Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đình làng Bồ Bản

Đình làng Bồ Bản

Đình Bồ Bản hiện tọa lạc tại thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Vào những năm cuối thế kỷ 15 (khoảng năm 1470), theo tiếng gọi Nam tiến của vua Lê Thánh Tông với phương châm: “Bắc địa trùng dương khai quốc sử/ Nam thiên khẩn nghiệp thạch minh danh”, các vị tiền nhân của 4 tộc Trần, Hồ, Trương, Nguyễn đi khai khẩn đất đai, lập nghiệp, kết tình huynh đệ, cùng chung tay xây dựng nên một vùng đất mới, một sự sống mới. Làng Bồ Bản hình thành từ đó. Đến đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786), các họ Tán, Đinh, Nguyễn, Phạm cùng gia nhập, chung tay xây dựng quê hương Bồ Bản. Đình Bồ Bản được dựng vào năm Canh Thân, niên hiệu Cảnh Thịnh (1800) bằng tranh, tre tại gò Miếu Tam Vị nằm về phía Đông. Năm Nhâm Tý, đời vua Tự Đức thứ 5 (1852), đình được dựng lại hoàn chỉnh khang trang, vật liệu vững bền ở địa điểm mới, cách vị trí cũ khoảng 200m về phía Tây, với địa hình thoáng mát, phía sau có Gò Miếu cao, bên hữu có Gò Chùa, bên tả có Gồ Ổi, gọi là “long hổ hội”, phía trước đình là cánh đồng rộng, tiếp giáp với làng Cẩm Toại và sông Yên. Ngày 25 tháng 3 năm Bính Ngọ đời Thành Thái thứ 18 (1906) đình được trùng tu lần thứ nhất. Qua thăng trầm của thời gian, thiên tai, bão lụt, đặc biệt sau cơn bão số 2 ngày 19 tháng 4 năm 1989, đình bị hư hại một phần. Vì thế, ngày 12 tháng 5 năm 1990, nhân dân tiến hành tu sửa lại đình, bao gồm lợp lại toàn bộ mái ngói và một số cấu kiện gỗ bên trong. Năm 2007, đình Bồ Bản được trùng tu với quy mô lớn từ nguồn ngân sách của Nhà nước. Đến năm 2011, tiếp tục xây dựng các công trình ngoại vi như tường thành, cổng tam quan, sân vườn nên ngôi đình càng trở nên khang trang. Về mặt kiến trúc, đình Bồ Bản có dạng chữ “Nhất” theo lối ba gian hai chái, mặt quay về hướng Nam. Đình có tất cả 36 cột bằng gỗ mít và kiền kiền, trong đó có tám cột cái (cột nhất) cao 4,5m, tám cột hàng nhì cao 3,5m, tám cột hàng ba cao 2,3m, bốn cột đấm, bốn cột quyết và bốn cột ở cửa hông. Trên các thanh trính, kèo được chạm khắc trang trí các mảng đề tài như đầu rồng, tứ thời, tứ quý, cầm kỳ, thi tửu… với những đường nét mềm mại, tinh xảo tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Mái đình lợp ngói âm dương. Nóc mái gắn “lưỡng long triều nguyệt”; phần giữa của mái trước có tạo thêm đường gờ cao gắn trang trí các hình: loan phượng, rùa… Hai đầu bít đốc trang trí hình: dơi, mai điểu, tùng lộc. Tất cả đều được tạo dáng qua kỹ thuật nề và ghép sành sứ. Ngoài sân rộng, có một bức bình phong lớn, mặt trong trang trí hình rùa, mặt trước là hình long mã. Đình Bồ Bản không chỉ là một thiết chế văn hóa, một công trình kiến trúc – tín ngưỡng cổ truyền tiêu biểu, mà còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của cách mạng địa phương trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong Cách mạng tháng 8 năm 1945, đoàn biểu tình của tổng An Phước, huyện Hòa Vang xuất phát từ đình làng Cẩm Toại đến tập họp tại sân đình Bồ Bản rồi kéo đi đấu tranh giành chính quyền. Đây cũng là nơi thành lập Ủy ban hành chính kháng chiến xã Bồ Bản – nơi thường xuyên diễn ra những buổi tiếp xúc giữa dân và cán bộ của chính quyền cách mạng thời kỳ đầu non trẻ. Đồng thời, là nơi lập phòng phiếu bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thành công tốt đẹp, nơi ra đời lớp bình dân học vụ đầu tiên của địa phương. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại đây vào năm 1960, đã mở phiên tòa xét xử những người theo Mỹ – Diệm chống đối cách mạng, từ Ấp trưởng, Ấp phó đến Liên gia trưởng. Ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, ngôi đình là nơi tiếp nhận ngụy quân, ngụy quyền về đầu thú và giao nộp vũ khí, là nơi để nhân dân trong thôn học tập các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Hiện nay, đình Bồ Bản còn lưu giữ được một bia đá tạo năm Tự Đức thứ 5 (1852). Đình Bồ Bản được công nhận là Di tích cấp quốc gia ngày 04/01/1999. Nguồn: Báo điện tử Đà Nẵng

Đà Nẵng 1994 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Đà Nẵng

LĂNG MỘ ÔNG ÍCH KHIÊM

Đà Nẵng 2468

Di tích cấp quốc gia

Nghĩa Trủng Hòa vang (Nghĩa Trang Khuê Trung)

Đà Nẵng 2331

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Đại Nam

Đà Nẵng 2248

Di tích cấp quốc gia

Di tích bia chùa Long Thủ ( chùa An Long)

Đà Nẵng 2166

Di tích cấp quốc gia

Đình Hải Châu

Đà Nẵng 2097

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Túy Loan

Đà Nẵng 2019

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Bồ Bản

Đà Nẵng 1995

Di tích cấp quốc gia

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

Đà Nẵng 1973

Di tích cấp quốc gia

NHÀ THỜ PHÁI CHƯ TỘC QUÁ GIÁNG

Đà Nẵng 1841

Di tích cấp quốc gia

Di tích Thành Điện Hải

Đà Nẵng 1836

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật