Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Tháp Cổ Bình Thạnh

Tháp Cổ Bình Thạnh

Tháp cổ Bình Thạnh ở ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Tháp cổ Bình Thạnh là một trong ba kiến trúc tiêu biểu đại diện cho nền văn hóa Óc Eo còn sót lại ở Nam Bộ còn tồn tại đến ngày nay. Ngôi tháp tọa lạc ở phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 50 km về hướng Đông Nam. Đây là ngôi tháp cổ được xây dựng từ thế kỷ thứ VIII, thế kỷ IX, tính đến nay đã có niên đại hơn một nghìn năm tuổi. Tổng thể khu vực tháp cổ Bình Thạnh gồm ba tòa, nhưng duy nhất chỉ có ngôi tháp chính là vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc nhờ được trùng tu vào năm 1998, hai tháp khác hiện tại đã bị đổ sập chỉ còn lại phế tích trên nền móng hình vuông. Tháp cổ Bình Thạnh cùng tháp Chóp Mạt Tây Ninh được chính thức phát hiện qua tài liệu báo cáo khảo cổ học tại thư viện nghiên cứu khảo cổ Đông Dương vào đầu thế kỷ XX và được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1993. Tháp cổ Bình Thạnh là một minh chứng chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử Việt Nam trong hơn 1000 năm qua. Đây là ngôi tháp duy nhất có tường đá gần như còn được nguyên vẹn kể từ lần đầu tiên phát hiện vào năm 1886, cũng là di sản kiến trúc hiếm hoi thuộc nền văn hóa Óc Eo vẫn giữ được lối thiết kế xây dựng ban đầu. Bên cạnh đó, tháp cổ Bình Thạnh còn chứa đựng được nhiều trị giá văn hóa truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng của người Phù Nam xưa. Tiêu biểu là các hoa văn, phù điêu được chạm nổi trên tháp, hầu hết là hình ảnh hoa lá cách điệu, thần linh, sinh thực khí… là những hình tượng phổ biến trong Ấn Độ giáo, đã được người dân Phù Nam thờ cúng cách đây nghìn năm. Thông qua lối kiến trúc, kỹ thuật xây dựng và điêu khắc tài tình thể hiện trên tháp cổ Bình Thạnh, đã góp phần phản ánh sự phát triển đỉnh cao của văn hóa Óc Eo thời bấy giờ. Đây là một tài liệu quý giá mà các nhà nghiên cứu không ngừng tìm tòi để phát hiện nhiều hơn các giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc tại khu di tích cổ này. Không những thế, sự phát hiện ra ngôi tháp cổ hơn 1000 năm tuổi càng thêm phần khẳng định vùng đất Tây Ninh từ thời cổ đại đã là đầu mối giao thương, giao lưu của nhiều nền văn hóa lớn, nơi có lịch sử lâu đời trước khi người Việt đặt chân đến Tây Ninh vào thế kỷ 17. Ngôi tháp được xây dựng trên nền đất hình vuông có tổng chiều cao là 10m và mỗi cạnh dài 5m, bốn mặt tháp được dựng theo các hướng Đông - Tây - Nam - Bắc và có một cửa chính duy nhất quay về hướng Đông. Phần cửa chính được thiết kế nhô hẳn ra phía ngoài với chiều rộng 1m và cao khoảng 2m. Phía dưới cửa chính là bậc thềm tam cấp bằng đá và phía trên có một phiến đá lớn, được chạm nổi nhiều hoa văn rất tinh xảo. Ngoài ra các mặt tường phía Tây, Nam, Bắc đều được thiết kế cửa giả và trang trí bằng những phù điêu có hoa văn cầu kỳ không kém gì phía cửa chính. Không gian bên trong tháp không lớn, chủ yếu dùng làm nơi thờ phụng Linga và Yoni - là một biểu tượng của thần Shiva trong Ấn Độ giáo. Tháp cổ Bình Thạnh mang dòng chảy lịch sử lâu đời cùng lối kiến trúc tinh xảo trong từng chi tiết… Nguồn: Du lịch Tây Ninh

Tây Ninh 1467 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Tây Ninh

Tháp cổ Chót Mạt

Tây Ninh 2985

Di tích cấp quốc gia

Chùa Giác Ngạn

Tây Ninh 1772

Di tích cấp tỉnh

Núi Bà Đen

Tây Ninh 1609

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Bời Lời

Tây Ninh 1506

Di tích cấp quốc gia

Di tích Chiến thắng Tua Hai

Tây Ninh 1502

Di tích cấp quốc gia

Tượng đài Chiến thắng Junction City

Tây Ninh 1494

Di tích cấp quốc gia

Tháp Cổ Bình Thạnh

Tây Ninh 1468

Di tích cấp quốc gia

Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Tây Ninh 1439

Di tích quốc gia đặc biệt

Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát

Tây Ninh 1323

Di tích cấp quốc gia

Đình Hiệp Ninh

Tây Ninh 1005

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật