Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đền Thờ Trần Nguyên Hãn

Đền Thờ Trần Nguyên Hãn

Đền thờ Trần Nguyên Hãn, còn gọi là đền Tả Tướng hay đền Thượng là một công trình kiến trúc nghệ thuật được xây dựng vào thời Hậu Lê cách đây trên 200 năm. Di tích này gắn liền với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Trần Nguyên Hãn. Ông vốn xuất thân dòng dõi vương tộc nhà Trần và là một vị tướng tài đức song toàn, có công lớn giúp Lê Lợi đánh tan quân xâm lược nhà Minh, giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đền ở thôn Đa Cai, xã Sơn Đông, Huyện Lập Thạch. Đền thờ Trần Nguyên Hãn Tả Tướng Quốc, phò Lê Lợi diệt giặc Minh giải phóng đất nước thế kỷ XV. Đền được xây dựng trên một thế đất bằng phẳng, rộng cao, tương truyền chính là nơi đặt Phủ đệ cũ của Trần Nguyên Hãn. Đền được cấu trúc theo kiểu chữ “Đinh”, xung quanh có tường bao bọc tạo thành khuôn viên chữ “điền” vuông vắn. Các công trình xây dựng gồm 3 phần: Cổng đền, nhà tiền tế, hậu cung. Từ khi xây dựng đến nay, đền đã được tu sửa nhiều lần và xây dựng thêm, chủ yếu vào đời Nguyễn. Nghệ thuật kiến trúc mang phong cách thời Nguyễn: Đục trơn bào nhẵn, trang trí đơn giản. Liên quan tới di tích tương truyền còn có 2 vật cổ: Thanh Gươm và phiến đá mài gươm. Chuyện kể rằng: Trong thời kỳ giặc Minh thống trị nước ta, Trần Nguyên Hãn mới bước vào tuổi thanh xuân. Vì cha mẹ lên khai hoang lập trại ở địa đầu trang Sơn Đông, nên ngày ngày Trần Nguyên Hãn vẫn đi cày, đi cuốc. Trong một lần đi cày ở nương Gò Rạch, Trần Nguyên Hãn cày lên một thanh sắt dài như gươm. Đêm đêm ông đem gươm ra mài ở một hòn đá lớn bên bờ ao Son, vì vậy hòn đá đó có tên là đá mài gươm, hòn đá có một vết lõm trông tựa như vết chém tương truyền đó là vết chém thử gươm của Trần Nguyên Hãn. Thanh gươm được Trần Nguyên Hãn mang bên người, tình cờ Trần Nguyên Hãn được một ông chủ bè ở cửa sông Phú Hậu tặng một thanh gỗ hình chuôi gươm vớt ở dưới lòng sông, khi cắm lưỡi gươm vào thì vừa khít, thanh gươm từ đó công hiệu. Thanh gươm huyền thoại ấy đã gắn liền với những chiến tích lẫy lừng của vị công thần khai quốc thứ nhất triều Lê. Tương truyền, về sau Tôn Thất Thuyết đã mượn thanh gươm ấy đem đi Cần Vương chống Pháp. Còn phiến đá, sau một thời gian dài bị phù sa sông Lô lấp, ngày 12/1/1998 nhân dân thôn Đa Cai tìm thấy ở độ sâu 2m nghiêng về phía ao sen, chiều dài khoảng 2,49m, chiều rộng khoảng 1,6m, bề dày khoảng 0,4m và nặng khoảng 2 tấn. Phiến đá cổ tích này được chính quyền và nhân dân xã Sơn Đông trục vớt lên, chuyển về đặt trong khuôn viên đền thờ Tả Tướng Quốc để mọi người cùng chiêm ngưỡng dấu tích còn lại của người anh hùng thủa trước. Năm 1984, Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử đền thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn là Di tích quốc gia. Hằng năm, vào những dịp kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của ông, nhất là vào dịp đầu Xuân, nhân dân trong vùng và khắp nơi trong cả nước thường về đây dâng hương tưởng nhớ công lao của người Anh hùng dân tộc. Nguồn: Báo điện tử Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc 1880 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Vĩnh Phúc

Đền Bắc Cung

Vĩnh Phúc 2924

Di tích cấp quốc gia

Chùa Báo Ân

Vĩnh Phúc 2358

Di tích cấp tỉnh

Chùa Hoa Dương

Vĩnh Phúc 1952

Di tích cấp quốc gia

Đền Thờ Trần Nguyên Hãn

Vĩnh Phúc 1881

Di tích cấp quốc gia

Đình làng Hương Canh

Vĩnh Phúc 1876

Di tích quốc gia đặc biệt

Tháp Bình Sơn

Vĩnh Phúc 1861

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Hà Tiên

Vĩnh Phúc 1730

Di tích cấp tỉnh

Danh thắng Tây Thiên

Vĩnh Phúc 1641

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Cói

Vĩnh Phúc 1624

Di tích cấp tỉnh

Đình Thổ Tang

Vĩnh Phúc 1560

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật