Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đình làng Câu Nhi

Đình làng Câu Nhi

Di tích Đình làng Câu Nhi thuộc làng Câu Nhi, xã Hải Tân, huyện Hải Lăng (nay là xã Hải Phong, huyện Hải Lăng), nơi gắn với danh nhân Bùi Dục Tài. Di tích đã được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng quốc gia ngày 13/3/2001. Làng Câu Nhi thuộc xã Hải Tân xưa có tên là Câu Lãm – một làng có tiếng văn vật. Mảnh đất này đã sản sinh ra nhiều nhân vật vang bóng một thời, trong đó nổi danh là Bùi Dục Tài. Các tài liệu hiện có cho biết làng được thành lập từ đầu thế kỷ 15. Đình làng Câu Nhi nguyên xưa là một ngôi đình lớn và đẹp có tiếng khắp vùng. Theo Thỉ Thiên thì ngôi đình đầu tiên được dựng lên ở khu đất mà nay còn có tên gọi là cồn đình vào khoảng những năm đầu thời Lê sơ (1428 – 1433). Đến thời Tây Sơn, đình được chuyển đến khu vực đầu làng, ở ven ngã ba sông – tại địa điểm hiện nay. Gia phả họ Bùi cho biết đình được xây dựng vào năm 1879, đến năm 1882 thì hoàn thành. Đây là lần xây dựng đình quy mô. Kiến trúc của đình là một ngôi nhà rường rộng 5 gian 2 chái. Bộ khung gỗ có kết cấu vững chãi, các cột cái bằng gỗ lim, những cột khác bằng gỗ mít. Bộ mái lợp ngói liệt. Xung quanh đại đình có tường gạch che chắn ba mặt. Vào năm 1950, trong thời kỳ Pháp xâm lược, ngôi đình bị đốt cháy hoàn toàn. Năm 1955, làng tổ chức quyên góp tiền của để tu tạo lại, nhưng do không có đủ vật lực nên diện tích ngôi đình phải thu hẹp và diện mạo kiến trúc cũng thay đổi. Đó là hai nếp nhà song ngang theo kiểu chữ nhị làm theo lối nhà rường 3 gian 2 chái. Phía trước là tiền đường, phía sau là chính điện. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, đình làng Câu Nhi cũng như bao ngôi đình khác trên vùng đất Quảng Trị không tránh khỏi sự phá hoại của bom đạn. Đình Câu Nhi được trùng tu 3 lần vào các năm 1967, 1985 và 1955. Năm 1991, xây lại bình phong và cổng thành phía trước. Đình hiện còn chỉ gồm một ngôi nhà 3 gian, quy mô nhỏ, trải theo chiều ngang, mặt hướng ra sông Ô Lâu. Hai đầu hồi xây tường phẳng, ba phía xây tường gạch, mặt trước lắp đặt hệ thống cửa “thượng song hạ bản”. Cấu trúc kiểu vài chồng, cột nóc. Mái lợp ngói móc. Các họa tiết rồng, giao trên mái tuy không đơn điệu nhưng không có gì đặc biệt. Bình phong và cổng thành xây lại rất quy mô. Trong khu vực đình có một công trình kiến trúc đáng chú ý là Văn Thánh nằm ở góc Tây bắc, nơi dân làng tạo dựng để thờ Khổng Tử và những người đỗ đạt ngõ hầu mong con cháu mai sau nối dõi thánh hiền. Trước mặt đình là một chợ làng họp vào mỗi buổi sáng thường ngày, nay vẫn còn nhưng không đông đúc mấy. Phía sau lưng đình làng, đối diện qua con đường là chùa Quan Khố. Trong khuôn viên của ngôi chùa trước đây có ngôi miếu thờ thượng thư Bộ Lễ Bùi Dục Tài (nay chỉ còn nền móng). Bên trong thờ thành hoàng và những người có công xây dựng đình. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở đình làng Câu Nhi có lễ Cầu an tổ chức vào những ngày đầu năm; Vào những dịp tế lễ, dân làng thường tổ chức hội làng với các trò diễn, trò vui như: đua thuyền, hội chợ, đánh đu, chơi cờ… Đình làng Câu Nhi trong tiến trình lịch sử của mình là nơi xảy ra nhiều sự kiện gắn với làng Câu Nhi và vùng đất Hải Lăng Quảng Trị. Dưới thời Mạc (1527 – 1592), nhân dân Câu Nhi do quan tướng địa phương Hoàng Bôi lãnh đạo đã dùng đình làng làm nơi hội họp, rèn luyện võ nghệ, tích trữ lương thực. Cuộc khởi nghĩa Hoàng Bôi đã để lại những dấu ấn lịch sử trên vùng đất bên bờ sông Ô Lâu. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, đình làng Câu Nhi là trụ sở của Ủy ban hành chính kháng chiến xã Hải Tân – nơi lần đầu tiên người dân bên bờ sông Ô Lâu được cầm lá phiếu bầu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tư cách là người dân làm chủ. Đây cũng là nơi tổ chức hội họp, luyện tập tự vệ, thực hiện các phong trào diệt giặc đói, giặc dốt, tuần lễ vàng… Nguồn: Di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị 1403 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Quảng Trị

CĂN CỨ QUÂN SỰ DỐC MIẾU

Quảng Trị 1615

Di tích cấp quốc gia

Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang

Quảng Trị 1582

Di tích cấp quốc gia

Sân bay Tà Cơn

Quảng Trị 1541

Di tích cấp quốc gia

Địa đạo Vịnh Mốc

Quảng Trị 1486

Di tích quốc gia đặc biệt

Nhà Lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn

Quảng Trị 1464

Di tích cấp quốc gia

Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn

Quảng Trị 1449

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình làng Câu Nhi

Quảng Trị 1404

Di tích cấp quốc gia

Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Quảng Trị 1392

Di tích quốc gia đặc biệt

Nhà tù Lao Bảo

Quảng Trị 1348

Di tích cấp quốc gia

Thành cổ Quảng Trị

Quảng Trị 1300

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật