1. Đôi nét về Cù Lao Giêng. Cù lao Giêng có chiều dài khoảng 12km và chiều rộng khoảng 7km. Địa danh này còn có nhiều tên gọi khác nhau như Cù lao Đầu Nước, Dinh Châu hay Diên, Riêng, Den, Ven… Người Khmer thường gọi là Koh Teng. Tên gọi “Cù lao Giêng” mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Có nhiều tài liệu giải thích, dọc sông Cửu Long có nhiều cồn bãi, nhiều cù lao, trong đó cù lao Giêng là nơi được hình thành đầu tiên nên gọi là “giêng” (ý nói đến tháng giêng là tháng đầu tiên của năm). Tuy nhiên, cách lý giải trên chưa được thuyết phục. Theo người dân thì tên gọi “cù lao Giêng” xuất phát từ chữ “Giêng” do chữ “Doanh” (hay “Dinh”, nghĩa là nơi đóng quân) đọc trại (lái) ra. 2. Đường đi Cù Lao Giêng. Cù Lao Giêng cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 25 km, cách TP Châu Đốc khoảng 60km. Muốn đến đây, từ Long Xuyên đi phà An Hoà để qua Chợ Mới. Đi thẳng đến cuối đường quẹo trái, đi thẳng tới hướng cầu Mỹ Luông – Tấn Mỹ. 3. Các điểm thăm quan ở Cù Lao Giêng. Nằm biệt lập giữa bốn bề sông nước, du khách không khỏi ngạc nhiên và đầy thú vị bởi vùng đất nhỏ bé này ẩn chứa cả một quần thể di tích nhiều tôn giáo khác nhau. Du lịch Cù Lao Giêng, bạn còn được hòa mình vào không khí trong lành, tươi mát của “vương quốc xoài”, thưởng thức các món ăn vùng sông nước Miền Tây…Xin giới thiệu đến du khách các điểm tham quan không thể bỏ qua tại Cù Lao Giêng: - Nhà thời Cù Lao Giêng; - Tu viện Chúa Quan Phòng; - Tu viện Phanxico; - Nhà thờ Rạch Sâu; - Chùa Bà Lê (Phước Hội Tự); - Thành Hoa Tự (còn gọi là chùa Ông Đạo Nằm); - Chùa Bà Vú; - Chùa Phước Thành; - Di tích Cột Dây Thép; - Lăng Ba Quan Thượng Đẳng; - Phủ thờ Nguyễn Tộc; 4. Khách sạn, homestay Cù Lao Giêng Chợ Mới. Đến Cù Lao Giêng bạn nên ở lại để cảm nhận cuộc sống bình dị thường ngày của người dân xứ cù lao. Bạn có thể nghỉ lại tại các nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn…trên địa bàn. Đặc biệt có các cơ sở dịch vụ có đủ điều kiện tiếp khách quốc tế như: Happy homestay An Giang ở xã Bình Phước Xuân, khách sạn 1 sao Thanh Bình (thị trấn Mỹ Luông) và khách sạn Lê Ngọc (xã Tấn Mỹ), Út Hùm Homestay… Với loại hình homestay du khách sẽ được cùng gia chủ trải nghiệm câu cá, gói bánh tét, làm đậu hủ, làm nhang… thực sự thú vị. 5. Đặc sản Cù Lao Giêng Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn dân dã miệt vườn, trong đó có món cá bông lau, xôi phồng, dưa xoài, dưa cóc, rượu chanh chuối… Món ngon nổi tiếng nhất phải kể đến đó là dưa xoài. Xoài non chừng bằng ngón chân cái, gọt vỏ, xẻ đôi, hoặc xẻ tư, bỏ hột rồi cho vô nước ngâm. Sau đó, người ta rửa sạch, ngâm muối rồi đem xả một lần nữa khi ướp nước đường thắng cùng ớt đâm. Sau đó cho xoài đã ướp gia vị vào bọc ni lông, cột chặt miệng, đặt trong thùng xốp, dằn nước đá. Để có những miếng dưa xoài ngon là bí quyết ướp gia vị đúng liều lượng nhưng không sử dụng phèn chua hoặc hàn the để tạo độ giòn. Bốc miếng dưa có màu vàng nghệ đưa lên miệng cắn, dưa giòn trong răng nghe thấy “đã”, nhai nhẹ: vị mặn ngọt chua cay của nó thấm nhanh trong miệng. Muốn mặn, ngọt và cay “nặng” hơn thì chấm dưa vào dĩa muối ớt. Ngoài ra bạn đừng quên mua dưa xoài hay xoài tươi về làm quà cho người thân và bạn bè. Hiện trên địa bàn có 500 ha xoài sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Bạn có thể mua sắm tại các cửa hàng trái cây ở chợ Tấn Mỹ, các vườn xoài, cơ sở sản xuất dưa xoài Hương Giang, dưa xoài Trường Giang… Đứng trên cầu Mỹ Luông – Tấn Mỹ nhìn bao quát dãy đất cù lao xanh mượt trong làn gió sông Tiền đang ầm ập tràn về quả là điều thú vị và nghe lòng thư thái, lãng mạn vô ngần. Xa xa tiếng chuông ngân trong trẻo với bao thanh âm huyền bí từ các nhà thờ làm du khách phải xao lòng. Cù lao Giêng xứng đáng là một đồng bằng sông Cửu Long thu nhỏ, đại diện cho nền văn minh sông nước miệt vườn. Nguồn: thamhiemmekong.com
An Giang
Từ tháng 9 đến tháng 11
2142 lượt xem
Mùa nước nổi, từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, được coi là thời điểm đẹp nhất để trải nghiệm vẻ đẹp rừng tràm. Nước đổ về khiến rừng cây xanh tốt, kết hợp cùng những lớp bèo phủ xanh mặt nước, tạo nên khung cảnh đẹp. Mùa nước nổi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài cá tôm và là điểm đến hấp dẫn cho nhiều loài chim. Hãy dành một ngày ở rừng tràm Trà Sư để tận hưởng hết các không gian trong rừng, ăn bữa trưa với các món đặc sản miền Tây. Để thuận tiện di chuyển, du khách nên nghỉ đêm ở thành phố Châu Đốc, khởi hành đi rừng tràm vào buổi sáng, ở lại đến chiều. Rừng tràm Trà Sư nằm cách thành phố Châu Đốc khoảng 30 km, thời gian di chuyển 30 đến 40 phút bằng ôtô hoặc xe máy, đường đi thuận tiện. Thời điểm tốt nhất trong ngày để khám phá rừng tràm là vào sáng sớm hoặc hoàng hôn. Khoảng 15-17h, các loại chim, cò tụ tập về rừng nhiều, tạo nên cảnh thiên nhiên đẹp. Vé tham quan bao gồm toàn bộ khu rừng tràm và thưởng ngoạn cầu tre dài nhất Việt Nam: 100.000 đồng một người. Đây là vé bắt buộc vào rừng, miễn phí với trẻ em dưới 1m3 và người trên 70 tuổi. Vé dịch vụ tàu (xuồng máy): 50.000 đồng một người Vé dịch vụ xuồng chèo (3-4 người một xuồng): 50.000 đồng một người Các tour và nhóm đối tác sẽ có mức giá ưu đãi riêng, liên hệ trước với khu du lịch. Cầu tre xuyên rừng tràm Trà Sư được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận dài nhất Việt Nam, với tổng chiều dài 10 km và kinh phí xây dựng trên 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, cầu mới hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào hoạt động đầu năm 2020 với chiều dài gần 4 km. Đoạn cầu đã khánh thành sử dụng trên 500.000 cây tre các loại và kinh phí xây dựng hơn 5 tỷ đồng. Giai đoạn 2 với chiều dài khoảng 6 km đang được triển khai xây dựng. Dọc tuyến cầu tre được chia thành 5 nhánh có thiết kế chòi nghỉ tại mỗi nhánh. Càng đi vào sâu, khung cảnh hai bên cầu càng đẹp, không gian yên tĩnh và mát mẻ. Cầu dẫn vào bến xuồng máy, nơi du khách có thể lên xuống để thay đổi lộ trình. Ngoài ra, bạn có thể Tham quan rừng bằng thuyền máy hoặc xuồng. Từ bến, du khách có thể lựa chọn xuồng máy (tắc ráng) hay thuyền ba lá. Thuyền máy sẽ đi tốc độ cao, xa hơn. Du khách sẽ trải qua một cuộc hành trình vượt qua những con rạch, chạy thẳng vào lòng rừng tràm. Dọc đường đi, có thể quan sát người dân địa phương thu hoạch mật ong hoa tràm từ các thùng nuôi được đặt trong rừng. Đây là một cơ hội để thư giãn, tận hưởng cảnh đẹp, và cuộc sống của người dân nơi đây. Tham quan rừng tràm bằng thuyền máy hay xuồng ba lá cũng đều là cơ hội cho du khách chụp được những bức ảnh đẹp giữa không gian xanh, bèo phủ kín mặt nước. Nếu may mắn đi vào ngày có nắng, những tia nắng xuyên qua tán cây chiếu xuống sẽ khiến không gian huyền ảo. Nếu muốn quan sát bao quát hơn về rừng tràm, du khách nên ghé lầu vọng cảnh và sử dụng kính viễn vọng. Với tầm nhìn 25 km, du khách có thể ngắm toàn bộ rừng tràm, những chú chim đang bay lượn, hay làm tổ trên các tán cây. Từ đây, cũng có thể nhìn được ngôi làng của người Khmer sinh sống cách đó vài km. Ngay gần lối vào, từ bên khu vực phòng vé chính, cách một con kênh Trà Sư, du khách có thể nhìn thấy những ngôi nhà của chim bồ câu. Nơi đây có khoảng 400 con chim được nuôi thả trong rừng nên được gọi là "Thành phố Bồ Câu". Khung cảnh sân chim khá lãng mạn, du khách có thể chụp ảnh check in, chụp ảnh cưới, cho chim ăn và nhiều hoạt động khác. Lưu ý khi đến Rừng Tràm Trà Sư, đầu tiên Mùa nước nổi cũng là mùa mưa, nên du khách lưu ý mang theo áo mưa hay ô đề phòng những cơn mưa bất chợt. Thứ hai, Sử dụng kem chống nắng, các sản phẩm chống côn trùng, nước uống, đồ ăn nhẹ khi đi vào rừng. Cuối cùng, Tuân thủ theo quy định để đảm bảo an toàn khi đi xuồng tham quan.
An Giang
Từ tháng 9 đến tháng 11
1249 lượt xem
Du khách có thể tới với Búng vào bất cứ thời điểm trong năm, tuy nhiên theo kinh nghiệm của những người đi rồi cho biết du lịch vào mùa nước nổi là đẹp nhất(từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch). Vào mùa nước nổi, Búng Bình Thiên như khoác lên mình một chiếc áo mới đầy sức sống. Lý do là diện tích mặt nước của hồ sẽ tăng gấp nhiều lần so với các tháng khác trong năm. Bạn sẽ có giác mặt hồ như rộng hơn và có thể thoải mái khám phá hệ động thực vật dưới nước. Do đây là hồ nước cho nên phương tiện chủ yếu để tham quan đó là đi bằng thuyền. Thông thường, mỗi thuyền sẽ chở khoảng 4-10 du khách đi tham quan với mức giá giao động từ 150.000 – 300.000 VND một người. Theo như những người chèo thuyền cho biết, do búng có độ dài khoảng 500m cho nên đi một vòng sẽ mất một khoảng thời gian là 40 phút. Đến với Búng Bình Thiên, du khách sẽ được trải nghiệm những cảm giác mới lạ khi đên trên lòng búng bình yên, khám phá nhà bè, lồng nuôi cá và chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên xanh mát. Đặc biệt, tại một góc khuất của búng thì du khách sẽ được ngắm nhìn những bông hoa sen hồng tươi đang đua nhau khoe sắc. Các đó không xa, xuôi theo dòng nước sẽ đưa du khách tới với khoảng trời vàng rực của loài hoa nhút. Màu vàng của hoa hòa quyện cùng với màu đỏ của phù sa, xanh của hàng cây ven bờ khiến bạn nghĩ tới câu “Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Bên cạnh hoạt động ngắm cảnh và chụp ảnh ra thì du khách còn được giăng lưới bắt cá linh, hái bông điên điển,… Trong đó, hoạt động tìm hiểu về cuộc sống của người Chăm sinh sống quanh búng lại được rất nhiều người tham gia. Với những nét sinh hoạt văn hóa rất riêng và đặc sắc của người Chăm sẽ mang đến cho chuyến đi nhiều trải nghiệm về mảnh đất An Giang. Vào dịp lễ 2 tháng 9 hàng năm, du khách tới Búng Bình Thiên sẽ được tham dự vào lễ hội Liên hoan Văn hóa mùa nước nổi. Ban ngày thì diễn ra rất nhiều trò chơi như đua thuyền, bơi lội, chống xuồng đua, nơm cá,… Về đêm, ở trên mặt hồ sẽ diễn ra hoạt động văn nghệ tại một sân khấu nổi mang đậm chất dân gian. Không chỉ thu hút du khách bằng nét vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của một vùng quê yên tĩnh, Búng Bình Thiên còn níu giữ thực khách ở lại bằng những món ăn dân dã. Một trong những đặc sản tại Búng Bình Thiên mà bạn nên thưởng thức khi tới đây đó là món cá đồng. Còn nếu như bạn đang chỗ người Chăm thì cà ri và lạp xưởng bò là ngon nhất. Ngoài ra vào mùa nước nổi, du khách còn được thưởng thức các món ăn khác như bông súng bóp gỏi, chuột đồng chiên sả ớt, cá linh non kho tiêu, lẩu cá linh bông điên điển, lẩu mắm bông điên điển, gỏi hoa súng, chả cá linh,…
An Giang
Từ tháng 1 đến tháng 12
1223 lượt xem
Chợ Tịnh Biên là khu chợ nằm tiếp giáp giữa Việt Nam và Campuchia. Chợ không chỉ là nơi mua sắm quen thuộc của người dân địa phương mà còn là điểm dừng chân lý tưởng của rất nhiều khách du lịch An Giang. Do, hàng hóa dồi dào, vừa có sản phẩm nội địa, vừa có hàng tiêu dùng đến từ Campuchia, Thái Lan… giá cả lại rất bình dân. Đặc biệt, tiểu thương ở đây niềm nở, vui vẻ nên việc mua sắm rất thoải mái luôn tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách. Muốn đi chợ Tinh Biên, nếu xuất phát từ thành phố Long Xuyên, du khách có thể đi theo Quốc lộ 91, chạy khoảng 60km sẽ đến thành phố Châu Đốc. Tiếp tục xuất phát từ Châu Đốc, du khách chạy thêm 30 phút nữa thì đến thị trấn Nhà Bàng. Sau đó, du khách rẽ về đường Xuân Tô khoảng 10km sẽ đến chợ Tịnh Biên. Toàn khu chợ bao gồm các sạp bán liền kề nhau bày bán đa dạng các mặt hàng nội địa và ngoại nhập với mức giá tương đối rẻ như khăn, chăn mền, áo quần, mỹ phẩm,… Các loại đồng hồ cao cấp ngoại nhập, đa dạng kiểu dáng cũng được bày bán rất nhiều. Nổi bật ở khu thực phẩm là các loại khô mắm thơm ngon, đẹp mắt được rất nhiều các du khách mê mẩn như mắm cá linh, khô cá tra phồng, khô cá sửu, mắm thái, mắm sặc, mắm trê, mắm lóc,…tất cả đều có hương vị đặc trưng hấp dẫn với giá chỉ vài chục ngàn đồng. Chợ Tịnh Biên luôn tấp nập người mua kẻ bán vì nơi đây được xem là chợ đầu mối lớn cho toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với nguồn hàng dồi dào, đa dạng và giá rẻ. Nhưng đông nhất là vào dịp lễ hội Bà Chúa Xứ, cảnh tượng khu chợ trở nên kín người, mọi người phải chen lấn mới vào được bên trong mua hàng. Một đặc điểm cũng không kém phần thu hút tại Tịnh Biên là khu chợ duy nhất tại miền Tây chuyên bán các loại côn trùng, bao gồm cả các loài cực độc, rất nhiều các khách hàng săn mồi đã tìm đến đây để mua hàng. Các loại côn trùng được bày bán rất phổ biến và bắt khách như mối chúa, tắc kè, bọ cạp, rết, rắn mối, bìm bịp, nhện,… Đặc biệt thỉnh thoảng có nhiều loại rắn độc khá hiếm như rắn hổ, rắn đuôi chuông,… Côn trùng ở đây được bán dưới nhiều hình thức: tươi sống, ngâm rượu, chế biến thành món ăn như chiên giòn hay nướng muối ớt…khiến chợ biên giới Tịnh Biên trở thành khu chợ côn trùng nổi tiếng nhất cả nước. Sau khi mua sắm thả ga, ngay trong khu chợ du khách có thể ghé chân vào các hàng đồ ăn vặt, hàng nước, hàng chè để thưởng thức các món ăn đặc sắc và đậm đà như bún mắm, bún khô, bún riêu, bánh bò thốt nốt, bánh da lợn, bánh bao,…chè, đặc biệt là đừng quên uống 1 ly nước thốt nốt tươi ngon mát lạnh. Đừng quên mua các đặc sản An Giang về làm quà như mắm, đường thốt nốt, quả mây gai, me thái… Đến với Tịnh Biên, ngoài việc sở hữu những món hàng phong phú, chất lượng và những thực phẩm độc đáo, bạn còn có cơ hôi hiểu thêm về cuộc sống và sinh hoạt của người dân vùng biên giới. Chợ Tịnh Biên không những là địa chỉ mua sắm của du khách khi đến với An Giang, mà còn là nơi để trao đổi hàng hóa của người dân giữa 2 nước, góp phần thắt chặt tình hữu nghị, thúc đẩy phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Campuchia.
An Giang
Từ tháng 1 đến tháng 12
1258 lượt xem
Huyện Tri Tôn, An Giang với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hoang sơ cùng những di tích văn hóa, lịch sử cách mạng hào hùng đã thu hút rất nhiều du khách đến đây khám phá, tìm cho mình phút giây thư giãn và lưu lại những bức ảnh ấn tượng. Du lịch An Giang, nếu bạn muốn tìm một nơi để cắm trại qua đêm trên núi ở Tri Tôn thì Cô Tô là một lựa chọn tuyệt vời. Núi Cô Tô là một nơi ngắm hoàng hôn lý tưởng, từ đây bạn có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh huyện Tri Tôn hay một vùng đất giáp biên giới Campuchia của An Giang, với nhiều núi đồi, đồng lúa cũng như những mảnh ruộng của người Khmer sinh sống tại đây. Núi Cô Tô gọi tắt là núi Tô, còn có tên gọi khác là Phụng Hoàng sơn, tên Khmer là Phnom-Ktô, nằm trong dãy Thất Sơn, thuộc xã Cô Tô, Huyện Tri Tôn (An Giang). Núi Cô Tô có chiều cao 614m, dài 5.800m và rộng 3.700m, nơi đây được tạo hóa ban tặng hàng trăm hệ thống hang động ngầm rộng lớn và vững chắc, đây cũng chính là điểm thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan mỗi năm. Đến với Cô Tô, du khách sẽ được lắng nghe câu truyện truyền thuyết lý thú được người dân lưu truyền hàng trăm năm qua, rằng các nàng tiên nữ thường hạ phàm xuống vùng núi Thất Sơn những đêm trăng sáng để dạo chơi và vui đùa. Một hôm các nàng chơi trò ném đá và sáng hôm sau nơi ấy xuất hiện một ngọn núi nhỏ, đá chồng chất lên nhau với muôn hình thù hấp dẫn, đó chính là Cô Tô ngày nay. Một giả định khác không gắn với truyền thuyết là do núi có hình dáng giống như cái tô lật úp, nên gọi là núi Tô. Nằm giữa những cánh đồng bao la, bát ngát, ngọn núi Cô Tô khoác trên mình vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ say đắm lòng người. Những ngôi nhà được xây dựng trên các vách đá dựng đứng, từng rặng cây đung đưa theo gió như cơn sóng biển đang gợn từng cơn, đem lại khí hậu mát mẻ quanh năm. Khi đặt chân đến nơi bạn còn không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh bao la rộng lớn và núi non hùng vĩ trước mặt. Núi Cô Tô không có một địa chỉ chính xác trên bản đồ như những chung cư hay hàng quán. Tuy nhiên, bạn đừng lo rằng không tìm được, xét về kích cỡ khổng lồ của chúng thì nhìn từ xa thôi cũng đủ để thấy rồi. Để dễ dàng hơn, bắt đầu từ hướng Long Xuyên khách có thể đi theo đường tỉnh lộ 943 xuôi về thị trấn Núi Sập. Từ đây hỏi đường đến núi Cô Tô sẽ rất dễ dàng. Hoặc bạn cũng có thể đi con đường khác. Rất nhiều hướng đều dẫn tới núi, tuy nhiên với tỉnh lộ 943 thì khách sẽ được tận hưởng nhiều trải nghiệm thú vị hơn. Có nhiều cách để bạn leo tới đỉnh núi, bằng cách đi bộ leo núi, xe ôm, hay xe máy tự túc. Đội xe ôm tự quản của núi Cô Tô có bảng giá niêm yết rõ ràng trong đó mức tiền được tính theo điểm đến cao dần theo độ cao của núi. Nếu bạn chọn phương thức là xe máy thì chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ bạn sẽ đi hết tất cả các điểm lễ bái và ngắm cảnh. Đối với những ai yêu thích khám phá và thử thách có thể đi bộ men theo những bậc thang, ngôi chùa, các bụi cây và những hàng cây cổ thụ, vừa đi vừa cảm thụ khí trời thiên nhiên. Leo núi Cô Tô đơn giản không phải đi qua nhiều địa hình với lối mòn hóc hiểm. Đi bộ, bạn phải mất trọn vẹn 1 ngày mới có thể thăm được núi Cô Tô, chiều lên đi nhanh cũng phải gần hai tiếng, còn đi chậm phải mất đến 3 tiếng. Bạn cần chuẩn bị đôi giày leo núi chuyên dụng. Ở khu vực “Sân Tiên” gần điện Năm Căn có biểu tượng chữ “TRI TÔN” tuyệt đẹp, trở thành điểm check-in gây sốt trong suốt thời gian qua. Được các bạn trẻ ví là “cánh cửa thiên đường”. Mỗi chữ cái cao 7m, nằm trên bệ đỡ cao từ 1,5 – 2m, có lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời, hàng rào xung quanh để bảo vệ du khách. Nhìn từ chân núi Cô Tô, có thể thấy và chụp hình rõ chữ “TRI TÔN”, xem như lời chào mời của huyện đối với du khách. Còn từ vị trí chữ “TRI TÔN” trên núi, có thể quan sát được toàn cảnh đẹp bên dưới, những cánh đồng lúa vàng, làng xóm và cảnh sông nước hữu tình, bạn sẽ có cảm giác như đang ôm trọn cả thế giới vào lòng mình. Sân Tiên là nơi còn lưu giữ dấu chân khổng lồ in hằn trên đá. Núi Cô Tô có một dấu chân của bàn chân phải, còn núi Cấm còn lưu giữ dấu chân của bàn chân trái. Để nhìn thấy được dấu chân này bạn đi qua ban thờ trên Sân Tiên ra phía mép đá ngoài cùng. Ở sát mép đá có những bậc xuống nhỏ được tạc sẵn. Cô Tô được nhiều du khách chọn là nơi hành hương bởi trên núi có rất nhiều ngôi chùa và miếu thờ, du khách sẽ được phục vụ ăn uống, ngủ nghỉ và tìm hiểu về đời sống chay tịnh nơi đây. Từ điện Năm Căn đi lên khoảng trên trăm bậc đá sẽ gặp miếu Bà Cố rồi tiếp đến Vồ Hội người dân gọi là Dồ Hội. Dồ Hội Lớn và Dồ Hội Nhỏ là hai tảng đá cực lớn của núi Cô Tô mà từ dưới chân núi trên đường đi vào hồ Soài So bạn đã nhìn thấy nó. Để ra sân đá đó, bạn sẽ phải đi qua một ngôi nhà được làm ở phía trước. Dồ Hội là nơi thờ Phật và những vong linh đã mất. Vì vậy trên những bệ đá có hình kim tự tháp nổi bật giữa trời đất bạn sẽ nhìn thấy những câu thư pháp ngắn gọn để tưởng nhớ những người đã đi qua thế giới này về với thế giới khác. Dồ Hội có tầm nhìn cực rộng và thoáng, toàn bộ cánh đồng Tà Pạ sẽ trải ra trước mắt bạn với những tán cây rất đặc trưng khắp mọi nơi tạo thành một nét riêng biệt khác hoàn toàn với những vùng lúa khác của Việt Nam. Từ đây, bạn cũng nhìn thấy núi Cấm và cả núi Tà Pạ đối diện kế bên. Nếu ngắm hoàng hôn thì đến Vồ Hội lớn, ngắm bình minh thì đến Vồ Hội nhỏ, hai nơi cách nhau tầm 50 mét thôi. Vồ Hội lớn là nơi hành hương, cúng bái nên ít góc chụp ảnh hơn. Còn Vồ Hội nhỏ vắng vẻ hơn, bạn tha hồ chụp ảnh. Nếu muốn tìm một nơi để cắm trại qua đêm trên núi ở Tri Tôn thì Cô Tô là một lựa chọn tuyệt vời. Buổi sáng, bạn có thể dậy sớm ngắm bình minh và cảnh vật xung quanh. Buổi tối, từ đỉnh núi Tô, bạn sẽ quan sát được toàn bộ Tri Tôn nhỏ bé ở dưới, với những ánh sáng lập lòe hòa vào những làn sương nhẹ rất tuyệt. Ghé thăm núi Cô Tô bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên và thanh thản trong tâm hồn. Xuống đến chân núi, bạn hãy ngồi thư giãn bên hồ Soài So thơ mộng, đây là một hồ nước ngọt nhân tạo do người ta đắp đập chận dòng chảy của suối Vàng, suối Bạc, phục vụ tưới tiêu cho hàng ngàn héc ta đất quanh khu vực núi Cô Tô trong mùa khô hạn. Hồ Soài So cũng là một thắng cảnh nổi tiếng của vùng Bảy Núi bởi yếu tố “sơn” và “thủy” tạo nên “non nước Cô Tô” hữu tình làm say lòng bao lữ khách.
An Giang
Từ tháng 1 đến tháng 12
1394 lượt xem
Nếu như trước đây đa số du khách biết đến Châu Đốc vì có Miếu Bà Chúa Xứ là điểm hành hương linh thiêng, thì ngày nay, Châu Đốc còn được biết đến với nhiều điều tuyệt vời khác. Từ trung tâm thành phố Châu Đốc, ngược dòng sông Hậu, du khách sẽ thấy làng nổi cá bè Châu Đốc – một trong những điểm du lịch Châu Đốc rất đặc biệt. Nằm về phía Tây trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 3km đường sông theo hướng đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long huyện An Phú. Những căn nhà nổi cùng các bè cá nép gần nhau tạo thành “làng”, kéo dài khoảng vài km. Nếu về hướng huyện Châu Phú, làng nổi có vẻ xôm tụ hơn, kéo dài hơn. Đông đúc nhất là những nhà nổi quy tụ ở khúc sông thuộc huyện Tân Châu, làng trải dài đến gần 10km. Làng bè nổi trên sông Châu Đốc là làng bè nuôi cá nước ngọt được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước. Lúc đầu nơi đây chỉ có vài bè nổi nuôi cá theo kiểu tự nhiên, không cần cho ăn vì nguồn nước tốt. Tuy nhiên, từ những năm 70 trở đi, do nguồn lợi kinh tế đem lại cao, số lượng bè cá đã tăng lên đáng kể và dần trở thành điểm kinh tế trọng điểm của An Giang. Điểm nhấn là trong khoảng 1990 đến năm 2005, các vùng Châu Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Vĩnh Ngươn có trên 2.000 bè cá với sản lượng trung bình thu hoạch hàng năm trên 20.000 tấn/ năm. Đa phần cá nuôi tại các bè nổi của các vùng đều là các giống cá da trơn như cá tra, cá ba sa chủ yếu phục vụ xuất khẩu sang thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ. Vài năm trở lại đây, do biến đổi khí hậu nên sông Mekong cạn dần. Cộng thêm đó là nguồn nước ngày càng ô nhiễm dẫn đến việc cá nuôi tại các nhà bè bị thất thu, một số hộ trắng tay, phá sản. Chính vì vậy mà số lượng bè cá ngày càng giảm và ít dần. Giờ đây, khi các ba sa, cá tra không còn được thị trường ưa chuộng thì người dân chuyển sang nuôi đủ các loại cá thịt như: cá bông, cá he, cá mè dinh, cá mú,cá chim…Nhờ giá cả các loại cá thịt ngày càng tăng lên nên những người nuôi cá bè ở Châu Đốc ăn nên làm ra, mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp nhiều gia đình có cuộc sống khá giả. Vì là điểm du lịch trên sông nên việc di chuyển hoàn toàn phải sử dụng bằng tàu hoặc thuyền. Do vậy mà muốn đến làng bè nổi trên sông Châu Đốc bắt buộc bạn phải đến ngã ba Châu Đốc (cách khách sạn Victoria khoảng 500m) hoặc tại bến đò Châu Giang nằm bên kia thị xã Châu Đốc để thuê thuyền. Giá thuê thuyền tại mỗi điểm sẽ có nhiều mức khác nhau, tùy theo chuyến đi của bạn đến những điểm nào và đi bao nhiều người. Tuy nhiên một điều mà bạn có thể an tâm là giá tương đối rẻ và hợp lý. Bên cạnh việc thuê thuyền tại bến thuyền, nếu bạn muốn nhanh và không lo bị chặt chém giá cả. Bạn có thể nhờ nhân viên lễ tân tại khách sạn thuê dùm hoặc mua tour du lịch An Giang trọn gói để chuyến đi được thoải mái mà không lo điều gì. Đến đây bạn sẽ được hòa mình vào không gian của những ngôi nhà nổi đang đung đưa theo dòng thượng nguồn Châu thổ của Cửu Long và hai nhánh sông Tiền sông Hậu. Kiến trúc của những “ngôi nhà” ở làng nổi cũng rất độc đáo. Những ngôi nhà gỗ được sơn nhạt, trần lợp simili hoa văn với đầy đủ tiện nghi, có đáy sâu 5m được cấu tạo bằng gỗ sao, chung quanh bọc lưới inox để nuôi cá ba sa và một số loại cá khác. Phương tiện chính đi lại của người dân là bằng ghe, thuyền. Bạn sẽ được người dân giới thiệu về quy trình nuôi cá trên sông, kể những câu chuyện thăng trầm và lí do vì sao họ bám trụ với nghề đến bay giờ. Tự mình trải nghiệm cho cá ăn, mồi được thả xuống bè, cả một đàn cá phóng lên tranh giành thức ăn trông thật hào hứng, hàng ngàn con cá ba sa đồng cỡ hạng, khoẻ mạnh, quẫy nước tranh ăn làm văng lên tung toé ướt sũng cả mặt sàn. Ngoài những trải nghiệm và tìm hiểu thức tế về nghề nuôi cá bằng bè nổi trên sông. Tại đây bạn còn được hòa mình vào cuộc sống văn hóa miền sông nước đã nổi tiếng bao đời nay. Một cuộc sống không chỉ ăn, chở ở, trên sông mà còn là nơi sinh hoạt đa điều liên quan đến cuộc sống cư trú và sinh tồn. Đây chính là điều làm nên tính đặc sắc có một không hai của người dân miền Tây Nam Bộ. Ngồi trên bè, ngắm những khóm lục bình trôi, cảm nhận luồng gió mang hơi nước mát lạnh từ ngoài sông thổi vào xua tan những căng thẳng mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày. Khung cảnh trên dòng sông bình lặng và thơ mộng hơn khi trời vừa sẫm tối. Lúc này các hoạt động buôn bán trên làng bè không còn rộn ràng, những gia đình quây quần bên nhau sau một ngày lao động hăng say. Làng bè nổi trên sông Bassac bắt đầu lên đèn. Ánh sáng từ các nhà bè phản chiếu xuống nước trông giống như thành phố về đêm nổi trên sông, khung cảnh thật lung linh huyền ảo. Nếu đến với Châu Đốc mà không một lần đến với làng nổi thì quả là một điều thiếu sót. Bạn có thể kết hợp tham quan Chợ nổi, làng Chăm Châu Phong và làng Chăm Châu Giang gần đó. Hai làng Chăm hồi giáo nổi tiếng tại An Giang khi sở hữu cho mình nhiều nét văn hóa giao hòa đặc biệt. Tại đây, bạn sẽ được tìm hiểu cuộc sống trong phong tục, tập quán của người Chăm theo đạo hồi. Cùng với đó là tham quan, tìm hiểu thánh đường hồi giáo … và nghề dệt thổ truyền thống đã lưu truyền bao đời nay.
An Giang
Tháng 11 đến tháng 4
1441 lượt xem