Chùa Bình Lâm, Chuông Chùa Bình Lâm Bảo vật Quốc gia

Chùa Bình Lâm, Chuông Chùa Bình Lâm Bảo vật Quốc gia

Chùa Bình Lâm cách trung tâm thành phố Hà Giang 15km, nằm tại thôn Mường Nam, xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên, nơi đây còn lưu giữ Bảo vật quốc gia Chuông chùa Bình Lâm. Trong lịch sử nước ta, thời Lý - Trần, Phật giáo thịnh hành, chùa chiền tạo dựng khắp nơi, ở chốn xa kinh đô Thăng Long, tại vùng đất Hà Giang cũng mọc lên một số ngôi chùa, trong đó có chùa Bình Lâm. Chuông do thủ lĩnh Nguyễn Anh - Người đứng đầu địa phương cùng với vợ và các lão ông, lão bà, thiện nam, tín nữ góp tiền, của đúc vào giờ Ngọ, ngày rằm tháng ba năm Ất Mùi (1295) và lưu giữ từ đó đến nay. Trên thân chuông có 3 chữ Hán lớn “Phụng Tam bảo” nghĩa là phụng thờ Tam Bảo (phụng thờ chùa Phật). Chuông chùa Bình Lâm được đúc vào năm Ất Mùi (năm 1295) thời Trần, đời vua Trần Anh Tông. Kích thước: Đường kính miệng: 59cm; Chiều cao: 101cm, trọng lượng 193kg. Đây là một trong những quả chuông có niên đại sớm nhất được biết ở Việt Nam. Quai chuông đúc nổi đôi rồng đấu lưng vào nhau, mỗi rồng có 2 chân, mỗi chân có 4 móng sắc nhọn quắp chặt xuống nóc chuông. Thân rồng mập mạp, chắc khỏe, uốn cong tạo thành núm treo chuông, đỉnh quai chuông trang trí hình búp sen vẩy cá chép bao phủ toàn bộ thân rồng. Thân chuông trang trí 6 núm gõ được bố trí thành 2 tầng, tầng thứ nhất ở dưới đế chuông có 2 núm đối xứng cách đều nhau 78cm. Tầng thứ 2 có 4 núm tạo thành 2 cặp đối xứng qua trục trung tâm của thân chuông, các núm này cách đều nhau 39cm. Các núm chuông tròn nổi đều bằng nhau, có đường kính 6cm. Đường viền xung quanh mỗi núm có 13 cánh sen đều đặn. Thân chuông được chia làm 2 phần: 4 ô chữ nhật đứng ở phía trên và 4 ô chữ nhật nằm ở phía dưới. Giữa các ô chữ nhật đứng là 5 đường gờ nổi chạy song song với nhau từ trên xuống dưới. Vuông góc với 5 đường gờ nổi chạy dọc thân chuông này, ở trên nóc, giữa thân và đế chuông là các đường gờ nổi cũng chạy song song với nhau phối hợp với các gờ nổi dọc tạo thành những ô chữ nhật trên thân chuông. Các ô chữ nhật này được bao quanh bởi những gờ đúc nổi rất thanh thoát và chắc khỏe. Trong lòng 4 ô chữ nhật đứng phía trên có khắc bài minh gồm 309 chữ Hán; 4 ô dưới hình chữ nhật nằm ở phía dưới để trơn, không có hoa văn hay ký tự nào. Vành miệng chuông loe ra, được trang trí bằng 45 cánh sen to xen lẫn 45 cánh sen nhỏ đều có kích thước bằng nhau tạo nên cho đế chuông vừa vững chắc, vừa mềm mại nhưng vẫn mang nặng ý nghĩa Phật học thông qua hình tượng hoa sen. Có thể nói chuông chùa Bình Lâm là hiện vật gốc độc bản còn tương đối nguyên vẹn. Đây là quả chuông thời Trần, một trong những quả chuông có niên đại sớm nhất được biết ở Việt Nam và là một cổ vật quý hiếm ở nước ta nói chung và ở Hà Giang nói riêng. Đây là một Đại hồng chung với kích thước lớn, được đúc nguyên khối bằng chất liệu đồng tốt tạo nên thanh âm sống động, vang xa. Hình dáng thanh nhã với các ô hộc bố trí hài hòa, cân đối, đặc biệt là các hoa văn trang trí với những nét chạm khắc độc đáo, tinh xảo mang đặc trưng tiêu biểu của nghệ thuật trang trí thời Trần, điều đó cho thấy trình độ đúc chuông của cha ông ta đã đạt đến đỉnh cao. Bài minh trên chuông là một văn bản gốc thời Trần, thông qua đó chúng ta biết được thái độ trân trọng của người địa phương miền núi với Vua Trần thứ 5 (Trần Anh Tông). Thông qua vị thủ lĩnh Nguyễn Anh - người thay mặt triều đình cai quản một địa phương “rất sùng đạo phật, đã bỏ tiền của xây dựng chùa, đúc chuông” cho ta thấy Vương triều Trần đã sử dụng Phật giáo làm công cụ để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trước những yêu cầu bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm. Nội dung minh văn càng khẳng định thêm tính ứng dụng rộng rãi của chuông trong Tam giáo, thể hiện thêm một nét văn hoá dung hợp tam giáo: Nho, Phật, Đạo của thời Trần. Năm 2013 chuông chùa Bình Lâm được công nhận là Bảo vật quốc gia. Nguồn: Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Hà Giang

Hà Giang 800 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hà Giang

Di tích Đồn Pháp và tường thành Lũng Hồ

Hà Giang 1524

Di tích cấp quốc gia

Di tích Kỳ Đài Hà Giang

Hà Giang 1427

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử Quốc Gia Căng Bắc Mê

Hà Giang 1279

Di tích cấp quốc gia

Cột Cờ Lũng Cú

Hà Giang 1263

Di tích cấp quốc gia

Dinh Vua Mèo

Hà Giang 1252

Di tích cấp quốc gia

Bãi đá cổ Nấm Dẩn

Hà Giang 1245

Di tích cấp quốc gia

NÚI CẤM SƠN - ĐỀN MẪU

Hà Giang 1223

Di tích cấp tỉnh

Tiểu khu Trọng Con

Hà Giang 1219

Di tích cấp quốc gia

Phố cổ Đồng Văn

Hà Giang 1185

Di tích cấp quốc gia

Chùa Sùng Khánh

Hà Giang 1182

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật