Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Di tích lịch sử Đền Mõ

Di tích lịch sử Đền Mõ

Đền Mõ xã Ngũ Phúc huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng - Nơi thờ Công chúa Quỳnh Trân đời nhà Trần - Được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1992. (Công nhận Di tích Lịch sử - văn hóa cấp Quốc Gia năm 1992) Ngọc phả triều Trần lưu rằng, Công chúa Quỳnh Trân là con gái vua Trần Thánh Tông - một ông vua hiếu đễ, nhân từ, trọng người hiền, sùng và hiểu thấu đạo phật. Khi Công chúa chào đời nghe trên không trung có tiếng tiêu thiều nhã nhạc, hương lan tỏa mùi sực lức…, lớn lên Công chúa sinh sắc như bình hạc, mặt tựa gương báu, thân thể mang vẻ hoa nở sáng trăng. Vốn giàu đức hạnh từ bi và lòng nhân ái cao thượng, lòng không muốn nhuốm bụi trần, Công chúa đã xin với vua cha cho xuất gia thờ phật. Năm Quý Mùi - 1283, trong một lần qua xã Nghi Dương, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn thấy địa thế này giống như con chim đang bay, núi non, sông nước mênh mông, phong cảnh thanh tịch, cực lạc…Nơi đây có sức hút kỳ lạ khiến bà rời xa hoàng tộc, lá ngọc, cành vàng để “Mộ đạo từ bi dốc trí tu hành, cho thành quả phúc”. Công chúa đã lập ra điền trang thái ấp, cấp lương thực, tiền bạc, dạy dân khai khẩn ruộng nương, gieo hạt, ươm mầm, trồng dâu lấy tơ dệt vải. Mọi người đều vui vẻ như được sống ở cõi đài xuân. Để điều hành công việc hàng ngày của cộng đồng, Công chúa đã nghĩ ra cách lấy tiếng Mõ để làm hiệu lệnh điều hành công việc. Bắt nguồn từ sự việc trên, cái tên “Tổng Mõ, Chợ Mõ, Đền Mõ và Chùa Mõ” xuất xứ từ đó và đã đi vào huyền thoại gắn liền với mảnh đất và con người nơi đây. Trong những năm đất nước lâm nguy giặc Nguyên, Mông tràn sang xâm lược, Công chúa tỏ rõ là một nhà thao lược vẹn toàn. Với lòng yêu quê hương, đất nước, bà đã chiêu tập binh sĩ huấn luyện quân cơ, tích cóp lương thảo cung cấp cho Vua cha đánh đuổi quân xâm lược, góp phần tô thêm vào trang sử vàng son của dân tộc. Sau khi Công chúa viên tịch, nhớ ơn Người, nhân dân địa phương lập đền thờ và kế tiếp nhau lưu truyền hương khói. Đền là một quần thể sinh động, hiện còn lưu giữ 11 bản sắc phong của các triều đại phong kiến ghi nhận công lao đức hạnh của Công chúa (từ triều vua Trần Anh Tông năm 1314 đến Khải Định năm 1924). Đặc biệt, Đền còn có cây Gạo đại thụ do chính bàn tay Công chúa trồng vào năm 1284, hoa rực đỏ, cành lá xum xuê, là một trong những biểu tượng thiêng liêng của Công chúa còn lưu giữ đến ngày nay. (Cây gạo đại thụ Công chúa trồng năm 1284- Được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là Cây Gạo nhiều năm tuổi nhất Việt Nam) Phát huy truyền thông tốt đẹp đó, trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, chiến tranh bảo vệ biên giới…Nơi đây còn là địa chỉ đỏ của các thế hệ người Ngũ Phúc trước khi lên đường luôn giữ vững niềm tin thắng giặc với lời thề: “Đứng bên đền Mõ mà thề - Không đánh tan giặc không về quyê hương”. Hằng năm đến ngày lễ hội truyền thống các thiện Nam, tín Nữ lại trang trọng các bộ đồ lễ hội, cùng với Nam thanh, Nữ tú, quý khách thập phương, ôn lại một truyền thống cực kỳ quý giá, đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn, và cùng nhau thắp hương tưởng niệm người Công chúa tài, sắc vẹn toàn. Nguồn Thành đoàn Hải Phòng .

Hải Phòng 775 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hải Phòng

ĐỀN THỜ NỮ TƯỚNG LÊ CHÂN - KHU DI TÍCH NÚI VOI

Hải Phòng 2658

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm Vương triều Mạc

Hải Phòng 2119

Di tích cấp quốc gia

Miếu Thủy Tú

Hải Phòng 1801

Di tích cấp quốc gia

Đền Phú Xá

Hải Phòng 1799

Di tích cấp quốc gia

Đền An Lư

Hải Phòng 1796

Di tích cấp quốc gia

Đình Vĩnh Khê

Hải Phòng 1611

Di tích cấp quốc gia

Quần thể Di tích – Danh thắng Tràng Kênh

Hải Phòng 1603

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hải Phòng 1571

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Dư Hàng

Hải Phòng 1542

Di tích cấp quốc gia

Đình Kim Sơn

Hải Phòng 1539

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật