Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đền Ông Bảy Bảo Hà

Đền Ông Bảy Bảo Hà

Nằm trong "Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy", đền Bảo Hà ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Đền Bảo Hà được xếp hạng là Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1997. Đền Bảo Hà, nơi thờ Thần Vệ Quốc Hoàng Bảy, còn được nhiều người gọi là Đền Ông Hoàng Bảy. Tương truyền, vào cuối thời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng 1740 - 1786) khắp vùng đất thuộc phủ Quy Hóa, nhất là Châu Thủy Vỹ và Châu Văn Bàn luôn bị giặc vùng Vân Nam (Trung Quốc) tràn sang cướp phá. Trong tác phẩm “Đại Nam nhất thống trí” của Quốc sử quán Triều Nguyễn ghi rõ về châu Thủy Vỹ: “Động Cam Đường có mỏ vàng, Động Trình Lạn và đọng Sơn Yên ngày trước có mỏ đồng. Thổ sản có thảo đậu khấu. Động Ngọc Uyển có mỏ kẽm và bạc. Trên sông Ân đối ngạn với điếm Bắc Sát có sở Tuần Ty ở xứ Nguyên Đường, thu thuế muối, mỗi năm được một nghìn lạng bạc. Phong tục ngôn ngữ và văn tự giống như châu Văn Bàn. Họ Nguyễn đời đời làm Phụ đạo. Binh hiệu gọi là Ninh Nhất. Sau khi loạn lạc, dân cư điêu tàn, ruộng đất bỏ hoang. Những người quản cũ ở động Hương Sơn và động Trình Lạn chiêu mộ những người Nùng áo xanh về khẩn điền khai mỏ chịu thuế. Các tù trưởng chiêu tập những người nùng và người mán về ở lẫn lộn với nhau nhưng họ khó dậy và dễ làm theo giặc. Đường bộ từ châu Văn Bàn đi vào đều phải qua núi, rất là khó khăn. Đường thủy từ sông Thao đi ngược lên, phía dưới sông nhiều đá lởm chởm, gập gềnh”. Lúc này, tướng giặc là phu Chẩn Tin Toòng thường xuyên cho quân đánh phá châu Thủy Vỹ, chiếm trấn Văn Bàn. Trước tình hình đó, triều đình nhà Lê đã cử danh tướng họ Nguyễn lên trấn thủ vùng biên ải tiến ngược sông Hồng đánh đuổi quan giặc giải phóng châu Văn Bàn và củng cố, xây dựng vùng đất Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây, danh tướng họ Nguyễn đã tập hợp các thổ ty, tù trưởng, chiêu nạp quân sỹ ngày đêm luyện tập. Sau đó, Ông đã thống lĩnh đội quân thủy, bộ tiến lên Lào Cai, đánh đuổi quân giặc phải rút về vùng biên giới Vân Nam - Trung Quốc. Sau khi giải phóng vùng Quy Hóa, ông chiêu dụ các Thổ hào địa phương tổ chức đón người Dao, Thổ và đặc biệt là ngường Nùng áo xanh về lập làng, khẩn điền, khai mỏ xây dựng quê hương. Với âm mưu chiếm Lào Cai, giặc phương Bắc thường xuyên đem quân tiến đánh các khu vực biên giới, nhưng các cuộc xâm lược nhỏ ấy đều bị quân và dân vùng biên chống trả quyết liệt, đuổi chúng về nước. Nhưng ý đò xâm chiếm của họ vẫn không dừng lại, chúng điều một đạo quân lớn do tướng giặc là Tả Tủ Vàng Pẹt dẫn sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại một lần nữa thân chinh xuất quân đánh giặc. Song, do giặc phát hiện bí mật quân sự của ta, mặt khác, quân giặc đông, trận chiến không cân sức giữa quân ta và quân xâm lược, nên Ông và các tướng lĩnh đã anh dũng hy sinh, xác Ông trôi theo sông Hồng tới địa phận xã Bảo Hà thì dạt vào bờ. Nhân dân trong vùng ngậm ngùi thương nhớ, đưa xác Ông lên chôn cất và xây dựng đền thờ để nhân dân quanh năm dâng hương tưởng nhớ đến công lao đánh giặc giữ nước của ông và các tướng lĩnh. Sau đó, các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, triều Nguyễn đã phong cho ông danh hiệu “Trấn An hiển liệt”. và ban sắc phong là “Thần Vệ Quốc”. Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai

Lào Cai 1381 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Lào Cai

Khu căn cứ cách mạng Cam Đường

Lào Cai 1935

Di tích cấp quốc gia

Đền Mẫu Lào Cai

Lào Cai 1886

Di tích cấp quốc gia

Đền Thượng - Lào Cai

Lào Cai 1799

Di tích cấp quốc gia

Dinh thự Hoàng A Tưởng

Lào Cai 1698

Di tích cấp quốc gia

Đền Bắc Hà

Lào Cai 1601

Di tích cấp quốc gia

Đền Cô Tân An

Lào Cai 1525

Di tích cấp quốc gia

Công Viên Hồ Chí Minh

Lào Cai 1464

Di tích cấp quốc gia

Đền Cấm Lào Cai

Lào Cai 1431

Di tích cấp quốc gia

Đền Ông Bảy Bảo Hà

Lào Cai 1382

Di tích cấp quốc gia

Đền Phúc Khánh

Lào Cai 1368

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật