Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Thành cổ Vinh

Thành cổ Vinh

Thành phố Vinh - trái tim của Xứ Nghệ - mảnh đất có bề dày lịch sử hàng trăm năm, nơi từng được vua Quang Trung - Nguyễn Huệ chọn làm nơi xây dựng kinh đô vào năm 1788. Để từ đó còn có tên gọi là Phượng Hoàng Trung Đô. Thành Vinh ngày xưa thuộc xã Vĩnh Yên, phủ Yên Trường, tỉnh Nghệ An. Nay là địa phận phường Cửa Nam -Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ an. Thành có tên gọi cũ là Thành nghệ An, trong dân gian còn có tên là Thành con rùa (thành quy hình). Sở dĩ được gọi là thành con rùa là bởi thành được xây theo hình 6 cạnh, đứng trên núi Quyết nhìn xuống trông giống như hình con rùa. Thành được xây dựng vào triều Nguyễn, đời vua Gia Long. Năm 1802, nhà Nguyễn giành được chính quyền từ vương triều Tây Sơn. Mặc dù rất thù ghét Nguyễn Huệ - Quang Trung, nhưng Gia Long không thể làm ngơ trước cái nhìn có tầm kiệt xuất của nhà quân sự thiên tài Quang Trung- Nguyễn Huệ rằng: núi Quyết, sông Vĩnh có tầm thế của một đế đô thì sao lại không đáng để xây trấn sở của một tỉnh. Chính vì vậy, năm 1804 Gia Long khởi công xây dựng thành. Tuy nhiên, do muốn xóa đi dấu vết triều Tây Sơn nên Gia Long không cho xây Thành ở núi Dũng Quyết mà xây ở địa phận 2 tức là Xã Vĩnh Yên thuộc phủ Yên Trường, chính là nơi mà dấu tích của thành vẫn còn mãi đến bây giờ. Thành được xây bằng đất.Triều đình vua Gia Long đã huy động 1.000 lính Thanh Hoá, 4.000 lính Nghệ An để xây thành. Đến đời vua Minh Mạng, năm 1831 thành được xây bằng đá ong với quy mô to lớn, kiên cố hơn. Đến thời Tự Đức, khi nâng cấp đã lấy 8.599 phiến đá sò từ Diễn Châu và đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía, với tổng kinh phí là 3.688 quan tiền - một số tiền khổng lồ lúc bấy giờ để xây dựng. Như vậy là chúng ta có thể thấy được quy mô xây dựng thành và vị thế của thành là rất quan trọng. Thành được xây dựng chính bằng sức của nhân dân, thậm chí là bằng cả máu và nước mắt của nhân dân. Thành có cấu tạo hình lục giác, với diện tích khoảng 420.000m2 , chu vi là 2.520m. bao gồm 2 vòng thành: vòng thành trong và vòng thành ngoài. Cùng với hệ thống Thành cao là hệ thống hào sâu. Hào được đào sát bờ thành để lấy đất đắp lũy thành và cũng là hệ thống bảo vệ, tăng thêm sự khó khăn khi đối phương tấn công vào thành. Hệ thống hào hàng năm còn được thả sen để lấy hạt cống nạp triều đình. Thành có 3 cửa ra vào: cửa Tiền, cửa Tả, cửa Hữu. Cửa Tiền là cửa chính hướng về phía nam với ý thức hướng về kinh đô Huế, là cửa để vua ngự giá. Nhà vua được nghênh tiếp một cách long trọng tại đây, các quan trong lục bộ triều đình và tổng đốc ra vào cũng được nghênh đón tại đây. Cửa Tả mở về hướng đông. Chính giữa phía trên vòm cổng khắc hai chữ Hán: “Tả môn”. Phần móng của cổng nay đã bị lấp kín bởi đoạn đường này đã được rải nhựa năm 1990. Cửa Hữu được mở về hướng tây. Phần móng trung gian còn lộ ra những phiến đá xanh được mài nhẵn với nhiều kích thước khác nhau. So với cổng Tiền và cổng tả thì thân cồng Hữu vẫn còn nguyên vẹn hơn cả. Các cổng được thiết kế mái vòm. Đứng ở giữa cổng thành ta vừa có cảm giác như đứng ở giữa một ngôi nhà nhỏ kiên cố, lại vừa có cảm giác như đứng trong một lô cốt chắc chắn. Có thể nói, thành Nghệ An được thiết kế như một pháo đài quân sự, có khả năng phòng thủ cao. Trên đường vào các cổng thành, bắc qua hào sâu thì được xây cầu để đi lại. Cầu được xây theo kiểu vòm cuốn. Dưới phần móng xây bằng đá rất kiên cố. Cầu rộng 4,42 m, cao 2,5m lòng cầu rộng 3,5m thuyền có thể qua lại dưới vòm cầu dễ dàng. Vào thời Nguyễn, bên trong thành, công trình lớn nhất là hành cung. Cùng với đó là các cơ quan như dinh thống đốc, dinh bố chánh, lãnh binh, dinh đốc học, trại lính và nhà ngục. Toàn bộ thành được trang bị 65 khẩu thần công, 47 khẩu đặt ở các vọng gác, số còn lại tập trung ở hành cung và dinh thống đốc. Thành Vinh ra đời nhằm tạo ra một trung tâm chính trị, quân sự, vừa là một công trình phòng thủ của tỉnh Nghệ An. Năm 1885 Thực dân Pháp nổ súng xâm lược đất nước ta. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn chống cự yếu ớt nên thành Vinh nhanh chóng rơi vào tay thực dân Pháp. Kể từ đó, Thành Vinh đã trở thành chứng tích của một thời kỳ bi thương mà hào hùng của nhân dân Nghệ An. Nơi đây chứng kiến sự đấu tranh dũng cảm của người chị gái thương yêu của Bác Hồ - bà Nguyễn Thị Thanh. Bà đã tổ chức lấy trộm súng của doanh trại để cho nghĩa quân có đủ vũ khí đánh úp thành, song việc bị bại lộ, bà bị bắt và bị giải vào nhà Lao Vinh, bị tra tấn giã man. Phiên tòa ngày 4/6/1918 đã xử bà chịu đánh 100 trượng và đày khổ sai 9 năm. Tiếp đó là thời kì sục sôi khí thế của cao trào cách mạng 30, 31. Thành Vinh trở thành nơi chứng kiến những cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt, chứng kiến tinh thần dũng cảm hy sinh của nhân dân xứ Nghệ để làm nên một đỉnh cao Xô Viết. Đến năm 1941, thành Vinh lại chứng kiến sự hy sinh của Đội Cung và những binh sỹ yêu nước đứng trong hàng ngũ quân đội Pháp. Trải qua quá trình lịch sử, lớp bụi thời gian và sự tàn phá của chiến tranh đã khiến Thành không còn được nguyên vẹn. Chỉ còn 3 cổng thành vẫn còn giữ được những kết cấu cơ bản, vẫn sừng sừng án ngự giữa những con đường vào thành nội. Thành cổ Vinh một dấu tích xưa, một công trình kiến trúc độc đáo có giá trị lịch sử - văn hóa vô cùng to lớn. Năm 1998, thành Vinh được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích quốc gia. Nguồn: Ban quản lý di tích Nghệ An

Nghệ An 1887 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Nghệ An

Thành cổ Vinh

Nghệ An 1888

Di tích cấp quốc gia

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh

Nghệ An 1612

Di tích cấp quốc gia

Khu tưởng niệm Phan Bội Châu

Nghệ An 1597

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung

Nghệ An 1580

Di tích cấp quốc gia

Đền Cuông

Nghệ An 1574

Di tích cấp quốc gia

Cột mốc km số 0 Đường mòn HCM

Nghệ An 1549

Di tích quốc gia đặc biệt

Làng Sen quê Bác

Nghệ An 1477

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Quả Sơn

Nghệ An 1396

Di tích cấp quốc gia

Đền Đức Hoàng

Nghệ An 1387

Di tích cấp quốc gia

Truông Bồn Nghệ An

Nghệ An 1346

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật