Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đền thờ và mộ Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

Đền thờ và mộ Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

Di tích Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu, thuộc địa bàn xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, là nơi thờ và an táng nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, cùng vợ là Lê Thị Điền và con gái là Nguyễn Thị Ngọc Khuê (Sương Nguyệt Anh). Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) là đại diện tiêu biểu cho lớp sĩ phu yêu nước dùng văn thơ làm phương tiện đấu tranh với thực dân Pháp xâm lược bằng tư tưởng. Hầu hết tác phẩm văn, thơ của ông đều viết bằng chữ Nôm, vừa thể hiện tính chiến đấu bền bỉ, vừa mang nặng nỗi lòng về vận mệnh dân tộc và tình yêu thương con người. Nguyễn Đình Chiểu đóng một vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng không thể làm như Trương Định đem quân đồn điền kháng chiến, như Trần Thiện Chánh chiêu mộ quân nghĩa dũng chống xâm lăng, như Nguyễn Thông tòng quân đánh giặc..., Ông chiến đấu bằng ngòi bút, hòa mình trong cuộc chiến đấu của nhân dân và trở thành người phát ngôn của phong trào yêu nước chống Pháp. Ông là nhà thơ Việt Nam đầu tiên nói đến chiến tranh nhân dân, đề cao vai trò người nông dân, trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp với ý thức về nhiệm vụ và quyền lợi của mình, họ cần chiến đấu để bảo vệ “tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo” của chính mình, bảo vệ chủ quyền đất nước thiêng liêng. Trong những tác phẩm nổi tiếng như “Lục Vân Tiên”,“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Lục tích sĩ dân trận vong”.., ông ca ngợi tinh thần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu anh hùng của những nghĩa sĩ nông dân. Đối với các lãnh tụ nghĩa quân như Trương Định, Phan Ngọc Tòng,... Nguyễn Đình Chiểu đã dành những lời thơ biểu đạt nghệ thuật, tính trữ tình và anh hùng ca. Ông đã thấy được mối quan hệ giữa lãnh tụ nghĩa quân với quần chúng nhân dân, tình thương của nghĩa quân đối với lãnh tụ cũng như lòng ưu ái của lãnh tụ với nghĩa quân. Đó là quan niệm mới về anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu, rất khác với các quan niệm phong kiến về trung quân ái quốc trước đó. Di tích Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu có tổng diện tích là 14.187,9m2, bao gồm các hạng mục chính: nhà bia, đền thờ mới, đền thờ cũ, khu mộ. - Nhà bia: được xây dựng năm 2000 - 2002 bằng bê tông cốt thép, cao 12m có hai tầng mái dán ngói, nền lát gạch men. - Đền thờ mới: được xây dựng vào năm 2000 - 2002, cao 21m, dựng bằng bê tông cốt thép theo hình tròn, nền lát gạch ceramic, mái đổ bê tông dán ngói âm dương màu xanh. - Đền thờ cũ: được xây dựng năm 1972, diện tích 84m2, gồm hai tầng mái, lợp ngói âm dương màu nâu, tường gạch, nền lát gạch bông theo kiến trúc truyền thống. - Khu mộ: được tôn tạo năm 1958, gồm mộ cụ Đồ Chiểu, mộ cụ bà và mộ con gái Nguyễn Thị Ngọc Khuê (Sương Nguyệt Anh) - nữ sĩ, chủ bút báo Nữ giới chung - tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam. Mộ Cụ Nguyễn Đình Chiểu trên bia có khắc chữ Nhật (日), mộ cụ bà trên bia có khắc chữ Nguyệt (月). Tại di tích hiện có một phòng trưng bày một số hình ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách trong nước và nước ngoài, nhân dân trong và ngoài tỉnh đến thăm viếng... Phòng trưng bày còn có một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu như: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,... bằng chữ Hán Nôm và một số tài liệu của các nhà nghiên cứu, sưu tầm, nêu bật giá trị tư tưởng, nhân cách và nội dung các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Hằng năm, chính quyền và nhân dân tỉnh Bến Tre đều tổ chức Lễ hội truyền thống văn hóa vào ngày 1 và ngày 3 tháng Bảy (ngày sinh và ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu). Lễ hội với nhiều chương trình phong phú. Với giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt, di tích Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt ngày 22 tháng 12 năm 2016. Nguồn: Cục Di sản văn hóa

Bến Tre 1462 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Bến Tre

Di tích Quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre

Bến Tre 2183

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Rắn Bến Tre

Bến Tre 2100

Di tích cấp quốc gia

Đình Phú Lễ

Bến Tre 2092

Di tích cấp quốc gia

Bảo Tàng Tỉnh Bến Tre

Bến Tre 1925

Di tích cấp quốc gia

Đình Tiên Thuỷ

Bến Tre 1883

Di tích cấp quốc gia

Đình Bình Hoà

Bến Tre 1818

Di tích cấp quốc gia

Quân khu ủy Sài Gòn – Gia Định

Bến Tre 1791

Di tích cấp quốc gia

Đình Tân Thạch

Bến Tre 1717

Di tích cấp quốc gia

Đình Long Phụng

Bến Tre 1642

Di tích cấp quốc gia

Chùa Tuyên Linh

Bến Tre 1588

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật