Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

CÂY ĐA BẢN HẸO

CÂY ĐA BẢN HẸO

Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp thiết lập bộ máy cai trị của chúng tại vùng Tây Bắc. Chúng cho xây dựng Nhà tù Sơn La để giam cầm, đày ải, thủ tiêu ý chí đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng và những người Việt Nam yêu nước. Tháng 12/1939, những tù nhân chính trị tại nhà tù đã họp bí mật và quyết định thành lập Chi bộ lâm thời. Chi bộ đã chọn cây đa bản Hẹo làm địa điểm liên lạc bí mật với cơ sở cách mạng bên ngoài nhà tù và với Trung ương Đảng. Năm 1942 - 1943, tình hình cách mạng trong nước và thế giới có nhiều biến động, Trung ương Đảng chỉ đạo khu căn cứ Yên Bái, Phú Thọ phải lập đường dây liên lạc với Chi bộ nhà tù Sơn La. Hàng ngày tù nhân chính trị Nhà tù Sơn La phải đến khu vực cây đa để lấy củi, nên các tù nhân đã đặt một hòm thư bí mật, để liên lạc nhận định tình hình địch, hòng tổ chức vượt ngục. Theo kế hoạch đã định, tháng 1 năm 1943. Các Đồng chí ở cơ quan Trung ương đã bố trí gặp các đồng chí trong Chi bộ nhà tù Sơn La tại cây đa Bản Hẹo. Thống nhất kế hoạch hoạt động vượt ngục. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các tù nhân từ bên trong nhà tù cho đến các đồng chí, chiến sĩ bên ngoài nhà tù, ngày 3/8/1943, Chi bộ đã tổ chức thành công cuộc vượt ngục cho các tù nhân ưu tú về cơ quan Trung ương Đảng tiếp tục hoạt động cách mạng. Như vậy, trong suốt thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, cùng với các địa điểm liên lạc khác, cây đa bản Hẹo, nơi đặt hòm thư bí mật, nơi gặp gỡ, liên lạc giữa các chiến sỹ cộng sản thuộc Chi bộ nhà tù với lãnh đạo Trung ương - đã thực sự giữ vai trò quan trọng, góp phần tạo nên một mạng lưới thông tin vững chắc, che mắt được mạng lưới mật thám dày đặc của kẻ thù, phục vụ cho sự phát triển của cách mạng và góp phần to lớn vào thắng lợi của phong trào đấu tranh giành chính quyền ở Sơn La nói riêng và cả nước nói chung. Cây đa bản Hẹo nay là một di tích lịch sử cách mạng trong quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La, do Bảo tàng tỉnh quản lý. Hàng năm, di tích đón hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu. Dù đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cây đa vẫn còn đó như một minh chứng cho một thời kỳ lịch sử cách mạng thế kỷ XX. Nguồn: Bảo tàng tỉnh Sơn La

Sơn La 1774 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Sơn La

Di tích lịch sử Kỳ đài Thuận Châu

Sơn La 1955

Di tích cấp quốc gia

Văn Bia Quế Lâm ngự chế

Sơn La 1832

Di tích cấp quốc gia

CÂY ĐA BẢN HẸO

Sơn La 1775

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Nhà Tù Sơn La

Sơn La 1749

Di tích quốc gia đặc biệt

Cầu Tà Vài

Sơn La 1729

Di tích cấp tỉnh

Di tích lịch sử tập đoàn cứ điểm Nà Sản

Sơn La 1726

Di tích cấp quốc gia

Hang A Phủ

Sơn La 1537

Di tích cấp tỉnh

Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi

Sơn La 1403

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào

Sơn La 1322

Di tích quốc gia đặc biệt

Di Tích Lịch Sử Đồn Mộc Lỵ

Sơn La 1240

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật