Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Di tích Đồn Cao Đông Triều

Di tích Đồn Cao Đông Triều

Đồn Cao Đông Triều nằm trọn trên quả đồi có độ cao 61m, tổng diện tích trên 145.000 m2. Đây là căn cứ do thực dân Pháp xây dựng để đặt trung tâm chỉ huy của chế độ thực dân Pháp đối với Đông Triều nói riêng trong thời kì đô hộ của chế độ thực dân Pháp Cùng với Đình Hổ Lao và chùa Bắc Mã, Đồn Cao là một trong những địa danh đã gắn liền với sự hình thành và ra đời của Chiến khu Trần Hưng Đạo- Chiến khu Đông Triều. Di tích lịch sử cấp quốc gia Đồn Cao Đông Triều nằm trọn trên quả đồi có độ cao 61m, tổng diện tích trên 145.000 m2. Đây là căn cứ do thực dân Pháp xây dựng để đặt trung tâm chỉ huy của chế độ thực dân Pháp đối với Đông Triều nói riêng trong thời kì đô hộ của chế độ thực dân Pháp. Nơi đây cũng đã đi vào lịch sử của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị xã Đông Triều. Di tích Đồn Cao Đông Triều là vị trí cao nhất của Trung tâm phường Đông Triều. Đồn Cao nằm án ngữ tuyến giao thông huyết mạch từ Chí Linh, Hải Dương đi Uông Bí Quảng Ninh, từ Kinh Môn, Hải Dương qua phà Triều sang Đông Triều. Từ Đồn Cao Đông Triều có thể quan sát, phát hiện từ xa các mục tiêu từ phía Bắc xuống phía Nam và từ phía Đông sang Tây của thị xã. Vì vậy, sau khi xâm lược Việt Nam, năm 1896 thực dân Pháp đã tổ chức cho xây dựng một trại lính ở đây để phục vụ cuộc chiến tranh xâm lược và khai thác vơ vét tài nguyên khoáng sản tại Đông Triều. Năm 1945, nhân dân ta giành chính quyền, đồn Cao Đông Triều thuộc quyền quản lý của chính quyền cách mạng. Sáng mùng 8/6/1945, Đồn Cao Đông Triều đã bị nghĩa quân Đệ tứ chiến khu dưới sự chỉ huy của trung tướng Nguyễn Bình đánh chiếm, mở đầu cho cao trào cách mạng tháng Tám trong toàn vùng. Nghĩa quân xuất phát từ chùa Bắc Mã, sau khi đánh chiếm Đồn Cao Đông Triều đã tập kết tại đình Hổ Lao. Tại đây, thay mặt Trung ương, trung tướng Nguyễn Bình đã tuyên bố thành lập chiến khu kháng chiến Trần Hưng Đạo hay còn gọi là Đệ tứ chiến khu. Năm 1947, thực dân Pháp liên tiếp mở những trận đánh lớn chiếm lại Đông Triều. Lần này, chúng chiếm đến đâu cho xây dựng củng cố ngay hệ thống đồn bốt tháp canh đến đó, nhằm chiếm giữ lâu dài và khống chế lực lượng ta đánh trả từ xa. Đến ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Đồn Cao thuộc quyền kiểm soát của ta. Trải qua thời gian dài, hiện nay các công trình thuộc di tích Đồn Cao Đông Triều đã bị phá hủy khá nhiều, chỉ còn lại một phần trong số các công trình như nhà ở của quan Ba, nhà ở của lính khố xanh và nhà biệt giam tra tấn tù Cộng sản, trận địa pháo, hệ thống lô cốt, hầm ngầm… Những dấu tích ở đây vẫn là những chứng tích quan trọng đánh dấu một thời kỳ lịch sử không thể quên của toàn dân tộc nói chung, của đảng bộ và nhân dân Đông Triều nói riêng. Ngày 24/5/2017, di tích Đồn Cao đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch ra quyết định số xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Trong tương lai, Đồn Cao sẽ được tu bổ, phục hồi. Nguồn Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh 924 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Quảng Ninh

Di tích Lịch sử Bạch Đằng

Quảng Ninh 1935

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu Di tích Lịch sử và Danh lam Thắng cảnh Yên Tử

Quảng Ninh 1754

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích Lịch sử Đền Cửa Ông

Quảng Ninh 1733

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích khảo cổ Hòn Hai Cô Tiên

Quảng Ninh 1717

Di tích cấp quốc gia

Khu Di tích Nhà Trần tại Đông Triều

Quảng Ninh 1679

Di tích quốc gia đặc biệt

Vịnh Hạ Long

Quảng Ninh 1641

Di tích quốc gia đặc biệt

Núi Mằn

Quảng Ninh 1580

Di tích cấp quốc gia

Di tích thắng cảnh hồ Yên Lập – chùa Lôi Âm

Quảng Ninh 1522

Di tích cấp quốc gia

Núi Bài Thơ

Quảng Ninh 1522

Di tích cấp quốc gia

Trận địa pháo 37 ly của Xí nghiệp tuyển than Hòn Gai

Quảng Ninh 1491

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật