Nhà thờ Cái Bè là công trình kiến trúc đầy ấn tượng nằm yên bình nơi ngã ba sông thơ mộng, đồng thời là điểm đến không thể bỏ lỡ đối với các giáo dân. Trong hành trình du lịch Tiền Giang sắp tới, bạn nhất định phải một lần ghé đến tham quan nhà thờ đặc biệt này nhé.Tọa lạc nơi ngã ba sông, đồng thời là điểm họp của khu Chợ nổi Cái Bè Tiền Giang nổi tiếng cả một vùng, nhà thờ sở hữu vẻ ngoài đầy nổi bật cùng lối kiến trúc Roman đầy ấn tượng, thu hút sự chú ý của tất cả mọi người khi có dịp đi ngang qua.Ít ai ngờ, Nhà thờ Cái Bè, điểm đến nổi tiếng tại vùng sông nước miền Tây với tháp chuông lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vốn trước kia lại là giáo xứ có ít giáo dân đến vậy: chỉ vỏn vẹn 350 người mà thôi. Đây quả thật là một con số khiêm tốn khi đặt lên bàn cân so sánh với những giáo xứ khác. Thế nhưng, dưới sự chỉ dẫn tận tình của linh mục Adophe Keller người Đức cùng sự hỗ trợ năng nổ, nhiệt tình của giáo dân nên Nhà thờ Cái Bè đã chính thức được khởi công xây dựng, khoảng từ năm 1929 đến năm 1932 thì hoàn thành. Tính từ ngày chính thức được thành lập vào cuối năm 1869 đến nay, Nhà thờ Cái Bè đã trải qua bao thăng trầm nhưng vẫn hiên ngang đứng vững bên ngã ba dòng sông thơ mộng. Đồng thời, nhà thờ cũng đã trở thành một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại địa phương, thu hút các tín đồ Công giáo từ khắp nơi tụ họp và cả những người dân ngoại đạo có niềm đam mê nghệ thuật và lối kiến trúc Roman đặc trưng nữa. Chính vì lý đó nên nhà thờ đã luôn là một trong những địa điểm được mọi người ghé đến nhiều nhất bên cạnh Nhà thờ Chánh Tòa Mỹ Tho. Tọa lạc ở vị trí lý tưởng bên ngã ba sông và hướng mặt về phía khu chợ nổi, Nhà thờ Cái Bè đã luôn là “vị chứng nhân lịch sử” dõi theo bao thăng trầm của vùng đất miền Tây sông nước này. Chính sự xuất hiện của nhà thờ bên bờ sông đã điểm tô thêm nét đẹp cổ kính nhưng vẫn có chút hiện đại lên vùng sông nước luôn tấp nập khung cảnh thuyền bè lui tới. Nhắc đến kiến trúc Roman, mọi người thường sẽ nghĩ ngay đến những công trình với vẻ đẹp cổ kính, nghiêm trang. Bên cạnh Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Nhà thờ Tân Định thì hiện nay, Nhà thờ Cái Bè là một trong số những nhà thờ được xây dựng theo lối kiến trúc gắn liền với những tháng năm lịch sử của vùngTây Âu. Ngoài ra, điểm đặc biệt nhất của nhà thờ phải kể đến tháp chuông cao nhất trong tất cả các nhà thờ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng chính là lý do giúp cho nhà thờ luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người, đặc biệt là các tín đồ Công giáo. Nhà thờ Cái Bè được xây dựng trong vòng 3 năm và sử dụng hoàn toàn các loại vật liệu chắc chắn, có độ bền cao như bê tông cốt thép đúc đá sạn với chiều dài 55m, rộng 16m và phần chiều cao của mái chính rơi vào khoảng 14m. Trong khi đó, khu vực mặt bằng của nhà thờ được thiết kế theo hình thập giá với một lòng chính cùng hai lòng phụ. Ngoài ra, phần hai cánh của thánh giá lại được thiết kế cân đối với phần thân và cánh rộng khoảng tầm 26m. Chính vì thế nên nếu nhìn từ trên cao, nhà thờ có hình dáng như một cây thập giá khổng lồ với chung quanh là khuôn viên cây xanh tươi tốt và những ngôi nhà của người dân dựng lên san sát nhau. Phần mặt ngoài của Nhà thờ Cái Bè được trang trí với những chi tiết chạm trổ, điêu khắc hoa văn đắp nổi một cách khéo léo, tỉ mẩn và cầu kỳ. Hai cổng bên của chính diện nhà thờ có khắc một hoa văn hình giàn nho, trong khi khu vực chánh điện lại được chăm chút đến từng chi tiét nhỏ nhất. Bởi vì được bố trí nhiều khu vực cửa sổ chung quanh nên không gian chính bên trong của Nhà thờ Cái Bè luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, phần mái vòm cũng được thiết kế cao và chia thành các múi, điểm xuyến với những hoa văn trang trí đơn giản nhưng không kém phần tinh tế. Khu vực bên ngoài được chăm chút là thế, điều đó không có nghĩa là không gian bên trong của nhà thờ sẽ bị bỏ qua. Ngược lại, phần nội thất sử dụng trong toàn bộ gian lớn chính của Nhà thờ Cái Bè có vẻ ngoài lộng lẫy, rực rỡ với những bức tranh khắc họa 14 chặng đường của Chúa Jesus phải trải qua trước khi phục sinh. Bên cạnh đó, những tấm kiếng màu đã được ghép thành bức tranh khổng lồ, vừa giúp tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên còn tạo nên nét đẹp rất riêng cho Nhà thờ Cái Bè nữa. Trong khi đó, phần Thánh đường của nhà thờ được đặt nghiêm trang 5 bàn thờ được đúc hoàn toàn từ đá cẩm thạch quý. Toàn bộ hàng ghế được đặt ngay ngắn hai bên, tạo cảm giác nghiêm trang, cung kính nhưng cũng rất giàu tính thẩm mỹ. Điểm nhấn của Nhà thờ Cái Bè chính là tháp chuông cao nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tháp chuông có bộ chuông rất lớn với 4 trái, được đúc tại Pháp vào năm 1931 bằng kỹ thuật thiết kế quả lắc chuông và thanh treo tiên tiến. Ngoài ra, trên đỉnh tháp chuông còn đặt một tượng Đức Mẹ cao khoảng 2,3m được đúc từ đất nung. Mỗi khi gần tới giờ tổ chức Thánh lễ hoặc vào những dịp quan trọng trong giáo xứ (có thể là báo nhà nào có người thân qua đời chẳng hạn) thì nhà thờ sẽ tiến hành đổ chuông. Lúc này, tiếng chuông vang tựa âm thanh du dương réo rắt khiến bao người cảm thấy xao xuyến, bồi hồi.Ít ai ngờ, Nhà thờ Cái Bè, điểm đến nổi tiếng tại vùng sông nước miền Tây với tháp chuông lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vốn trước kia lại là giáo xứ có ít giáo dân đến vậy: chỉ vỏn vẹn 350 người mà thôi. Đây quả thật là một con số khiêm tốn khi đặt lên bàn cân so sánh với những giáo xứ khác. Thế nhưng, dưới sự chỉ dẫn tận tình của linh mục Adophe Keller người Đức cùng sự hỗ trợ năng nổ, nhiệt tình của giáo dân nên Nhà thờ Cái Bè đã chính thức được khởi công xây dựng, khoảng từ năm 1929 đến năm 1932 thì hoàn thành. Tính từ ngày chính thức được thành lập vào cuối năm 1869 đến nay, Nhà thờ Cái Bè đã trải qua bao thăng trầm nhưng vẫn hiên ngang đứng vững bên ngã ba dòng sông thơ mộng. Đồng thời, nhà thờ cũng đã trở thành một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại địa phương, thu hút các tín đồ Công giáo từ khắp nơi tụ họp và cả những người dân ngoại đạo có niềm đam mê nghệ thuật và lối kiến trúc Roman đặc trưng nữa. Chính vì lý đó nên nhà thờ đã luôn là một trong những địa điểm được mọi người ghé đến nhiều nhất bên cạnh Nhà thờ Chánh Tòa Mỹ Tho. Tọa lạc ở vị trí lý tưởng bên ngã ba sông và hướng mặt về phía khu chợ nổi, Nhà thờ Cái Bè đã luôn là “vị chứng nhân lịch sử” dõi theo bao thăng trầm của vùng đất miền Tây sông nước này.
Tiền Giang 740 lượt xem Từ tháng 11 đến tháng 04
Ngày cập nhật : 16/11/2024