Đình Huề Trì

Đình Huề Trì

Đình Huề Trì có nơi gọi là Huệ Trì, thuộc thôn Huề Trì, phường An Phụ, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Đình Huề Trì là nơi thờ hai Thành hoàng làng là Thiện Nhân và Thiện Khánh vốn là hai chị em sinh đôi – nữ tướng của Hai Bà Trưng trong thời kì khởi nghĩa chống quân xâm lược Tô Định và mất tại đây. Đình xây dựng vào thời hậu Lê, trùng tu vào thời Nguyễn. Trước đây, Đình làm bằng gỗ, lợp tranh. Ngôi đình hiện nay, có bố cục hình chữ 二Nhị, gồm 2 toà 5 gian kiểu 4 mái liền nhau khép kín gần vuông, dài 26m, rộng 24m, tổng diện tích là 624m2. Đình quay mặt về hướng Nam, 3 gian cửa lớn, còn lại đóng ngưỡng chồng, cao tới 1m, trên có chấn song con tiện. Hè đình ghép đá khối, có tấm dài tới 4m. Xung quanh đình có sân và nhiều cây cổ thụ, phía tây bắc thường để họp chợ. Trong đình, hiện còn lưu giữa nhiều cổ vật có giá trị như những bức đại tự, câu đối, dong đình, đòn bát cống, đồ thờ và 7 tấm bia đá. Theo tương truyền và văn bia ghi lại thì đình Huề Trì được xây dựng từ thời Lý, lúc đó làm nhỏ, lợp gianh (rạ) sau này đã trùng tu nhiều lần, đã làm bằng gỗ lim lợp ngói, tuy địa điểm vẫn ở chỗ cũ nhưng bố cục có khác trước, hiện nay kiến trúc hình chữ Quốc, bố cục gần như vuông . Hai ngôi đình (tiền tế + hậu cung) đều 5 gian gần xít nhau, các đầu hồi lại được nối thành mái như chính diện, cột, kèo, chồng cốn không có trạm trổ gì cầu kỳ, phần nhiều bào trơn đóng bén. Đình hiện còn 7 bia đá thì 6 bia thuộc đình, 1 bia thuộc văn chỉ. Ngoài ra còn một số sập, kiệu, long đình, bát bửu.... Theo thần tích hiện còn ở tại di tích thì đình Huề Trì thờ Thiện Nhân, Thiện Khánh có công cùng Hai Bà Trưng đánh giặc thời Đông Hán (Tô Định - Mã Viện). Thiện Nhân, Thiện Khánh là con bà Nhã Nương và là cháu ông Nguyễn Công. Hai bà cùng sinh ngày 7-1 năm Nhâm Dần. Khoảng độ 13, 14 tuổi, Thiện Nhân, Thiện Khánh rất thông minh, học rộng, tài cao, đạo đức khác thường và có sắc đẹp tuyệt vời. Đến năm 17 tuổi, mẹ bà mất thì cũng là năm Hai Bà Trưng khởi binh đánh Tô Định. Sẵn lòng yêu nước, Thiện Nhân - Thiện Khánh đã đến khu vực Hai Bà Trưng và được xung vào quân ngũ, phong làm tả hữu nhập nội công chúa, đồng thời được giao trách nhiệm cho Thiện Nhân, Thiện Khánh trấn ải miền Hải Đông, nay là đất Hải Hưng. Thiện Nhân, Thiện Khánh đã cất quân và cùng Hai Bà Trưng chiến đấu dũng cảm đánh bại giặc Tô Định. Thắng trận trở về, Thiện Nhân, Thiện Khánh được phong là: " Nhập nội công chúa ". Vua nhà Hán lại sai phục ba tướng quân Mã Viện đem quân sang đánh nước ta, Hai Bà Trưng lại một lần nữa quyết sống mái với quân thù. Thiện Nhân, Thiện Khánh nguyên là 2 nữ tướng nên lần này cũng lại ra quân. Nhưng vì thế giặc quá mạnh, quân ta chống cự không nổi, Hai Bà Trưng nhảy xuống sông Hát Giang tự vẫn. Thiện Nhân, Thiện Khánh cũng chống cự không nổi đã chạy về Huề Trì Trang và hy sinh tại đây. Hàng năm có hai ngày hội. 1 là ngày 7 -1 là ngày sinh thời của 2 chị em Thiện Nhân, Thiện Khánh. Hội mở trong nhiều ngày, có rước thần từ đình lên chùa. 2 là ngày 10 - 3 mở hội xuân. Rước thần từ nghè về đình, sau đó tổ chức tế. Thời gian từ 5 đến 10 ngày. Nguồn: Cổng thông tin điện tử Hải Dương

Hải Dương 1142 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hải Dương

Cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia

Hải Dương 1370

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Khúc Thừa Dụ

Hải Dương 1363

Di tích cấp quốc gia

Văn Miếu Mao Điền

Hải Dương 1265

Di tích quốc gia đặc biệt

Côn Sơn-Kiếp Bạc

Hải Dương 1219

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích An Phụ- Kính Chủ-Nhẫm Dương

Hải Dương 1218

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Chu Văn An

Hải Dương 1203

Di tích cấp quốc gia

Đền Cao An Lạc

Hải Dương 1153

Di tích cấp quốc gia

Đình Huề Trì

Hải Dương 1143

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Mai

Hải Dương 1122

Di tích cấp quốc gia

Đình Trịnh Xuyên

Hải Dương 1093

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật