Khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngát xanh khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú - "Địa chỉ đỏ" bên dòng sông La Hãy nghe hoa quế một travel blogger nổi tiếng bật mí .

Tham quan khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú - " Địa chỉ đỏ" bên bến Tam Soa thuộc xã Tùng Ảnh huyện Đức Thọ

Khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú nằm bên dòng sông La thuộc thôn Châu Tùng, xã Tùng Ảnh huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh có nhà thờ nằm yên bình giữa những hàng thông xanh ngát.

Quần thể khu di tích được chia làm 3 phần bao gồm: nhà thờ, nhà trưng bày và khu mộ.

Nhà thờ tiểu chi họ Trần (chi thứ 2) nguyên là ngôi nhà dân dụng cụ Trần Viết Tân- cố nội đồng chí Trần Phú- xây dựng năm 1862

Khu mộ đồng chí Trần Phú nằm trên núi Quần Hội, hướng nhìn ra bến Tam Soa - ngã ba sông, hợp lưu của ba con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, sông La. Nơi đồng chí Trần Phú yên nghỉ thoáng đãng yên tĩnh.

Đường lên phần mộ đồng chí Trần Phú

Lời căn dặn cuối cùng của đồng chí Trần Phú trước khi mất: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” trở thành “kim chỉ nam” cho mỗi đảng viên, cán bộ trong mọi hoàn cảnh, phải cống hiến thật nhiều cho Đảng, cho nhân dân, đất nước.

Khu mộ đồng chí Trần Phú nằm trên núi Quần Hội, hướng nhìn ra bến Tam Soa - ngã ba sông, hợp lưu của ba con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, sông La. 

Nhà trưng bày lưu niệm được xây dựng vào năm 1998, là nơi lưu giữ, giới thiệu hàng trăm hiện vật, kỷ vật, tài liệu, hình ảnh gắn liền với thân thế, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Trần Phú và gia phả họ Trần.

Sau khi tham quan khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú bạn hãy ghé bến Tam Soa, thăm làng khoa bảng

Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh)  với vẻ đẹp trù phú và khang trang bên dòng La trong xanh, thơ mộng. Truyền thống của vùng quê giàu truyền thống văn hóa, cách mạng đã mang đến sự thay đổi cho miền quê này.

Bến Tam Soa, nơi những dòng xanh gặp gỡ được ví như ba dải lụa soi bóng núi Tùng Lĩnh đã bồi lắng nên một vùng đất màu mỡ với những nương dâu ngát xanh làm nên làng Việt Yên Hạ xưa nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa. Cái tên Tùng Ảnh - bóng tùng soi xuống dòng sông cũng bắt đầu từ đó. Vậy nên, nhắc đến Tùng Ảnh là nhắc đến một miền quê có bề dày văn hóa nổi bật bên bờ sông La.


Trong các làng quê Tùng Ảnh, Đông Thái được xem là làng khoa bảng nổi tiếng cả nước. Theo các tư liệu, chỉ riêng trong các triều đại phong kiến, làng quê này đã có 24 người đỗ đại khoa tiến sĩ. Cùng với truyền thống khoa bảng, hiện tại, làng Đông Thái nói riêng và Tùng Ảnh nói chung vẫn còn lưu lại hàng trăm di tích, các công trình đền thờ, đình, miếu thờ tự ghi công những con người có công trạng với làng và đất nước.


Không chỉ biết đến là ngôi làng cổ có trên 600 năm tuổi mà Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) còn là một trong 20 làng quê đứng đầu khoa bảng của Việt Nam.

Trong các triều đại phong kiến, làng Đông Thái được biết đến là làng khoa bảng khi có 24 người đỗ tiến sĩ. Trong đó phải kể đến nhiều danh nhân nổi tiếng đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực cho đất nước như: Hoàng giáp Bùi Dương Lịch, Hoàng giáp Bùi Thức Kiên, Thượng thư Phan Bá Đạt, Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng… Đến nay, sau hơn 600 năm hình thành và phát triển, Đông Thái vẫn giữ di tích, đền thờ ghi công những con người quê hương có công trạng với làng, với đất nước.

Gần khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú bạn hãy ghé thăm  Linh thiêng Thạch Động Tự- Ngôi chùa trên 600 tuổi

Chùa Đá (Thạch Động Tự) một ngôi chùa linh thiêng gắn liền với những địa danh Rú Lái, Rú Thông (Tùng Lĩnh) thuộc vùng địa linh nhân kiệt Tùng Ảnh - Đức Thọ - Hà Tĩnh



Cổng chùa Đá ngày nay

Phía trước chùa về mé Đông Bắc được xây dựng một tháp chuông với 4 cây cột gỗ mít có đường kính từ 35 - 40 cm, tháp cao 10m, phía trên tháp treo quả chuông bằng đồng có đường kính một mét nặng trên nửa tấn. 


16 Tháng 06, 2024 285

Bài viết liên quan

Reviews 63 tỉnh thành