Quần thể di tích chuông chùa Đà Quận, Chùa Viên Minh, Đền Quán Triều

Quần thể di tích chuông chùa Đà Quận, Chùa Viên Minh, Đền Quán Triều

Quần thể di tích Đà Quận bao gồm 3 di sản văn hóa vật thể được xếp hạng, đó là chùa Viên Minh, đền Quan Triều (đều được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2008) và đôi chuông “Thần chung” được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2016. Chùa Đà Quận hay chùa Viên Minh đều là một. Viên Minh là tên chữ của ngôi chùa, còn Đà Quận là tên Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn - Danh tướng nhà Mạc, ở làng Đà Quận, xã Xuân Tĩnh, châu Thạnh Lâm, nay thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. Chùa có từ thời Lý, vì trong chùa có hai câu đối như sau: “Viên Minh thắng tích hưng tiền Lý, Đà Quận thần chung chú Hậu Lê”. Tạm dịch: Thắng tích Viên Minh được khởi dựng trước, vào thời Lý. Chuông thần Đà Quận được đúc sau, vào thời Lê. Đôi câu đối này, như nghĩa của nó, cũng là phản ánh truyền ngôn trong dân gian về lịch sử ngôi chùa. Chùa là một quần thể hoàn chỉnh, kiến trúc thống nhất mở đầu bằng tam quan và kết thúc bằng gác chuông. Kiến trúc trang trí ở đây lấy cái ý: “sắc sắc không không của Phật giáo làm gốc”. Đối diện với chùa là đền Quan Triều. Tương truyền, đền Quan Triều được xây dựng từ thời nhà Lý, đời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175). Trải qua thời gian và do biến cố của lịch sử, đền đã bị hoang phế hoàn toàn, đến khi nhà Mạc lên đất Cao Bằng đóng đô đã cho trùng tu lại, nay chỉ còn nền móng cũ. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, nhân vật lịch sử của Di tích lịch sử văn hóa đền Quan Triều là Dương Tự Minh, người dân tộc Tày, quê ở đất Bản Danh, xã Quan Triều, phủ Phú Lương (đạo thừa tuyên Thái Nguyên). Dương Tự Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha là quan châu mục, thủ lĩnh một đội dân binh Tày, từng đánh trận Ung Châu, trận sông Như Nguyệt, một võ quan của triều đình nhà Lý ở đất Bản Danh, xã Quan Triều, phủ Phú Lương, nay là xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương (Thái Nguyên). Làm quan phủ, Dương Tự Minh được muôn dân kính trọng bởi sự thanh liêm và đức độ. Nhưng sau đó, triều đình rối ren, quan lại lộng quyền, Dương Tự Minh vì lòng chính trực mà bị gian thần trả thù. Dương Tự Minh bị vua Anh Tông đày đi nơi rừng sâu, nước độc ở chân núi Đuổm, phủ Phú Lương. Vị chủ tướng oai hùng năm xưa trở thành “ông già núi Đuổm”, nhưng chính cái tên hiền lành đơn sơ ấy cùng với những kỳ tích năm xưa mãi mãi khắc sâu danh tiếng anh hùng Dương Tự Minh trong lịch sử. Chùa Viên Minh là một trong ba ngôi chùa cổ nhất của tỉnh, giá trị lịch sử lâu đời ấy được khắc ghi tại đôi chuông đang hiện diện tại đây. Năm 1993, đôi chuông này có giá trị nghệ thuật điêu khắc. Với những giá trị đặc sắc, năm 2016, đôi chuông được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Quả chuông to cao 1,75 m, miệng rộng 1,07 m; quả chuông nhỏ cao 1,55 m, miệng rộng 0,95 m. Cả hai đều đúc bằng hợp kim đồng, lâu ngày đã ngả sang màu gang. Chuông chùa Viên Minh là một trong số ít những di sản của nhà Mạc còn lại ở vùng đất biên viễn này. Quần thể di tích Đà Quận, Đền Quán Triều nơi lưu giữ đôi chuông cổ được công nhận là Bảo vật Quốc gia này có giá trị rất lớn về mặt lịch sử và văn hóa. Nguồn: Báo Cao Bằng điện tử

Cao Bằng 1253 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Cao Bằng

Thành Nhà Mạc Ở Cao Bằng (Thành Nà Lữ, Thành Bản Phủ, Thành Phục Hòa)

Cao Bằng 2357

Di tích cấp quốc gia

Di tích Rừng Trần Hưng Đạo

Cao Bằng 1289

Di tích quốc gia đặc biệt

Quần thể di tích chuông chùa Đà Quận, Chùa Viên Minh, Đền Quán Triều

Cao Bằng 1254

Di tích cấp tỉnh

Khu Di Tích Lịch Sử Chiến Thắng Đông Khê

Cao Bằng 1247

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích Hoàng Đình Giong

Cao Bằng 1229

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử Kim Đồng

Cao Bằng 1223

Di tích cấp quốc gia

Đền Vua Lê

Cao Bằng 1201

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử địa điểm Đài Tiếng nói Việt Nam tại hang Ngườm Chiêng

Cao Bằng 1188

Di tích cấp quốc gia

Đền Kỳ Sầm

Cao Bằng 1157

Di tích cấp quốc gia

KHU DI TÍCH PÁC BÓ

Cao Bằng 1126

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật