, cuộc đấu tranh bị 2 tên Blachôlê và Nobbot chỉ huy bắn xối xả vào đoàn biểu tình, gây thương vong nhiều người. Nhưng sự kiện lịch sử gây ấn tượng nhất tại Dinh Quận Hóc Môn là cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23/11/1940. Đồn Hóc Môn rất kiên cố, xây bằng đá xanh như là một pháo đài, cao khoảng 15 thước, có ụ súng và hệ thống phòng thủ lỗ châu mai do một trung đội lính khố xanh trấn giữ. Ngày 22/11/1940, Pháp tăng cường thêm 1 trung đội để đối phó với tình hình. Chiều 22/11/1940, cánh quân của ông Đỗ Văn Cội đột nhập vào thị trấn, giả dạng thường dân, phục kích sau lưng Đồn chờ lệnh cướp Đồn. Một cánh quân khác có nhiệm vụ phá cầu, đốn cây ngăn lộ, đánh chiếm các công sở, nhà việc... Cánh quân từ Phước Vĩnh An, Tân Thông, Tân An Hội, Tân Phú Trung do ông Phạm Văn Sáng và Đặng Công Bỉnh chỉ huy, xuất phát từ ấp Bến Đò, đánh chiếm nhà việc, diệt 1 tên, thu 4 súng, làm chủ tình hình tại đây (Tân Phú trung). Liền đó cánh quân này được lệnh kéo về Hóc Môn. Cánh quân Long Tuy Thượng do ông Bùi Văn Hoạt chỉ huy. Cánh quân thuộc Tổng Long Tuy Trung do ông Đỗ Văn Dậy và Lê Bình Đẳng chỉ huy. Khoảng 24 giờ đêm ngày 22/11/1940, vẫn chưa nghe thấy tiếng pháo lệnh ở Sài Gòn. Sau khi hội ý, các vị chỉ huy những cánh quân thống nhất tấn công Đồn giặc. Lập tức các cánh quân tiến thẳng về Đồn Hóc Môn, nơi trú ngụ của tên Quận trưởng Bùi Ngọc Thọ. 2 nghĩa quân tên Nghé và Kinh xung phong vào cổng trước, hy sinh. Nghĩa quân bốn phía xông vào Đồn như nước vỡ bờ. Trước sức mạnh của nghĩa quân và quần chúng, bọn lính trong Đồn không còn tinh thần kháng cự, bỏ chạy tán loạn. Nghĩa quân chiếm lĩnh hoàn toàn bên trong Đồn nhưng trên lầu, địch vẫn ngoan cố dùng súng bắn tẻ, cùng lúc gọi điện về Sài Gòn, Thủ Dầu Một cấp cứu. Vì nóng lòng bắt cho được tên Quận Thọ nên đồng chí Đỗ Văn Dậy bám ống máng nước để leo lên tầng trên Đồn. Đến lưng chừng bị trúng đạn, đồng chí bị rơi xuống và hy sinh sau đó. Cuộc chiến đấu đang thế giằng co thì viện binh địch đến. Không thể cầm cự, nghĩa quân rút khỏi thị trấn, phân tán về các làng, lực lượng vũ trang rút về ấp Bến Đò (Tân Phú Trung) rồi di chuyển sang ấp Mỹ Hạnh (Đức Hòa). Cuộc tiến công Đồn Hóc Môn (sau gọi là Dinh Quận Hóc Môn) tuy thất bại nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người dân sự khâm phục lòng dũng cảm của các chiến sĩ cách mạng trong cuộc chiến đấu chống thực dân cướp nước. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 7 giờ sáng ngày 30/4/1975, thị trấn Hóc Môn hoàn toàn được giải phóng, lá cờ Tổ quốc phất phới bay trên Dinh Quận, nơi tên Quận trưởng Nguyễn Như Sang và bọn tay sai đã chạy trốn từ tối đêm trước. Ngày nay Dinh Quận Hóc Môn được chọn làm Bảo tàng huyện, nơi đây tập trung nhiều tư liệu trưng bày, minh họa các giai đoạn lịch sử thăng trầm cũng như khí thế đấu tranh cách mạng của quân và dân trong huyện Hóc Môn qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Một Tượng đài đặt trước di tích Dinh Quận Hóc Môn thể hiện gương hy sinh bất khuất của quân và dân 18 Thôn Vườn trầu, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn

TP Hồ Chí Minh 2058 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá TP Hồ Chí Minh

Khu di tích Láng Le Bàu Cò

TP Hồ Chí Minh 3425

Di tích cấp thành phố

Tòa đại sứ quán Mỹ

TP Hồ Chí Minh 3017

Di tích cấp quốc gia

Dinh Quận Hóc Môn

TP Hồ Chí Minh 2059

Di tích cấp quốc gia

KHU TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ NGÃ BA GIỒNG, DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA

TP Hồ Chí Minh 1956

Di tích cấp quốc gia

Đặc khu quân sự Rừng Sác - TP Hồ Chí Minh

TP Hồ Chí Minh 1763

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

TP Hồ Chí Minh 1760

Di tích quốc gia đặc biệt

Bến Nhà Rồng - Bảo Tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TP.HCM)

TP Hồ Chí Minh 1759

Di tích cấp quốc gia

Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại khu vực Ba Son

TP Hồ Chí Minh 1682

Di tích cấp quốc gia

Khu Di Tích Lịch Sử Bót Dây Thép

TP Hồ Chí Minh 1429

Di tích cấp quốc gia

Dinh Độc Lập

TP Hồ Chí Minh 1309

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật