Đền Giáp Ba

Đền Giáp Ba

Đền Giáp Ba hay còn gọi là đền Cẩm Nang tọa lạc tại thị trấn Nam Giang, thành phố Nam Định. Công trình bao gồm Đền chính thờ Triệu Việt Vương và hai Đền thờ hai vị tướng họ Đoàn. Từ thời Hậu Lê, nơi đây được gọi là thôn Cẩm Nang thuộc xã Châu Nguyên, nay là thôn Ba, thị trấn Nam Giang, nhân dân vẫn gọi là Giáp Ba. Cái tên đền Cẩm Nang xưa hay đền Giáp Ba nay có xuất xứ là như vậy. Đền Giáp Ba được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia năm 1994. Theo nguồn tư liệu lịch sử và truyền thuyết thì ở xã Phật Nội huyện Chu Diên, phủ Tam Đới, đạo Sơn Tây có ông Triệu Túc vợ là Hán Thị Siêu. Một đêm bà Siêu nằm mơ thấy rồng bay, sau đó bà có mang. Mùa xuân năm Mậu Thìn, bà sinh một bé trai khôi ngô tuấn tú đặt tên là Quang Phục. Thuở nhỏ, Quang Phục rất chăm chỉ học hành, văn võ đều tinh thông. Năm mười bẩy tuổi, cha mẹ qua đời, ông theo danh tướng Lý Bôn đánh tan quân xâm lược nhà Lương, giành độc lập cho đất nước. Năm 544, Lý Bôn lên ngôi vua, xưng là Lý Nam Đế, định đô ở Long Biên. Không lâu sau, nhà Lương sai Trần Bá Tiên, Dương Sàn đem quân xâm lược nước ta; Lý Nam Đế thất trận chạy về động Khuất Liêu, trao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Năm 547, Triệu Quang Phục lui về đầm Dạ Trạch (nay là vùng Khoái Châu, Hưng Yên), vùng đầm lầy rộng lớn, lau sậy um tùm; ông cho quân lập doanh trại trên một vùng gò đất nổi giữa đầm, hàng ngày dùng thuyền độc mộc đi đánh tỉa làm quân Lương hao tổn nhiều binh lực, tinh thần hoang mang cực độ. Dần dần quân ta thắng lớn quét sạch quân Lương ra khỏi bờ cõi. Sau khi đánh tan quân giặc năm 548, Triệu Quang Phục lên ngôi vua, xưng là Triệu Việt Vương, đóng đô ở Long Biên. Đến năm 570, ông bị Lý Phật Tử - người cùng họ với Lý Nam Đế đem quân đánh úp, phải rút chạy, rồi trẫm mình xuống cửa biển Đại Nha vào ngày 14/8. Tương truyền khi rút chạy, Triệu Việt Vương đã dừng chân ở thôn Cẩm Nang lập doanh trại nhưng vẫn bị truy kích, phải chạy đến cửa biển Đại Nha (nay thuộc thôn Độc Bộ xã Yên Nhân huyện Ý Yên). Hiện nay, ở thôn Ba thị trấn Nam Giang vẫn còn những dấu tích của lần Triệu Việt Vương dừng chân như: khu đất An Mã Chiến - nơi quan quân cho ngựa ăn cỏ, uống nước; nơi ngựa chạy gọi là Mã Khởi, phía Đông Nam làng có đường Mã Chạy, doanh trại quân lính xưa là khu Cầu Cửa... Sau khi Triệu Việt Vương mất, để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, nhân dân thôn Cẩm Nang đã lập đền thờ ngay trên khu đất mà ông đã dừng chân. Đền thờ ông với qui mô lớn, cùng nhiều đồ tế tự rất nghiêm trang lộng lẫy. Trải qua nhiều triều đại phong kiến, đền thôn Ba đều được phong sắc phụng sự. Ngay bên cạnh đền thờ vua Triệu Việt Vương còn có hai ngôi đền thờ quan Đoàn Tướng Công và Đoàn Công Thưởng. Đây là hai người sống ở thế kỷ thứ 18, thuộc dòng dõi họ Đoàn ở Cẩm Nang. Sinh thời hai ông đã từng đảm nhận nhiều trọng trách của Triều đình. Trong đó, Đoàn Công Thưởng còn gọi là Đoàn Quận Công, đã được phong tới chức Tổng thái giám, cai quản đề đốc Thị quận công dưới thời vua Lê Dụ Tông (1740-1786). Đối với quê hương, hai ông đã để lại nhiều công lao đóng góp. Do đó, lăng mộ cũng như đền thờ hai ông được nhân dân thôn giữ gìn, hương khói, tôn kính là phúc thần của làng. Nguồn: Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Nam Trực

Nam Định 1201 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Nam Định

Đền Bảo Lộc

Nam Định 1243

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Vân Chàng Di tích Lịch sử - Kiến trúc Nghệ thuật và nghề rèn truyền thống

Nam Định 1233

Di tích cấp quốc gia

Đền Đá Nam Hà

Nam Định 1227

Di tích cấp quốc gia

Đền Giáp Ba

Nam Định 1202

Di tích cấp quốc gia

Đền Trần Nam Định

Nam Định 1185

Di tích cấp quốc gia

Chùa Đại Bi

Nam Định 1175

Di tích cấp quốc gia

Cột cờ Nam Định

Nam Định 1175

Di tích cấp quốc gia

Đền Gin

Nam Định 1121

Di tích cấp quốc gia

Đền Am

Nam Định 1096

Di tích cấp quốc gia

Đền Đức Thánh Cả (Đền Vĩnh Lại)

Nam Định 1093

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật