Đền Trung Đô

Đền Trung Đô

Đền Trung Đô nằm ở thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai ngày nay được nhân dân xây dựng vào cuối thế kỷ 18, là nơi thờ tự, tưởng nhớ công đức của 3 vị tướng tài nhà Lê - Khánh Dương Hầu Vũ Văn Uyên (1479 - 1557); Gia Quốc Công Vũ Văn Mật (1493 - 1571); Tướng Hoàng Vần Thùng - là những người đã có công chỉ huy, lãnh đạo nhân dân xây thành, đắp luỹ giữ vững vùng biên cương của Tổ quốc, phát triển miền đất Trung Đô, Bắc Hà thuộc trấn Tuyên Quang xưa thành trung tâm kinh tế xã hội thời bấy giờ, đồng thời phò tá nhà Lê trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Theo ghi chép của các sử liệu cũ Vũ Văn Mật là nhân vật lịch sử sống vào thời nhà Lê (Lê Mạt) quê ở làng Ba Động, huyện Gia Phúc (nay là huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Vào những năm 30 của thế kỷ 16, Vũ Văn Mật cùng anh trai là Vũ Văn Uyên rời quê hương lên trấn thủ vùng Đại Đồng, trấn Tuyên Quang xưa (nay thuộc tỉnh Lào Cai). Sau khi nối quyền của anh là Vũ Văn Uyên, ông tự xưng là Gia quốc công, cho dời căn cứ từ thành Nghị Lang và xây thành đắp lũy trên gò Bầu, từ đó, nhân dân thường gọi ông là "Chúa Bầu" hoặc "Vua Bầu". Vũ Văn Mật là một vị tướng tài ba, gan dạ và có lòng “trung quân, ái quốc, biết đặt vận nước lên trên tất cả”. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Vũ Văn Mật vùng đất Lào Cai xưa đã đạt tới một nền kinh tế phát triển cao, thịnh trị, hoạt động buôn bán tấp nập, phồn hoa. Ông được vua Lê Trang Tông giao giữ chức Tổng binh trấn Tuyên Quang, phong tước hiệu An Tây Vương và được lưu thủ tại vùng Đại Đồng. Ông tập hợp quân cùng với nhà Lê tiến đánh nhà Mạc tới Kinh Sư, khiến Mạc Phúc Hải bại trận phải bỏ chạy. Sau đó, nhà Mạc tiến đánh, Vũ Văn Mật đã không giữ được các vùng chiếm đóng, bèn rút quân về cố thủ ở Trấn Tuyên Quang (Lào Cai ngày nay) và qua đời tại đây. Để tưởng nhớ công lao to lớn của 2 anh em nhà họ Vũ và các tướng lĩnh đối với vùng đất Đại Đồng trấn Tuyên Quang (Lào Cai ngày nay) nhân dân đã lập đền thờ để hương khói. Trải qua thời gian lịch sử, ngôi đền bị tàn phá, chỉ còn một phần nhỏ và một số viên đá tảng kê chân cột (Được chạm khắc hình họa như người, vượn, chim công, kỳ lân…) với những đường nét tinh xảo và độc đáo, bên cạnh đó còn có những viên gạch xây có bản rộng và độ cứng rất cao, gạch trang trí được chạm trổ hoa văn cầu kì gồm các hình lá, hình xoắn ốc, đường hồi văn, hình dây uốn lượn… Ngoài ra còn rất nhiều hiện vật được làm từ chất liệu sành, sứ cũng được phát hiện tại di tích như: vò, bình vôi, bát, đĩa… và nhiều hiện vật chưa xác định được tên gọi đều đang được lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai. Tất cả các dấu tích và hiện vật còn xót lại là những dấu tích minh chứng cho lịch sử hình thành và tồn tại và phát triển của của di tích Đền Trung Đô. Cách đền khoảng 2 km về hướng bắc là dấu tích thành cổ Trung Đô được xếp bằng đất, đá bao bọc một quả đồi bên dòng suối Nậm Thin, cũng tại khu vực này, năm 1989, một người dân trong làng khi cày nương đã phát hiện được 1 khẩu súng thần công, nặng trên 300 kg, dài 8 m, hiện nay đang được lưu giữ, bảo quản tại bảo tàng tỉnh Lào Cai. Trong khu rừng cấm phía sau đền, có một tấm bia bằng đá trắng, tương truyền đó là nơi tập trung binh lính tuyên thệ trước khi ra trận: “quyết tử với kẻ thù” hiện trên bia vẫn còn 4 vết chém thề của tướng chỉ huy. Ở bên trái, phía sau ngôi đền, trong khu rừng cấm là một ngôi mộ đôi tương truyền đó là ngôi mộ của hai vợ chồng tướng quân Hoàng Vần Thùng, vì quyết không để rơi vào tay giặc, họ đã tuẫn tiết và được dân làng dùng đất đắp thành mộ, sau này mối xông lên thành một gò lớn. Hiện nay, mộ phần của hai vợ chồng tướng quân vẫn được thờ phụng tại nơi đây. Với các giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, giáo dục và phát triển du lịch, đền Trung Đô đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia ngày 22/8/2008. Ngôi đền đã trải qua 2 lần đầu tư, tu bổ để có được diện mạo khang trang như hiện nay. Đền Trung Đô có bố cục tổng thể kiến trúc hình chữ “Nhất” với tòa Tiền tế, phía trước hai bên có nhà Tả vu và Hữu vu nằm trên thế đất đẹp, phong thủy hữu tình, quy tụ hầu hết các thế đất, vị trí và phương hướng được coi là điển hình của của địa lý học như: thế thủy tụ, ngọa hổ, tả thanh long hữu bạch hổ,… làm không gian nơi đây càng trở nên linh thiêng, thanh tịnh. Lễ hội thường niên của đền một năm tổ chức hai lần vào dịp Lễ hội xuống đồng ngày rằm tháng Giêng âm lịch và lễ Khao quân tổ chức vào rằm tháng bảy. Trải qua lịch sử hình thành và phát triển, đền Trung Đô đã trở thành điểm sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương tham quan, chiêm bái, là nơi ghi dấu truyền thống đấu tranh anh hùng của quân và dân Lào Cai, giáo dục niềm tự hào dân tộc và truyền thống uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Nguồn: Cổng Thông tin điện tử huyện Bắc Hà

Lào Cai 766 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Lào Cai

Khu căn cứ cách mạng Cam Đường

Lào Cai 1311

Di tích cấp quốc gia

Đền Mẫu Lào Cai

Lào Cai 1310

Di tích cấp quốc gia

Dinh thự Hoàng A Tưởng

Lào Cai 1253

Di tích cấp quốc gia

Đền Thượng - Lào Cai

Lào Cai 1214

Di tích cấp quốc gia

Đền Bắc Hà

Lào Cai 1186

Di tích cấp quốc gia

Đền Cô Tân An

Lào Cai 1166

Di tích cấp quốc gia

Công Viên Hồ Chí Minh

Lào Cai 1138

Di tích cấp quốc gia

Đền Cấm Lào Cai

Lào Cai 1115

Di tích cấp quốc gia

Đền Ông Bảy Bảo Hà

Lào Cai 1106

Di tích cấp quốc gia

Đền Phúc Khánh

Lào Cai 1097

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật