Hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ nằm ở địa phận của xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang – Đà Nẵng. Khoảng cách từ trung tâm Đà Thành tới Hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ là 25km. Ở đây được phân tách thành 2 khu vực, từ Khe Ngang trở lên gọi là Đồng Xanh. Còn từ Khe Ngang trở xuống người ta gọi là Đồng Nghệ.Trên thực tế, Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ là một công trình thủy lợi xưa cũ. Tuổi đời của điểm du lịch Đà Nẵng này đã kéo dài 200 năm. Hoạt động chính của công trình thủy lợi này là cung cấp nước tưới và ngăn chặn tình trạng lũ. Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ không huyên náo như ở phố thị. Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, thời tiết dễ chịu. Diện tích mặt nước của hồ rộng 2,4km2. Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ từ lâu đã hấp dẫn không ít du khách và trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ. Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ đẹp nhất là vào khoảng thời gian sáng sớm và lúc chiều tà. Sáng sớm sương còn giăng dày đặc ở mặt hồ. Chúng tạo nên một khung cảnh vô cùng lãng mạn và cho cảm giác tựa như tiết trời chớm đông. Lúc này, bạn cùng người thương thưởng thức bữa sáng nóng hổi thì quả thực không còn điều gì tuyệt hơn. Buổi sáng tại Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ Lúc chiều tà, ánh mặt trời sẽ ngả bóng xuống làn nước. Bầu trời từ từ chuyển dần sang màu đỏ rực. Ngắm nhìn hoàng hôn dịu nhẹ và hình ảnh mặt trời từ từ khuất dạng sau núi. Có lẽ, hoạt động này cũng sẽ khiến tâm hồn bạn được nâng niu và trở nên bình ổn hơn bao giờ hết. Dựa theo kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng của nhiều phượt thủ thì thời điểm tốt nhất trong năm để đến Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ là vào mùa hè. Tức là khoảng thời gian kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7. Đây là thời điểm mà Đà Nẵng nắng ráo, ít mưa nên rất thích hợp cho các hoạt động cắm trại, tắm biển và check in. Tuy nhiên, đây cũng chính là khoảng thời gian cao điểm mùa du lịch Đà Nẵng. Vậy nên, bạn cần phải lên kế hoạch chi tiết và chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết. Các trải nghiệm vui chơi tại Hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ: Tổ chức Picnic, Camping Bao quanh Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ là một con đường vô cùng đẹp mắt và dài tới cả chục cây số. Con đường này được xây dựng để bảo vệ cũng như dự trữ nước có trong hồ. Vì thế, đến đây, bạn có thể tổ chức các buổi vui chơi, đạp xe quanh hồ. Kết hợp với đó là ngắm cảnh nước hồ trong vắt… Tin rằng, tất cả chúng đều sẽ để lại trong bạn những khoảnh khắc tuyệt diệu nhất. Camping tại Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ: Bạn có thể cắm trại ngoài trời tại hồ để hít thở không khí trong lành và quên đi áp lực ở chốn thị thành. Tại Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ có cho thuê lều trại, mức giá vô cùng rẻ, chỉ từ 60 – 80.000 VNĐ/lều/đêm. Hãy chủ động chuẩn bị cho bản thân các loại kem dưỡng, thuốc chống côn trùng… cùng với đó là một số món đồ thiết yếu khác để có đêm cắm trại tuyệt nhất nhé! Nếu có thể, hãy mang theo đồ nhắm và chút rượu, bia để vỗ về xúc cảm khi đêm xuống nhé! Check-in sống ảo Khung cảnh Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ vô cùng thơ mộng và lãng mạn. Có được điều này là nhờ nơi đây non nước, mây trời cùng hòa quyện với nhau. Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ cũng được xem là điểm sống ảo triệu view. Các mỏm đá, bờ hồ, bãi cỏ xanh mướt hay mặt hồ trong xanh đều là những background hoàn hảo để bạn có được bức ảnh tuyệt nhất. Check in tại Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ Điều tuyệt vời hơn là khi bạn di chuyển đến vùng thượng nguồn sẽ thấy nhiều cảnh sắc tuyệt hơn. Dám chắc rằng, chúng sẽ khiến bạn phải hết đỗi ngỡ ngàng và mang về cả tá tấm hình đẹp mắt. Tận hưởng không khí trong lành: Ở Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ không có khói bụi như ở thành phố. Hơn nữa, nơi đây không khí cũng không bị ô nhiễm. Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ nằm tách biệt với cuộc sống thị thành, sở hữu một khung cảnh thiên nhiên bình dị. Nơi đây cũng chưa được khai thác triệt để các dịch vụ du lịch. Vì thế, bạn sẽ luôn cảm nhận được bầu không khí trong lành, tươi mới, dễ dàng cải thiện tâm trạng. Vào sáng sớm hoặc lúc chiều tà, những tia nắng dịu nhẹ chiếu trên mặt hồ tạo ra khung cảnh hết mực tuyệt đẹp. Các gam màu tự nhiên cũng tạo nên một cảnh sắc khiến bạn khó lòng tìm thấy ở những điểm du lịch khác. Câu cá, bắt ốc Câu cá ở Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ cũng là một trải nghiệm thú vị mà bạn nên thử qua. Đại đa số các bạn trẻ, du khách ghé thăm hồ cũng tham gia câu cá, bắt ốc. Bạn có thể đứng dựa theo các phiến đá lớn nằm ven bờ hoặc theo thuyền đi ra giữa hồ để câu cá, bắt ốc nhé! Ngoài ra, nếu muốn bạn có thể mở lời và đề nghị được đi theo người dân địa phương đánh bắt. C hèo sup, chèo thuyền kayak: Đây có lẽ là trải nghiệm mà nhiều du khách cảm thấy thích thú nhất. Để đến được khu vực hồ đẹp check in hoặc di chuyển lên thượng nguồn thì du khách nhất thiết phải đi thuyền. Mỗi lượt chèo thuyền chỉ có giá là 30.000 VNĐ. Với thuyền sup hay Kayak, du khách hoàn toàn có thể luồn qua các khe núi, lòng hồ… Điều này chắc chắn sẽ mang đến cho bạn cảm giác thích thú khi chinh phục được các mục tiêu. Chèo Sup, thuyền kayak tại Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ: Có cơ hội đến Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ thì đừng quên thử sức với hoạt động trải nghiệm này bạn nhé! Tìm hiểu cuộc sống ngư dân Ở Hồ Đồng Xanh Đồng Nghệ cũng có nhiều hộ dân sinh sống. Công việc chính của những người dân địa phương là trồng rừng, làm lúa. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể theo họ đến nương rẫy hoặc đơn giản là ra đồng khám phá lúa non. Người dân ở đây vô cùng thân thiện, mến khách và hòa nhã. Vì thế, nếu bạn muốn, họ luôn sẵn lòng chia sẻ và cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Đà Nẵng
Từ tháng 05 đến tháng 07
470 lượt xem
Đà Nẵng là thành phố du lịch luôn biết cách làm lưu luyến lòng người với những khung cảnh ngàn năm thơ mộng như bãi biển Mỹ Khê, Bà Nà Hills – một phong cách châu Âu cuốn hút. Không chỉ vậy, Đà Nẵng còn có một nơi đất trời giao thoa với view tuyệt đẹp đang làm “xiêu lòng” những tín đồ mê chụp ảnh, đó chính là ngọn hải đăng Tiên Sa. Hải đăng Tiên Sa có chiều cao 15,6m và tầm nhìn 14 hải lý. Từ đây, bạn có thể thu trọn vào tầm mắt cảnh quan hùng vĩ của biển cả và nhịp sống sôi động của thành phố Đà Nẵng bên dòng sông Hàn thơ mộng.Hải đăng Tiên Sa tọa lạc tại bán đảo Sơn Trà, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Bởi vậy khi được hỏi bán đảo Sơn Trà có ngọn hải đăng nào đẹp thì câu trả lời chính là hải đăng Tiên Sa. Nơi đây cách trung tâm khoảng 23km nên rất thuận tiện cho việc đi đến tham quan trong ngày. Hải đăng Tiên Sa được xây dựng từ năm 1902 nên có thể xem đây là một trong những ngọn hải đăng cổ nhất ở Việt Nam. Do được Pháp xây dựng nên ngọn hải đăng này mang đậm phong cách kiến trúc Pháp, vừa nhuốm màu cổ xưa, vừa phảng phất hơi thở của hiện đại. Đứng từ trên ngọn hải đăng hải đăng Sơn Trà, du khách dễ dàng phóng tầm mắt ngắm nhìn trọn vẹn cảnh quan thiên nhiên nơi đây. Từ nét đẹp của núi rừng hoang sơ đến sự mênh mông rộng lớn của biển cả sẽ khiến bạn cảm thấy như đang “lạc trôi” về chốn tiên cảnh, quyến luyến không muốn rời. Cảnh vật này rất thích hợp để bạn lưu lại vô vàn bức hình sống ảo để đời. Đặc biệt, ghé thăm hải đăng cảng Tiên Sa bạn đừng bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng hoàng hôn buông xuống đỏ thắm cả một góc trời. Khung cảnh ảo diệu này chính là nguồn gốc ra đời của những shoot hình đầy ma mị và say đắm lòng người. Nếu muốn ngắm nhìn vẻ đẹp giao thoa của đất trời, bạn nên đến vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Tuy nhiên, theo người gác hải đăng Tiên Sa, hoàng hôn vẫn được ưa chuộng hơn cả. Sự rực rỡ của bầu trời khi chuyển dần sang màu vàng đỏ xen lẫn với những đám mây tạo nên một khung cảnh đẹp mê hồn. Bạn nên đến sớm trước khoảng 2 giờ chiều để từ từ thưởng thức phong cảnh. Bởi khung cảnh trên đường đi cũng là một bức tranh đẹp mê hồn với biển xanh bao la, cỏ cây chen nhau dưới ánh nắng vàng rực rỡ. Ở bất cứ đâu trên ngọn hải đăng Tiên Sa Đà Nẵng, bạn cũng sẽ tìm được góc “chill” lý tưởng. Vậy nên, nếu bạn đang chuẩn bị đi du lịch Đà Nẵng thì nhất định không được bỏ qua điểm đến hấp dẫn này. Ngoài tham quan hải đăng Tiên Sa, ở “kinh đô ánh sáng Việt Nam” còn có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng đang chờ bạn khám phá như: Núi Thần Tài Đà Nẵng, làng bích họa Tam Thanh, Bảo tàng 3D Đà Nẵng,... hoặc thưởng thức các món ăn vặt Đà Nẵng ngon miệng mang phong vị đặc trưng của thành phố biển như: Bánh xèo Đà Nẵng, mì Quảng Đà Nẵng, bánh tráng cuốn…Hành trình khám phá “thành phố đáng sống” sẽ trở nên trọn vẹn hơn nếu du khách lựa chọn được nơi lưu trú lý tưởng để sau mỗi chuyến hành trình khám phá sẽ được tận hưởng quãng thời gian nghỉ ngơi thực sự. Hải đăng Tiên Sa là điểm đến hứa hẹn mang lại nhiều điều hấp dẫn, độc đáo và siêu mới lạ cho mọi du khách. Chắc chắn khi đến với “tọa độ sống ảo” bậc nhất Đà Nẵng, bạn sẽ có được những trải nghiệm thú vị, không bao giờ quên. Bởi vậy, có dịp ghé thăm thành phố của những cây cầu, bạn đừng quên thêm hải đăng Tiên Sa vào lịch trình du lịch của mình nhé.
Đà Nẵng
Từ tháng 01 đến tháng 08
480 lượt xem
Cách trung tâm thủ đô chỉ 40 km, đồi Bù là địa danh nằm giáp ranh giữa huyện Chương Mỹ, Hà Nội và huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Nơi đây có dãy núi đẹp sườn thoải với độ dài khoảng 1,5 km. Cứ vào cuối thu, từ tháng 11 trở đi, tiết trời mát mẻ và hơi se lạnh thì cỏ lau mọc ở các sườn đồi sẽ nở bung tạo nên khung cảnh đẹp mắt. Mùa lau nở ở đồi Bù sẽ bắt đầu vào đầu tháng 11 và kéo dài đến cuối tháng 12, thời điểm đẹp nhất là giữa tháng 11. Những triền cỏ lau vào chiều tà ở đồi Bù, xóm Núi Bé, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Từ trung tâm Hà Nội bạn đi theo Quốc lộ 6 tới Xuân Mai rồi rẽ trái đi theo đường mòn Hồ Chí Minh. Đi qua Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây 5 km tới khu vực chợ Cá thì rẽ phải ở ngã 4 chợ Cá. Đi theo con đường bê tông vào xóm Núi Bé đến cuối sẽ gặp hai lối đi. Bên phải là lối đường đất có đoạn dốc dài 200m. Bên trái là đường đá hộc, ngắn hơn và an toàn hơn. Đường từ Hà Nội vào đến chân núi rất dễ đi nhưng đoạn lên núi khó khăn hơn do nhiều đá gập ghềnh và dốc, thích hợp cho ôtô hai cầu, nếu bạn đi xe máy cần dùng xe số khỏe và tay lái cứng, thời gian di chuyển từ chân núi lên đỉnh tốn khoảng 20 phút. Nhờ cảnh quan rộng rãi, còn nguyên nét hoang sơ, đồi Bù còn là điểm chụp ảnh lý tưởng. Tiết trời mát mẻ quanh năm nhưng đồi Bù thu hút nhiều bạn trẻ check-in nhất vẫn là những tháng cuối năm khi mùa cỏ lau nở. Do gần Hà Nội nên du khách hoàn toàn có thể đi về trong ngày hoặc cắm trại một đêm cuối tuần. Thời điểm đẹp nhất để ngắm cỏ lau cuối thu là sáng sớm hoặc chiều hoàng hôn của những ngày nắng đẹp. Lúc đó, cả một vùng đồi cỏ lau trắng chuyển sang màu cam hồng dưới ánh mặt trời.
Hà Nội
Tháng 11- Tháng 12
353 lượt xem
Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình với diện tích 10.814,6 ha, cách Sơn Tây, Hà Nội 15 km và cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía tây. Từ đầu thế kỉ 20, Ba Vì đã là địa danh nổi tiếng nhờ sự đa dạng của các hệ sinh thái và có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi cao chạy dọc theo hướng đông bắc-tây nam với đỉnh Vua cao 1.296 m, đỉnh Tản Viên cao 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131 m. Du lịch vườn quốc gia Ba Vì du khách không chỉ được ngắm thảm thực vật phong phú mà còn được tham quan rất nhiều những địa điểm đẹp hấp dẫn như: đền Thượng, nhà từ thời Pháp, đền thời Bác Hồ, quần thể bách xanh cổ thụ, khu vườn xương rồng… Đây toàn là những địa điểm rất đẹp và hấp dẫn, khi tới đây bạn nhớ mang theo máy ảnh để có thể check in lại những khoảnh khắc đẹp lung linh như trong chuyện cổ tích này nhá.
Hà Nội
Tháng 4 - Tháng 12
375 lượt xem
Nói đến làng dệt tơ lụa đẹp và nổi tiếng tại Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến cái tên làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông với những đường thêu chỉ và mẫu hoa văn tinh tế. Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông là 1 trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Đây là làng nghề dệt lụa truyền thống đã được công nhận là kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã trao tặng. Hơn nữa, làng lụa Hà Đông cũng là 1 điểm đến hấp dẫn cả du khách trong và ngoài nước. Làng dệt lụa Vạn Phúc còn có tên gọi khác là làng dệt lụa Hà Đông thuộc phường Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội. Vốn tồn tại hơn 1000 năm, làng tơ lụa Vạn Phúc là 1 trong những làng dệt lụa đẹp nhất ở Việt Nam. Từ trung tâm Hà Nội, để đến thăm làng lụa Vạn Phúc bạn đi qua đường Nguyễn Trãi tới bưu điện Hà Đông rồi sau đó rẽ phải; hoặc bạn có thể đi theo tuyến đường Lê Văn Lương - Tố Hữu. Tuy quá trình đô thị hóa hiện nay đang diễn ra rất nhanh chóng, thế nhưng làng lụa Vạn Phúc Hà Đông vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính vốn có của nó. Làng lụa Vạn Phúc trước kia có tên gọi khác là Vạn Bảo. Do kị húy nhà Nguyễn nên làng đã được đổi tên thành Vạn Phúc. Năm 1931, lần đầu tiên lụa Vạn Phúc Hà Đông đã được quảng bá ra thị trường quốc tế tại hội chợ Marseille và đã được người Pháp đánh giá là 1 trong những dòng lụa tinh xảo, đẹp nhất của vùng Đông Dương. Đến năm 1958, tơ lụa Vạn Phúc đã được xuất sang những nước Đông Âu và cho đến nay lụa Hà Đông được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới. Qua dòng thời gian, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của nó. Và hiện nay, lụa Vạn Phúc đang đi đầu trong ngành dệt Việt Nam. Tơ lụa Vạn Phúc luôn được đánh giá là đẹp bền. Bởi hoa văn trên lụa đa dạng, trang trí cân xứng, đường nét thanh thoát, giản đơn mang đến sự dứt khoát, phóng khoáng cho người xem.
Hà Nội
Tháng 1 - Tháng 12
391 lượt xem
Đỉnh Bàn Cờ nằm trên bán đảo Sơn Trà, thuộc Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 17km về phía Đông Bắc. Đỉnh Bàn Cờ là nơi cao nhất ở xứ Đà nên người dân địa phương còn gọi nơi đây là “nóc nhà Đà Nẵng”.Đỉnh Bàn Cờ nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển. So với một số địa điểm nổi tiếng khác như Hải đăng Tiên Sa (223m), Đài Vọng Cảnh (650m), Đỉnh Bàn Cờ hiện là điểm đến cao nhất bán đảo Sơn Trà. Mặc dù độ cao của Đỉnh Bàn Cờ sẽ không khiến người ta choáng ngợp như Fansipan, Tả Liên Sơn hay Núi Chúa Bà Nà, nhưng tầm nhìn từ “nóc nhà Đà Nẵng” chắc chắn vẫn sẽ thỏa mãn tâm hồn yêu thiên nhiên của du khách.Tương truyền rằng, thời xa xưa có vị tiên ông rung cảm trước vẻ đẹp hùng vĩ của Sơn Trà nên đã cao hứng hóa phép ra bàn cờ trên phiến đá rộng. Cùng lúc đó, “vua trời” Đế Thích đi ngang qua bèn xin thỉnh giáo kỳ nghệ. Hai vị tiên năng lực siêu phàm, bất phân thắng bại khiến ván cờ kéo dài từ ngày này qua tháng khác. Một ngày nọ, một dàn tiên nữ xinh đẹp từ trên trời vén mây bay xuống bãi biển khiến Đế Thích sao nhãng đi sai nước cờ. Tiên ông ngay lập tức đi nước cờ chốt hạ và vui vẻ bay về trời, để lại Đế Thích ngồi nghiền ngẫm mong phá được thế cờ khó. Sau này, người dân nơi đây đã đặt một bức tượng Đế Thích ngồi suy ngẫm bên tảng đá bàn cờ để lưu lại điểm tích này và đặt tên cho đỉnh núi là Đỉnh Bàn Cờ.Đỉnh Bàn Cờ thu hút khách du lịch ghé thăm vì những trải nghiệm đặc sắc, mới mẻ, có một không hai. Ngắm cảnh bình minh: Đỉnh Bàn Cờ là một trong những địa điểm ngắm bình minh đẹp nhất Đà Nẵng vì tầm nhìn xa và thoáng đạt do không bị che chắn bởi các tòa cao ốc hay các dãy núi nhấp nhô. Để ghi lại được cảnh bình minh trên Đỉnh Bàn Cờ, du khách nên có mặt tại đây trước 5h sáng vào thời điểm từ tháng 10 - tháng 2 năm sau, và trước 6h sáng từ tháng 3 - tháng 9. Ngắm cảnh hoàng hôn: Hoàng hôn trên Đỉnh Bàn Cờ là một bức bích họa với mây mù, biển cả, mặt trời đỏ rực và núi rừng xanh ngát. Để “săn” hoàng hôn trên Đỉnh Bàn Cờ, bạn cần có mặt tại đây trước 17h trong khoảng từ tháng 10 - tháng 2 năm sau, và trước 18h trong khoảng từ tháng 3 - 9. Săn mây: Những ngày đầu mùa khô ở Đà Nẵng tầm tháng 1, tháng 2, Đỉnh Bàn Cờ đã làm say đắm lữ khách với biển mây bồng bềnh như chốn bồng lai tiên cảnh. Biển mây trên Đỉnh Bàn Cờ mỗi thời điểm trong ngày lại được tô điểm một gam màu khác nhau. Sáng sớm khi mặt trời chưa ló rạng, biển mây mang sắc xanh lạnh tựa như màu đại dương. Khi mặt trời dần lên cao, mây Sơn Trà lại về màu trắng muốt như bông gòn rồi chuyển màu đỏ hồng khi hoàng hôn xuống. Chụp ảnh check-in: Đỉnh Bàn Cờ với cảnh quan hùng vĩ và nhiều tiểu cảnh sống động hứa hẹn sẽ là địa điểm check-in “cháy máy”. Đừng bỏ qua những góc chụp ảnh “hot hit” dưới đây nếu du khách có cơ hội ghé thăm Đỉnh Bàn Cờ: Đã đến Đỉnh Bàn Cờ, không có lý do gì để bạn không check-in cùng Tiên Đế Thích và bàn cờ còn dang dở. Bàn cờ đá có một không hai này sẽ giúp bộ sưu tập ảnh du lịch Đà Nẵng của bạn có thêm nhiều bức ảnh thú vị. Đứng trên mỏm đá nằm giữa con đường lên Đỉnh Bàn Cờ, bạn sẽ có những tấm hình với phông nền là biển và trời xanh bất tận, điểm xuyết bằng một vài gợn mây trắng, xung quanh là những tán cây xanh thẫm, toát lên vẻ hoang sơ, cổ kính và hùng vĩ. Dọc hai bên đường dẫn lên Đỉnh Bàn Cờ là cánh rừng trải dài tít tắp, phía trước lối đi là trời cao xanh thẳm hứa hẹn sẽ là khung nền tuyệt phẩm khi check-in tại Đỉnh Bàn Cờ. Với ba mặt giáp biển và một mặt giáp thành phố, không khó để du khách chụp được những tấm hình có cảnh rừng, cảnh biển và cảnh thành phố phía xa khi đứng trên Đỉnh Bàn Cờ. Ngoài ra, tháp trụ điện với hình dáng tương tự tháp Eiffel cũng là góc ảnh được nhiều du khách yêu thích khi check-in Đỉnh Bàn Cờ.
Đà Nẵng
Từ tháng 03 đến tháng 08
409 lượt xem
Địa danh Thác Ba Đờ Phọt ra đời do chính người Pháp đặt tên khi đang đi khảo sát các cụm núi để xây dựng các khu nghỉ dưỡng. Không còn ai nhớ tên tiếng Pháp nguyên gốc như thế nào, người ta chỉ còn nhớ đến tên phiên âm được sử dụng rộng rãi. Khác với sự nổi tiếng của Bà Nà Hills, thác Ba Đờ Phọt vẫn mang trong mình vẻ đẹp giản dị, hoang sơ với đá, suối chảy róc rách cùng những tán cây xanh mát. Nằm ở độ cao khoảng 1000m so với mực nước biển, địa điểm khí hậu quanh năm mát mẻ cùng hệ động – thực vật phong phú.Thác Ba Đờ Phọt tọa lạc trên dải núi thuộc quần thể núi Chúa, thuộc khu vực xã Phú Hòa, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, địa điểm nằm cách trung tâm thành phố khoảng 50km về phía Tây. Nơi đây có sức hút đặc biệt với những bạn trẻ có niềm đam mê mãnh liệt với bộ môn trekking. Thác Ba Đờ Phọt sẽ là một trong những địa điểm khám phá mới lạ tại Đà Nẵng mà bạn không nên bỏ lỡ. Ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác, đắm chìm vào dòng nước mát, du khách còn được thỏa sức tạo dáng bên cạnh khung cảnh hùng vĩ này. Đắm chìm trong vẻ hoang sơ của thác Ba Đờ Phọt Thiên nhiên ban tặng nơi đây một cảnh quan hùng vĩ với dòng nước trong lành, du khách sẽ được thưởng thức món quà quý giá này. Nằm trong khung cảnh núi đá yên bình, cỏ cây xanh mát, thác Ba Đờ Phọt êm đềm và tĩnh lặng. Đắm chìm trong vẻ hoang sơ của thác Ba Đờ Phọt Ở đây không hề có tiếng nói ồn ào, không có khói bụi với những chiều tan tầm đông đúc. Thú vị nhất có lẽ là thỉnh thoảng sẽ bắt gặp những sinh vật nhỏ bé trong rừng. Không chỉ cảm nhận được vẻ hoang dã của thiên nhiên mà hành trình còn là cách để bạn học được các kỹ năng sinh tồn ở rừng núi hoang dã. Camping, picnic cùng bạn bè Cắm trại qua đêm tại thác cùng bạn bè Ngoài việc dạo quanh, ngắm nhìn dòng thác thì khi đến đây, bạn có thể tham gia những hoạt động vui chơi cùng bạn bè, người thân như cắm trại, picnic. Nếu đi đầu giờ chiều và qua đêm tại đây, mọi người nên chọn những khu vực đá bằng phẳng, tránh những nơi dốc cao nguy hiểm. Buổi tối, cả nhóm có thể cùng nhau dựng lều, cùng nhau quây quần bên bếp lửa và thưởng thức các món ăn ngon. Một hoạt động khá thú vị khác mà bất kỳ ai cũng mong muốn được trải nghiệm một lần chính là câu cá. Ở những khu vực thác chảy mạnh hoặc dốc thường sẽ không có nhiều cá. Vì vậy nên tìm những nơi có dòng chảy chậm, ở những tảng đá dưới nước, nơi giao nhau của dòng chảy. Đắm mình vào dòng nước mát lạnh Đắm mình vào dòng nước mát lạnh và tận hưởng những phút giây thư giãn Vào những ngày hè nóng bức, thác trở thành hồ bơi tự nhiên giúp mọi người giải nhiệt. Bạn có thể cùng bạn bè, gia đình ngâm mình trong dòng nước trong veo và tận hưởng không gian vô cùng thư giãn. Với phong cảnh núi rừng và thác nước đẹp như tranh vẽ, thác Ba Đờ Phọt đã trở thành địa điểm check-in yêu thích của nhiều du khách. Từng bậc thang của thác nước cho đến cây cối, rừng núi xung quanh, mỗi nơi đều là background lý tưởng để có được những bức ảnh tuyệt đẹp. Trải nghiệm đi bộ khám phá cảnh vật ở thác Ba Đờ Phọt thật sự tuyệt vời và đáng để thử cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên. Du khách có thể bắt đầu di chuyển xuống dưới chân thác, nơi mà chúng ta sẽ cảm nhận được sức mạnh và vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên. Trên đường đi, du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn những thác nước, rừng xanh bao phủ và các loài động thực vật phong phú. Du khách có thể đi bộ ngắm nhìn cảnh vật xung quanh Thác Ba Đờ Phọt sẽ là mảnh ghép cuối cùng cho chuyến du lịch Đà Nẵng thêm phần hoàn hảo. Vô vàn trải nghiệm thú vị đang chờ đón mọi người tại đây, lên lịch ngay cho chuyến đi cuối tuần thôi nào!
Đà Nẵng
Tháng 04 đến tháng 08
422 lượt xem
Bãi đá sông Hồng là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi đi du lịch Hà Nội. Đây không chỉ là điểm dừng chân lý tưởng cho những chuyến dã ngoại, trải nghiệm thiên nhiên theo cách khác biệt mà còn là nơi để du khách tìm kiếm cảm hứng và thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Bãi đá sông Hồng nằm trong một con ngõ trên đường Âu Cơ, thuộc phường Nhật Tân. Khoảng cách từ trung tâm thành phố Hà Nội đến đây chỉ khoảng 30 phút lái xe. Mặc dù nằm gần trung tâm của một khu đô thị sầm uất nhưng bãi đá sông Hồng lại mang vẻ đẹp bình yên và nhẹ nhàng. Vào mỗi cuối tuần, nơi đây thu hút đông đảo du khách đến dã ngoại, chụp ảnh với những loài hoa đầy màu sắc. Đây cũng là nơi lý tưởng để tận hưởng không khí trong lành và mát mẻ của thiên nhiên.
Hà Nội
Tháng 1 - Tháng 12
373 lượt xem
Ghềnh Bàng tọa lạc ở giữa bãi Bụt và bãi Chẹ trên bán đảo Sơn Trà, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 20km. Đây là địa điểm tham quan còn giữ được nét hoang sơ do chưa được đưa vào khai thác du lịch. Tuy nhiên, đường đến Ghềnh Bàng sẽ là thử thách lớn với nhiều du khách vì địa hình hiểm trở, cheo leo. Được mệnh danh là “tiểu Maldives” của Việt Nam, Ghềnh Bàng nổi bật với những bãi đá hoang sơ, kỳ bí nằm bên cạnh bãi biển trong xanh và bờ cát vàng đậm. Nhờ sóng biển vỗ bờ hằng năm, các bãi đá ở Ghềnh Bàng dần có nhiều hình thù thú vị. Trong đó, có hẳn một ghềnh đá lớn vươn mình ra biển tạo thành một tuyệt tác kỳ vĩ giữa thiên nhiên. Chính vẻ đẹp hoang sơ, yên bình, không bê tông hay xô bồ khách du lịch là lý do Ghềnh Bàng thu hút nhiều bạn trẻ chinh phục. Khi đến với Ghềnh Bàng, bạn có thể thử sức những hoạt động thú vị như sau: Điểm check-in hoang sơ, độc đáo không “đụng hàng”: Khung cảnh Ghềnh Bàng hùng vĩ với những vách đá cao sừng sững, mảng rừng xanh mướt, bãi cát mịn trải dài, vàng ươm dẫn lối xuống những mỏm đá vạn hình thù nằm ngổn ngang chặn đầu con sóng. Biển ở Ghềnh Bàng thì xanh ngắt, trong vắt như gương, vỗ bọt trắng xóa vào ghềnh đá, chỉ cần giơ máy là “bắt” ngay được cả nghìn khung hình ấn tượng như thước phim điện ảnh. Nơi đón hoàng hôn và bình minh tuyệt đẹp: Nằm trên bờ Nam bán đảo Sơn Trà – nơi giao thoa giữa đất liền và đại dương, Ghềnh Bàng là một trong những địa điểm “săn” bình minh và hoàng hôn lý tưởng nhất Đà Nẵng. Nơi picnic và nướng BBQ cực “chill”: Bãi cát dài uốn quanh chân núi tại Ghềnh Bàng là địa điểm lý tưởng để tổ chức picnic, nướng BBQ “lót dạ” sau khi bơi lội, chụp ảnh… Bạn có thể chuẩn bị sẵn thực phẩm hoặc dạo quanh bờ biển để trải nghiệm bắt ốc, mò nghêu… cho bữa ăn thêm phần phong phú. Làn nước xanh trong và rặng san hô tự nhiên: Ghềnh Bàng ở Đà Nẵng sở hữu thảm thực vật dưới biển phong phú, nổi bật nhất là những rạn san hô tự nhiên nhiều năm tuổi đủ màu sắc, hình thù. Du khách đến đây có thể trải nghiệm lặn ngắm san hô thỏa thích miễn phí. Địa điểm câu cá không cần bon chen: Ghềnh Bàng có nhiều bãi đá nhô xa bờ, bề mặt phẳng phiu do tác động của gió biển, sóng biển. Khi triều xuống, du khách có thể di chuyển đến các bãi đá để trải nghiệm câu cá, câu hải sản tại Ghềnh Bàng. Ghềnh Bàng là một địa điểm hoang sơ cách xa khu dân cư nên hành trình tham quan địa điểm này có thể gây khó khăn cho du khách vì đường đi hiểm trở, có thể bị động vật hoang dã làm phiền, bờ biển có nước sâu và sóng mạnh nhưng không có cứu hộ do chưa được khai thác du lịch, nhiều bãi đá sắc nhọn có thể gây tổn thương khi đang bơi… Ghềnh Bàng sẽ là điểm đến phù hợp nếu bạn đã có kinh nghiệm tham quan, dã ngoại ở các địa điểm hoang sơ, có sức bền tốt để đi bộ đường dài… Những khoảnh khắc tại Ghềnh Bàng không chỉ là những bức tranh thiên nhiên tuyệt vời mà còn là những kí ức đáng nhớ về một hành trình khám phá đầy thử thách. Tuy nhiên, Ghềnh Bàng không phải là điểm đến dành cho tất cả mọi người. Trước khi quyết định thử sức tại đây, bạn phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức, tâm lý và dụng cụ cần thiết để có một chuyến đi trọn vẹn.
Đà Nẵng
Từ tháng 02 đến tháng 08
435 lượt xem
Cầu sông Hàn được ví là biểu tượng của thành phố biển bởi công trình đã đánh dấu sự chuyển mình của Đà thành cũng như thể hiện cho sức sống mới, sự trẻ trung, năng động, khát vọng đi lên. Địa danh này hoàn thành nhờ sự đóng góp của đông đảo người dân nơi đây.Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Công trình này do kỹ sư, công nhân nước ta tự lên ý tưởng và thi công. Thiết kế cầu quay sông Hàn được làm bằng bê tông cốt thép rất chắc chắn. Ngắm nhìn cầu sông Hàn vào ban đêm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng ánh đèn lấp lánh. Hình ảnh này nhanh chóng phản chiếu xuống mặt nước càng tạo ra khung cảnh lung linh. Đặc biệt, trên trời cao có những ánh sao sáng hòa quyện mang lại những trải nghiệm khó quên. Ngoài việc tham quan cầu sông Hàn, bạn còn có thể tìm hiểu chơi gì ở Đà Nẵng buổi tối. Du khách không phải băn khoăn đi đâu, chỉ cần thỏa sức khám phá. Vì vậy, chuyến hành trình của bạn luôn tràn đầy ý nghĩa, vui vẻ “hết cỡ”.Cầu sông Hàn được khởi công vào ngày 2/9/1998, khánh thành vào 29/3/2000. Cầu có chiều dài 487,7 mét, rộng 12,9 mét, bao gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét. Đồng thời, các dự ứng lực và 2 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7 mét. Cầu sông Hàn quay nhằm mục đích phục vụ cho giao thông đường thủy. Hoạt động này tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu thuyền qua lại. Sở dĩ, cầu quay là do phần trục chính có thể di chuyển được góc 90 độ. Cầu sông Hàn là một trong những địa điểm du lịch Đà Nẵng hấp dẫn bạn không nên bỏ qua. Nơi đây vừa mang vẻ đẹp hiện đại, vừa ghi dấu về ký ức nguyên sơ của người dân. Đặc biệt, du khách còn tìm thấy giây phút thư thái, thả hồn mình cảm nhận sự tươi mát, trong lành. Qua nhiều năm, cầu quay sông Hàn đã được điều chỉnh giờ giấc hoạt động. Tuy vẫn quay vào buổi tối nhưng thời gian khác nhau cho từng ngày, cụ thể như sau: Thứ 2 đến thứ 6: Bắt đầu từ 0h45 phút, các hoạt động giao thông sẽ tạm ngưng. Tầm 1h sáng là thời gian cầu sông Hàn quay với nhịp giữa 90 độ để lộ ra 2 con đường cho tàu thủy qua lại. Tùy vào số lượng tàu ít hay nhiều, cầu sẽ quay lại vị trí ban đầu vào lúc 2h hoặc 4h sáng. Thứ 7 và chủ nhật: Vào thời điểm cuối tuần, nhu cầu du lịch Đà Nẵng nói chung và tham quan cầu sông Hàn nói riêng tăng đột biến. Vì thế, chính quyền địa phương đã đẩy giờ quay cầu sớm hơn mọi khi. Từ 22h45, toàn bộ phương tiện giao thông sẽ ngừng di chuyển, đúng 23h cây cầu bắt đầu di chuyển và sau khoảng 60 phút sẽ quay lại vị trí ban đầu. Có nhiều cách để bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy của cầu sông Hàn tại Đà Nẵng vào buổi tối. Nhưng theo kinh nghiệm của nhiều người thì đi du thuyền dọc sông Hàn là lựa chọn tuyệt vời nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các quán cà phê gần đó để tận hưởng buổi tối lãng mạn bên sông Hàn nhé.Dưới chân cầu ở phía bờ sông trên tuyến đường Bạch Đằng hoặc Trần Hưng Đạo cũng là góc nhìn tổng quát. Từ vị trí này có thể quan sát được quá trình chuẩn bị ở trên cầu Sông Hàn.Trước giờ cầu quay khoảng 15 phút, nhân viên đã thổi còi báo hiệu và đóng barie để dừng phương tiện di chuyển qua cầu. Ở vị trí khớp nối giữa phần thân trụ xoay và mặt cầu, nhân viên phụ trách dùng dây cáp và cột chống để ngăn người dân đến gần khi cầu quay.Khi công tác chuẩn bị hoàn tất, các nhân viên dùng bộ đàm để thông báo cho kỹ thuật viên thực hiện hoạt động xoay cầu.Phần giữa của cầu có thể tách làm đôi, mất 15 phút để xoay quanh trục đến góc độ yêu cầu và mất 15 phút để quay về vị trí cũ để giao thông trở lại bình thường. Nhìn từ trên cao, ta có thể cảm nhận được sự kỳ vĩ và tinh tế trong thiết kế của cầu Sông Hàn. Cây cầu không chỉ là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng của sự phát triển và thành công của thành phố.
Đà Nẵng
Từ tháng 01 đến tháng 09
455 lượt xem
Là một cây cầu độc đáo tại Việt Nam, cầu Rồng trở thành một biểu tượng của thành phố Đà Nẵng mà không du khách nào có thể bỏ lỡ. Tuy nhiên ít ai hiểu về lịch sử của cầu Rồng Đà Nẵng. Đúng như tên gọi, cầu Rồng với hình dáng một con rồng có chiều dài 666m, rộng 37.5m bắc qua con sông Hàn. Với kinh phí gần 1.5 tỷ đồng, cây cầu có sáu làn xe và được thông xe lần đầu vào ngày 29 tháng Ba năm 2013 nhân dịp kỉ niệm 38 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng. Nếu như bạn không biết thì thiết kế của cầu Rồng gắn liền với những bước tiến trong lịch sử của nghệ thuật kiến trúc mới của thành phố Đà Nẵng. Đó là kết quả của một cuộc thi thiết kế giữa những kiến trúc sư có tên tuổi để tìm ra thiết kế đặc biệt nhất cho cây cầu. Hai kiến trúc sư đến từ Mỹ với thiết kế con rồng đang bay đã giành chiến thắng. Cầu Rồng là cây cầu có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam, là con đường ngắn nhất nối sân bay quốc tế Đà Nẵng với những đường trục chính trong thành phố. Không chỉ đóng vai trò là đường giao thông huyết mạch của thành phố, cầu Rồng, với kiến trúc mô phỏng con rồng thời Lý đang vươn mình bay ra biển, là một trong những kiến trúc mang tính biểu tượng của thành phố Đà Nẵng. Đuôi rồng được cách điệu với hình dáng bông hoa sen đang nở, loài hoa truyền thống gắn liền với làng quê yên bình tại Việt Nam. Thân rồng uốn lượn vươn ra biển thể hiện khao khát hội nhập với bạn bè năm châu của Đà Nẵng. Về độ bền, cây cầu được phủ 5 lớp sơn chống ăn mòn và bảo vệ cây cầu khỏi ảnh hưởng của thời tiết cũng như đem đến màu vàng bắt mắt. Đêm là thời điểm đẹp nhất để ngắm cầu Rồng. Gắn 15 000 đèn led, cây cầu trở thành một con rồng thực thụ với hiệu ứng màu sắc lung linh. Hơn thế cầu Rồng còn thu hút khách du lịch bởi rất nhiều sự kiện và màn biểu diễn về đêm. Đối với khách du lịch Đà Nẵng, cùng với việc tìm hiểu lịch sử cầu Rồng Đà Nẵng, chiêm ngưỡng cầu Rồng phun lửa là một trong những giây phút thú vị nhất. Rất may mắn là bạn có thể chiêm ngưỡng màn biểu diễn tuyệt diệu này mỗi cuối tuần mà không mất chút phí nào. Đều đặn mỗi 9 giờ tối thứ Bảy và Chủ nhật, cầu Rồng sẽ chiêu đãi người dân và khách du lịch màn biểu diễn tuyệt vời của nước và lửa. Màn trình diễn đầu tiên là màn phun lửa với 2 lượt mỗi lượt 9 lần. Bạn sẽ bất ngờ với ánh sáng lung linh kết hợp cùng lửa phun ra từ đầu rồng. Rất nhiều du khách lại yêu thích màn trình diễn thứ hai, màn phun nước khá ngắn ngủi gồm có 3 lượt mỗi lượt chỉ 1 lần. Nơi lý tưởng để thưởng thức màn trình diễn Trên cầu: Khi cầu bắt đầu phun lửa, xe cộ sẽ không được phép đi lại trên cầu. Vì thế bạn có thể thưởng thức màn trình diễn ngay trên cầu. Tuy nhiên bạn không nên đứng gần đầu rồng nếu không muốn bị ướt trong màn phun nước. Dưới cầu (Đường Trần Hưng Đạo): Đường Trần Hưng Đạo cắt ngang cầu Rồng ngay phía dưới đầu rồng. Vì thế nơi đây là một địa điểm lý tưởng để thưởng thức màn biểu diễn. Hơn nữa du khách có thể thưởng thức đồ uống của các quán nước vỉa hè dọc theo con phố. Từ đường Bạch Đằng: Đường Bạch Đằng nằm ở phía cuối cầu. Từ đây bạn có thể chiêm ngưỡng màn trình diễn với góc nhìn thoáng trong lúc ngắm nhìn vẻ đẹp của dòng sông Hàn. Tuy nhiên bạn nên chọn những quán cà phê có ban công và lên tầng hai để có thể nhìn rõ hơn. Từ trên cao: Một cách thú vị hơn để chiêm ngưỡng màn phun nước và lửa đó là từ trên tầng cao của những tòa nhà gần cầu. Bạn có thể thưởng thức màn biểu diễn và cả đêm Đà Nẵng lung linh. Từ các cây cầu khác: Đà Nẵng là thành phố của nhiều cây cầu nổi tiếng ví dụ như cầu sông Hàn, cầu Trần Thị Lý. Vì những cây cầu này song song với cầu Rồng, bạn có thể chiêm ngưỡng màn phun nước và lửa từ cả hai cây cầu. Đà Nẵng không chỉ là điểm đến của những bãi biển đẹp, những ngôi chùa cổ kính và đồ ăn ngon mà còn là nơi tổ chức những sự kiện quốc tế nổi tiếng như Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng. Mỗi năm một lần, các đội thi pháo hoa đến từ mọi nơi trên thế giới sẽ tập trung tại thành phố ven biển này để tham dự cuộc thi pháo hoa lớn nhất trong năm. Các màn bắn pháo hoa sẽ diễn ra trên sông Hàn, nên cầu Rồng là một địa điểm tuyệt vời để ngắm pháo hoa miễn phí. Nhưng nếu bạn muốn chiêm ngưỡng màn biểu diễn và âm nhạc một cách trọn vẹn, bạn nên đến sớm trước khi buổi biểu diễn bắt đầu vì sẽ có rất đông người tập trung trên cầu. Đưa vào hoạt động năm 2013, điểm tham quan Đà Nẵng cầu Rồng là một trong những địa điểm du lịch mới ở Đà Nẵng hấp dẫn du khách. Với thiết kế độc đáo mang hình dáng con rồng bắc qua sông Hàn thơ mộng, cầu Rồng là cây cầu thứ 7 tạo nên biểu tượng “thành phố của những cây cầu”.
Đà Nẵng
Từ tháng 01 đến tháng 09
456 lượt xem
Tọa lạc tại mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, VinWonders Nam Hội An chỉ cách khu vực phố cổ khoảng 15km. Nơi đây chính là kết tinh của các giá trị truyền thống đặc sắc với trải nghiệm đầy sinh động, phấn khích của khu vui chơi mang đẳng cấp quốc tế.Có quy mô cực khủng, VinWonders Nam Hội An được xây dựng với 05 phân khu lớn là bến cảng Giao Thoa, Đảo văn hóa dân gian, River Safari, Vùng đất phiêu lưu và Thế giới nước. Nếu không có trong tay một tấm bản đồ VinWonders Nam Hội An, hành trình khám phá của bạn rất có thể sẽ thêm phần bối rối vì liên tục “lạc lối” trong thế giới văn hóa di sản và vui chơi giải trí rộng lớn này.VinWonders Nam Hội An có 05 phân khu mang những màu sắc khác nhau. Đây sẽ là điểm đến lý thú, phù hợp với mọi đối tượng du khách từ gia đình cho tới nhóm bạn, từ người lớn tuổi cho tới trẻ em. Vùng đất phiêu lưu - “Quẩy tung trời” với hàng trăm trò chơi đẳng cấp: đây chính là thiên đường vui chơi, giải trí sở hữu gần 100 trò chơi trong nhà và hơn 20 trò chơi cảm giác mạnh ngoài trời. Với những bạn trẻ ưa phiêu lưu, thích khám phá và luôn ôm trong lòng khát vọng được không ngừng thử thách bản thân, Vùng đất phiêu lưu sẽ là nơi giúp du khách đạt được mong muốn. Bạn sẽ không thể nào bỏ qua sức hút của những trò chơi đầy mới lạ tại VinWonders Nam Hội An như: Thung lũng bị lãng quên: Xuyên qua những vách núi với chiều dài lên đến 785m, du khách sẽ trải nghiệm những vòng xoay liên hoàn không khác gì một mê cung thôi miên mà chỉ những trái tim vững vàng nhất mới có thể vượt qua. Cơn lốc sa mạc: Đến các tín đồ cảm giác mạnh cũng phải “rớt tim” khi trải nghiệm vòng xoáy 360 độ liên tục với tốc độ lên tới 19,8m/s cực đã. PlayOke: Những “dân chơi” Audition sẽ sống lại những ký ức tuổi thơ đầy phấn khích với trò chơi nhảy tương tác được trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng vô cùng hiện đại... Giải nhiệt cực đã, vui bất tận cùng Thế giới nước: Trong không gian rực rỡ sắc màu của Thế giới nước, bạn đã sẵn sàng để chinh phục các thử thách “siêu đỉnh” của hệ thống đường trượt đẳng cấp thế giới tại đây hay chưa? Đừng bỏ qua 02 điểm đến “must try” sau đây: Đường trượt lốc xoáy: Cảm giác như lướt trên những con sóng bất tận trong lòng chảo “hố đen” có đường kính lên tới 18m là hành trình phiêu lưu cho những trái tim đam mê sự kích thích. Đường trượt Thần Long: Với 02 đường trượt đan xoắn vào nhau, dài 120m và cao 12m, bạn sẽ biết cảm giác chơi đùa với tốc độ là như thế nào. Trải nghiệm từ quá khứ đến hiện tại cùng Bến cảng giao thoa: Sau những chuyến phiêu lưu đậm chất hiện đại, du khách sẽ phải ngỡ ngàng khi đặt chân vào Bến cảng giao thoa, là vùng đất tái hiện hoàn toàn vẻ đẹp của Hội An thế kỷ XVI - XVII. Hành trình “giao thoa” sẽ kém phần đậm nét nếu bạn bỏ qua những điểm đến thơ mộng như phố cổ ven sông đậm chất Hội An hay đại lộ Giấc Mơ mang phong cách phương Tây. Đảo văn hóa dân gian - Nơi những giá trị di sản được tôn vinh: Là “trái tim” của VinWonders Nam Hội An, Đảo văn hóa dân gian là cơ hội để du khách nhìn nhận lại những nét tinh hoa nghệ thuật của những làng nghề truyền thống Việt Nam. Nơi đây không chỉ ghi dấu không gian kiến trúc, các vùng miền văn hóa mà còn giúp bạn được đích thân trải nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Khám phá khu làng nghề: Cùng biến thân thành các nghệ nhân tài hoa với đôi bàn tay khéo léo để thử dệt nên những tấm vải mềm mại và làm từng bản giấy dó xốp nhẹ như bông. Chiêm ngưỡng không gian nhà các vùng miền: Những đặc trưng kiến trúc của cả ba miền Bắc - Trung - Nam đều được tái hiện giữa lòng Hội An để phản ánh chân thực đời sống sinh hoạt của con người Việt Nam. Thưởng thức các show diễn nghệ thuật truyền thống đỉnh cao: Du khách sẽ được chìm đắm trong bầu không gian sinh động của các loại hình nghệ thuật như chầu văn, hát then, hát quan họ… Sống lại không khí ngày hội dân gian trong thực cảnh “Về Bến”: Một bữa tiệc của âm nhạc, đạo cụ và những vũ đạo chuyển động đầy nghệ thuật được kết hợp với nhau ngay trên mặt nước sẽ khiến khán giả phải bật thốt vì trầm trồ. Khám phá River Safari Nam Hội An độc đáo bằng thuyền lênh đênh trên sông: River Safari Nam Hội An sẽ đưa bạn và gia đình tới với một trải nghiệm đầy mới lạ: Ngồi thuyền trên sông tham quan thế giới tự nhiên hoang dã hàng đầu tại Việt Nam. Nơi đây đang có tới550 cá thể thuộc 50 loài động vật khác nhau, trong đó có không ít loài thuộc danh sách bảo tồn của thế giới như linh dương sừng xoắn, linh dương sừng kiếm, tê giác, kangaroo, sư tử, hổ Bengal… VinWonders Nam Hội An là sự giao thoa, kết tinh giữa các hoạt động vui chơi giải trí thú vị mang đẳng cấp quốc tế với các giá trị truyền thống tốt đẹp. Nơi đây được xây dựng theo mô hình độc đáo, không chỉ là địa điểm vui chơi, giải trí hấp dẫn mà còn là tổ hợp trải nghiệm kiến trúc, văn hóa và nghệ thuật truyền thống đặc sắc của Việt Nam và Thế giới.
Quảng Nam
Từ tháng 03 đến tháng 08
432 lượt xem
Grand World là một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội đang hot rần rần trong thời gian vừa qua. Grand World Hà Nội là tổ hợp vui chơi giải trí, ẩm thực và mua sắm đang “làm mưa làm gió" cộng đồng mê “xê dịch" trong thời gian vừa qua. Nơi đây được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, ấn tượng, thu hút sự chú ý của du khách. Sức hút của Grand World Hà Nội này đến từ những góc phố lãng mạn, tái hiện lại khung cảnh nước Ý thơ mộng với dòng sông Venice hiền hoà. Bên cạnh đó, các khu phố ăn chơi mang đậm phong cách Hàn Quốc cũng làm giới trẻ “phát cuồng".
Hưng Yên
Tháng 1 - Tháng 12
387 lượt xem
Chùa Hương tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km. Nơi đây được mệnh danh là một trong những điểm đến tâm linh đặc sắc bậc nhất ở Hà Nội! Chùa Hương cũng là trung tâm của một quần thể văn hóa, tôn giáo gồm nhiều ngôi đền, chùa cổ kính, thiêng liêng khác. Những điểm đến ở Chùa Hương: Đền Trình Là ngôi đền đầu tiên bạn đến sau khi xuống đò. Được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc hùng vĩ, hoang sơ. Chùa Thiên Trù Chùa tọa lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng và hoàn thành vào năm 1467. Thời gian đi từ bến đò vào chùa Thiên Trù hết khoảng 40 phút đi bộ. Chùa Giải Oan Chùa nằm trên con đường đến động Hương Tích, cách khoảng 2,5km nằm trên núi Long Tuyền, mang trên mình nét cổ kính, hoài niệm. Suối Yến Là con đường thủy duy nhất để vào chùa Hương, có chiều dài khoảng 4km. Động Hương Tích Động có hình dáng tựa như một con rồng đang há miệng vờn ngọc. Động Hương Tích ở độ cao 390m, bạn có thể leo bộ hoặc di chuyển bằng cáp treo đều được. Chùa Thanh Sơn Chùa có cả lối vào từ phía sông và phía núi với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Chùa Thanh Sơn là một trong những ngôi chùa tiêu biểu cho tín ngưỡng mang màu sắc Việt Nam. Động Long Vân Đi từ bến Long Vân leo cao khoảng 150m là tới chùa Long Vân, đi một đoạn qua eo núi đến động Long Vân. Động Long Vân có không gian thoáng đãng, rộng rãi. Hang Sũng Sàm Hang Sũng Sàm ở độ cao 100m, cửa hướng Tây Nam và hang rộng khoảng 15m. Chùa Bảo Đài Chùa nằm dưới chân núi, hiện có phong cách kiến trúc nhà Nguyễn. Động Tuyết Sơn Động nằm ở giữa núi, đường đến động tương đối dễ. Bên trong có vô số nhũ đá hình thù kỳ lạ và đẹp đẽ.
Hà Nội
Tháng 1 - Tháng 12
390 lượt xem
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có nhiều chức năng: nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày, trình diễn và những hình thức hoạt động khác để giới thiệu, giáo dục về văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam cũng như các nước khác... Nằm ngay trên trục đường Nguyễn Văn Huyên, trực thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 8 km, rất dễ dàng cho bạn di chuyển. Đối với người dân Hà Thành nói riêng và người dân cả nước Việt Nam nói chung, bảo tàng mang ý nghĩa và giá trị văn hóa vô cùng to lớn. Trong hành trình khám phá phố cổ Hà Nội, chắc chắn bạn không thể bỏ lỡ nơi này. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được xây dựng từ năm 1981 với diện tích ban đầu là 3,27 ha. Sau nhiều lần tu sửa, diện tích bảo tàng được nâng lên với tổng diện tích là 4,4 ha. Đây là công trình do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh, người Tày thiết kế; còn nội thất được thiết kế bởi nữ kiến trúc sư Véronique Dollfus (người Pháp). Với mục đích lưu giữ những lịch sử và nét văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam, bảo tàng là một trong những điểm tham quan tại Hà Nội thích hợp cho các bạn học sinh, sinh viên và du khách có hứng thú tìm hiểu tất cả nét văn hóa mỗi dân tộc. Các hiện vật được trưng bày theo nhiều thể loại khác nhau như y phục, trang sức, vũ khí, nhạc cụ, tôn giáo, nhà ở… được du khách yêu thích cũng như đánh giá cao.
Hà Nội
Tháng 1 - Tháng 12
391 lượt xem
Việt Phủ Thành Chương được xây dựng từ năm 2001 bắt nguồn từ ý tưởng của họa sĩ Thành Chương – người muốn tái hiện lại dấu ấn văn hóa của cha ông ta thời xa xưa. Nằm trên mảnh đất với diện tích hơn 8000 hecta tại Sóc Sơn, Việt Phủ Thành Chương được xem là một công trình kiến trúc đồ sộ mang đậm nét đặc trưng của Việt Nam. Việt Phủ Thành Chương nằm tại hồ Kèo Cả, xã Hiền Linh, huyện Sóc Sơn, chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km thế nên việc di chuyển đến đây tương đối dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn nhiều loại phương tiện như ô tô, xe máy, xe bus… Việt Phủ Thành Chương ôm trọn 30 công trình kiến trúc mang dáng dấp lịch sử Việt Nam thế kỷ trước. Dạo quanh một vòng rộng lớn, du khách sẽ cảm nhận được không gian lịch sử như ùa về trong kí ức. Đầu tiên, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 13 ngôi nhà cổ với những tên gọi đặc biệt như lầu Tường Vân, nhà Thanh Tĩnh, cổng Hương, nhà Mạc Hương, quán Xuân Phong,…
Hà Nội
Tháng 1 - Tháng 12
380 lượt xem
Nằm trên khu đất rộng gần 6500m2, nhà vườn An Hiên được thiết kế mẫu mực theo kiến trúc nhà vườn xứ Huế, chịu ảnh hưởng bởi thuật phong thủy, kiến trúc và thiên nhiên hòa quyện vào nhau: phía trước có sông Hương thơ mộng, qua cổng là lối đi dài, tiếp đến là bình phong, rẽ lối có sân, bồn hoa, cây cảnh và hồ nước trong xanh rồi đến ngôi nhà rường cổ uy nghi nằm khuất khiêm tốn giữa khu vườn rộng rãi. Cổng nhà vườn xây theo hình vòm cổ kính. Chính giữa cổng, ở mặt ngoài, bên dưới mái là bức hoành cuốn thư đắp nổi, biển ngạch đề hai chữ Hán “An Hiên” khảm sành hai màu xanh trắng trên nền tường đen. Từ cổng chính đi theo con đường đất dài sẽ thấy bức bình phong lớn nằm uốn mình hơi chếch về hướng tây che chắn nhà thờ chính. Sau bình phong là hồ nước nhỏ trồng hoa súng, nằm trước sân nhà thờ chính. Kiến trúc chính là một ngôi nhà 3 gian 2 chái nằm gần như ở trung tâm khu vườn. Ngôi nhà rộng 135m2, có kiến trúc mẫu mực của kiến trúc truyền thống nói chung và là một trong những ngôi nhà rường cổ tiêu biểu thể hiện rõ nét nghệ thuật xây dựng truyền thống của Huế dưới thời Nguyễn. Không gian nội thất của ngôi nhà được phân chia rõ ràng theo chức năng sử dụng. Gian giữa là gian thờ, với nguyên tắc bài trí “tiền Phật hậu Linh”. Đặc biệt, ngôi nhà có nhiều kỷ vật rất quý của cung đình triều Nguyễn. Ở gian giữa bên trên hàng cột nhất treo hai bức hoành kiểu cuốn thư, bức trước đề “Tại quận quận trọng” (nghĩa là “Triều đình trọng dụng”), bức sau cuốn thư có hoa lá thếp vàng đề “Văn võ trung hiếu” do vua Bảo Đại ban cho gia đình năm Đinh Sửu (1937) cùng nhiều bài thơ của vua Thành Thái, hiện cũng được treo ở nơi tiếp khách trong nhà. Sau này, do nhu cầu tiếp khách cũng như dành ngôi nhà thành nơi tham quan, bà Tuần Chi đã cho dựng một nếp nhà khác có kiến trúc kiểu Pháp bên mé trái ngôi nhà rường bên cạnh để ở và sinh hoạt. Điểm đặc biệt trong căn nhà mới này là thư viện sách của bà Tuần Chi với 338 đầu sách với nhiều thể loại phong phú như văn học, lịch sử, chính trị, luật, từ điển, phong thủy… được viết bằng nhiều thứ tiếng như tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật. Không chỉ là một ngôi nhà đặc biệt lưu dấu nhiều thế hệ danh gia vọng tộc, An Hiên thực sự còn là một không gian sinh thái, một vườn cây hương sắc bốn mùa. Nhiều hàng cây, gốc cây nơi đây đã có hơn một trăm năm tuổi. Nhiều loại cây ăn quả, nhiều giống cây quý hiếm khắp 3 miền cũng được đưa về đây tụ hội. Đặc biệt, chắt nội của đại thi hào Nguyễn Du đã tặng cho bà Tuần Chi 14 cây hồng Tiên Điền, là loại quả được tiến vua nhân dịp lễ Thượng Tiến. Đặc biệt trong khu vườn có rất nhiều gốc măng cụt Giáng Châu, một loại quả quý nổi tiếng xứ Huế chuyên được dùng để tiến vua…Huế không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên hay sự hấp dẫn từ các món ăn đặc sản mà còn bởi những di tích lưu giữ nền văn hóa lâu đời. Giữa thành phố nhộn nhịp, nhà vườn An Hiên với lối kiến trúc nhà rường cổ kính vẫn luôn là địa điểm tham quan nổi tiếng bạn không thể bỏ qua khi có dịp đến với xứ kinh kỳ này nhé!
Thừa Thiên Huế
Từ tháng 01 đến tháng 07
401 lượt xem
Cầu Tràng Tiền Huế được xem là biểu tượng của cố đô, mang đậm dấu ấn lịch sử qua bao thăng trầm của đất nước. Đây còn là điểm du lịch hấp dẫn thu hút mọi du khách khi đến Huế bởi vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng bắc qua dòng sông Hương trôi lững lờ.Bắc qua dòng sông Hương hiền hòa, cầu Tràng Tiền Huế không chỉ đơn thuần là một công trình giao thông mà còn là chứng nhân lịch sử tồn tại hơn 1 thế kỷ với bao đổi thay dâu bể. Đây cũng là điểm check-in thu hút đông đảo du khách khi đi du lịch Huế bởi vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng và nhuốm màu cổ kính.Cầu Tràng Tiền Huế nằm ngay trung tâm thành phố và còn được gọi là cầu Trường Tiền, cầu Thành Thái. Cầu nối liền hai bờ sông Hương với đầu phía Bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu phía Nam thuộc phường Phú Hợi. Đây là cây cầu đầu tiên ở khu vực Đông Dương được xây dựng theo kỹ thuật và vật liệu nhập từ phương Tây. Cầu được xây dựng bằng thép với tổng chiều dài hơn 400 mét, gồm 6 nhịp dầm thép có dạng vành lượng, khẩu độ mỗi nhịp là 67 mét.Cầu Tràng Tiền Huế đã đi vào thơ ca và trở thành biểu tượng, điểm đến hấp dẫn của vùng đất cố đô bởi những giá trị lịch sử và những nét đẹp đặc trưng như sau: Cầu Tràng Tiền là chứng nhân, di tích lịch sử đẹp qua thời gian: Với tuổi đời hơn 1 thế kỷ, cầu Tràng Tiền Huế đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử trên mảnh đất cố đô. Với kỹ thuật xây dựng tiên tiến, hiện đại, cầu là niềm kiêu hãnh của người dân xứ Huế từ khi hoàn thành. Cầu đã trải qua thời kỳ kháng chiến chống Pháp với sự tàn phá nặng nề và nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Check-in Tràng Tiền Huế: Cầu Tràng Tiền sở hữu nét đẹp cổ kính, bình yên rất riêng và ấn tượng. Đây chính là background tuyệt đẹp trong các bức hình sống ảo. Vậy nên, trong chuyến du lịch đến thành phố Huế, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội dạo bước trên cầu và ghi lại thật nhiều bức ảnh đẹp. Ngắm nhìn toàn cảnh Huế vào ban ngày: Hình ảnh cây cầu duyên dáng soi bóng xuống dòng sông Hương êm đềm cùng những con thuyền lặng lẽ qua sông chính là khung cảnh tuyệt đẹp mà bạn có thể chứng kiến khi đến đây. Cầu còn khiến du khách cảm mến bởi sự bình dị và nét đẹp dịu dàng khó tả. Tham quan, ngắm cảnh cầu Tràng Tiền lung linh về đêm: Vào năm 2002, bên cạnh hệ thống chiếu sáng vốn có, cầu Tràng Tiền còn được lắp đặt hệ thống đèn đổi màu hiện đại. Nhờ đó, cầu như được khoác thêm một chiếc áo mới lung linh, đầy huyền ảo mỗi tối. Đây cũng là thời điểm tuyệt vời để bạn tham quan, ngắm cảnh cầu Trường Tiền và tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành. Bạn còn được chiêm ngưỡng dòng sông Hương lững lờ trôi và lắng nghe những khúc hát ca trù xứ Huế vang vọng từ những chiếc thuyền rồng. Tham gia đi dạo ở phố đi bộ ngay dưới chân cầu: Phố đi bộ nhộn nhịp và chợ đêm ngay dưới chân cầu cũng là nơi mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp bình dị, cùng không khí náo nhiệt với rất nhiều quầy hàng lưu niệm, quán ăn đặc sản thơm ngon. Vậy nên, sau hành trình ngắm cảnh, tản bộ trên cầu, bạn hãy ghé qua khu phố đi bộ để thưởng thức những món ăn thơm ngon và sẵn tiện mua quà về cho người thân, bạn bè.
Thừa Thiên Huế
Tháng 12 đến tháng 03
415 lượt xem
Thành Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 tại vùng đất xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Cổ Loa ngày nay không chỉ là một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ mà còn là một điểm đến lý tưởng cho các du khách thập phương. Thành Cổ Loa không chỉ gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt Nam, như vua An Dương Vương định đô, xây thành, chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc hay mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu - Trọng Thủy…, mà còn là điểm tham quan, du lịch độc đáo của Thủ đô Hà Nội. Được mệnh danh là tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam, di tích lịch sử Cổ Loa rộng khoảng 500ha, được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội. Tương truyền, thành có chín vòng hình xoáy trôn ốc nên người dân thành xưa còn gọi là thành Ốc. Do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh nên hiện tại thành chỉ còn ba vòng với những dấu tích xưa, đó là thành nội, thành trung và thành ngoại. Thành ngoại có chu vi khoảng 8km, được xây dựng theo phương pháp đào đất tới đâu khoét hào tới đó, đắp thành, xây lũy liền kề. Các lũy xưa cao từ 4-5m đặc biệt có chỗ cao từ 8-12m. Thành trung có chu vi khoảng 6,5km, cũng có kết cấu như thành ngoại nhưng diện tích hẹp và kiên cố hơn. Thành nội có diện tích khoảng 2km2, là nơi ở của vua An Dương Vương cùng các cung tần, mỹ nữ và quan lại dưới triều. Thành Cổ Loa có rất nhiều tên gọi khác nhau như Loa thành (thành Ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai. Ngày nay, trong khu di tích Cổ Loa còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đền thờ tướng Cao Lỗ, am thờ công chúa Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn… Trong các đền chùa còn có nhiều hiện vật khảo cổ được khai quật trong Thành cổ như tượng đồng, mũi tên đồng và các món đồ bằng sứ, đá, được chạm khắc tinh tế.
Hà Nội
Tháng 1 - Tháng 12
374 lượt xem
Làng Gốm Bát Tràng - một ngôi làng nổi tiếng với nghề gốm truyền thống tọa lạc cách trung tâm Hà Nội khoảng 13 km về phía đông nam. Với hơn 700 năm lịch sử và sự phát triển không ngừng, làng gốm Bát Tràng đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích nghệ thuật gốm sứ và muốn khám phá văn hóa truyền thống của Việt Nam. - Thời nhà Lý: Xưởng sản xuất gốm của các thợ gốm Thanh Hóa được chuyển về đây. - Thời nhà Trần: Làng gốm Bát Tràng trở thành trung tâm chế tác gốm sứ lớn nhất miền Bắc. - Thời nhà Lê: Nghề gốm Bát Tràng đạt đến đỉnh cao phát triển, sản xuất nhiều loại đồ thờ cúng, đồ gia dụng tinh xảo. - Thời nhà Nguyễn: Nghề gốm Bát Tràng vẫn được tiếp tục phát triển nhưng sản lượng không còn nhiều. - Hiện nay: Làng gốm Bát Tràng đã được phục hồi và phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Làng gốm tọa lạc tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10km và sân bay Nội Bài 40km. Vì vậy nên việc đi lại và tham quan làng gốm không quá khó khăn. Để đến đây du khách có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy hoặc phương tiện công cộng như xe bus, tàu.
Hà Nội
Tháng 1 - Tháng 12
360 lượt xem
Chợ Đồng Xuân là 1 trong những ngôi chợ lớn có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử nhất Hà thành. Trải qua hàng nghìn năm, chợ vẫn phát triển và có lượng lớn người mua, kẻ bán giao dịch tấp nập mỗi ngày. Chợ Đồng Xuân Hoàn Kiếm Hà Nội là một trong những khu chợ lớn nhất miền Bắc đã có tuổi đời lên tới hàng trăm năm. Tọa lạc tại trung tâm Thủ đô, đây không chỉ là nơi giao thương buôn bán tấp nập mà còn là “thiên đường ẩm thực”, nơi “chiều chuộng” khách du lịch Hà Nội bằng những món ngon Hà thành. Chợ Đồng Xuân nằm ngay trung tâm phố cổ Hà Nội, thuộc phường Đồng Xuân, Q. Hoàn Kiếm. Chỉ cách Hồ Hoàn Kiếm khoảng 1km, rất gần ga Long Biên và phố Hàng Mã. Phía Tây của chợ là phố Đồng Xuân, phía Đông là ngõ Đồng Xuân, phía Bắc là phố Hàng Khoai và phía Nam là phố Cầu Đông. Cũng như nhiều khu chợ khác, chợ Đồng Xuân mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần, từ 6h - 18h hằng ngày. Riêng khu ẩm thực ở ngõ chợ thì mở cửa đến tận rạng sáng hôm sau. Đặc biệt, vào những ngày cuối tuần thứ 6, thứ 7, Chủ nhật, chợ Đồng Xuân mở cửa đến 22h30 để phục vụ nhu cầu tham quan và mua sắm của du khách. Đây là một trong những địa điểm mua sắm đông vui, nhộn nhịp mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến du lịch Hà Nội. Chợ Đồng Xuân là khu chợ có quy mô lớn đã có tuổi đời hàng trăm năm nay. Nơi này đã cùng thời gian chứng kiến biết bao đổi thay của Hà Nội và được biết đến với tên gọi khác là Chợ Lớn. Sử sách ghi lại, vào năm 1804, triều đình nhà Nguyễn đã cho xây dựng một khu chợ ở phía Nam sông Tô Lịch để tiện cho việc giao thương buôn bán của tàu thuyền. Đến năm 1889, sau khi sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp, chính quyền Pháp đã quy hoạch và dồn hàng quán vào một khu đất trống ở phường Đồng Xuân. Năm 1890, người Pháp xây chợ với tổng diện tích 6.500 m2 theo kiến trúc Pháp với 5 nhà cầu, 5 phần tam giác trổ lỗ tổ ong và 5 vòm cửa. Đến năm 1990, chợ được sửa chữa lại chỉ còn 3 dãy giữa và xây 3 tầng. Năm 1995, chợ Đồng Xuân được xây sửa lại với đầy đủ hệ thống cứu hỏa, thông khí và thoát hiểm. Lúc đó, chợ đã có diện tích lên đến 14.000m2 với khoảng 2000 gian hàng. Nơi đây trở thành khu chợ hiện đại và sầm uất nhất Thủ đô Hà Nội.
Hà Nội
Tháng 1 - Tháng 12
469 lượt xem
Vườn quốc gia Bạch Mã nằm ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 40km, cách Đà Nẵng 65km. Vườn quốc gia Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn Bắc, có nhiều dãy núi với các đỉnh cao trên 1.000m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông. Rừng quốc gia Bạch Mã có tổng diện tích gần 37.500 ha, là một khu rừng nguyên sinh rộng lớn, có 2373 loài thực vật cùng 1715 loài động vật đa dạng, trong đó gồm nhiều loài quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam. Lịch sử vườn quốc gia Bạch Mã theo lời kể của những người dân địa phương, vườn quốc gia Bạch Mã được phát hiện và khai phá bởi vị kỹ sư người Pháp tên M.Girard vào năm 1932, nơi đây trở thành khu nghỉ dưỡng nổi tiếng từ những năm 1945. Các trải nghiệm đừng bỏ qua khi đến Vườn quốc gia Phú Lộc Thừa Thiên Huế Tham quan Vọng Hải Đài (đài quan sát biển): Vọng Hải Đài tọa lạc nơi đỉnh Bạch Mã oai phong, ở độ cao khoảng 1.430m so với mực nước biển. Từ Vọng Hải Đài, bạn dễ dàng chiêm ngưỡng toàn cảnh núi non hùng vĩ của rừng quốc gia Bạch Mã, ngắm vịnh Lăng Cô hay bãi biển Cảnh Dương xinh đẹp từ xa. Để đến Vọng Hải Đài, bạn sẽ cần đi qua đường mòn Vọng Hải Đài, bạn có thể lựa chọn đi trekking trên đường mòn hoặc chọn di chuyển bằng xe để không bị mệt. Khám phá Ngũ Hồ Bạch Mã: Để đến được Ngũ Hồ Bạch Mã, bạn đi bộ từ Vọng Hải Đài xuống khoảng 2km đến biệt thự Đỗ Quyên, tiếp tục theo biển chỉ dẫn đường đến Ngũ Hồ, khám phá 5 hồ nước gây mê hoặc với những vẻ đẹp khác nhau. Nước tại Ngũ Hồ Bạch Mã trong vắt, các hồ đều có địa hình vô cùng độc đáo, tạo nên khung cảnh đẹp như bức tranh thủy mặc. Check-in sống ảo tại thác Đỗ Quyên và thác Trĩ Sao: Dòng thác Đỗ Quyên là điểm đến nhất định không thể bỏ qua khi bạn đi du lịch vườn quốc gia Bạch Mã Huế. Để di chuyển đến thác Đỗ Quyên, bạn di chuyển theo bảng chỉ dẫn đường từ Ngũ Hồ Bạch Mã, leo tới đỉnh thác Đỗ Quyên. Thác nước có tên gọi Đỗ Quyên là bởi vì loài hoa Đỗ Quyên mọc rất nhiều ở hai bên thác. Thác Đỗ Quyên là thác nước có chiều cao 300m, tung bọt nước trắng xóa, sở hữu khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời trong vườn quốc gia Bạch Mã Huế. Thác Trĩ Sao cũng là điểm check-in sống ảo hấp dẫn không kém thác Đỗ Quyên, để đến thác, bạn sẽ phải leo dốc núi, đi qua các đoạn rừng thưa để đến nơi cảm nhận tiếng nước chảy len lỏi qua từng bậc đá, ngắm hồ nước trong vắt, đẹp tuyệt vời. Trải nghiệm khám phá rừng chò đen: Vườn quốc gia Bạch Mã Huế có hệ sinh thái phong phú, đa dạng, trong đó rừng chò đen nổi bật với nhiều cây cổ thụ hùng vĩ, thân thẳng, tán hình tháp, có cây đường kính đến hơn 1m và cao trên 30m, mọc san sát nhau. Tham quan Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế: Đến vườn quốc gia Bạch Mã mà bỏ qua tham quan Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã thì thật là thiết sót. Thiền viện tọa lạc ở giữa lòng hồ Truồi, nằm trên ngọn núi Linh Sơn, đến đây, bạn có thể phóng tầm mắt nhìn ra khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ở hồ Truồi, hay khám phá những công trình kiến trúc của thiền viện như tổ đường, chính điện, tăng đường, trai đường… được xây dựng hài hoà.Vườn quốc gia Bạch Mã Huế là điểm đến hấp dẫn mà bạn nên trải nghiệm khi đi du lịch Huế, hi vọng với những kinh nghiệm du lịch vườn quốc gia Bạch Mã Huế trong bài viết, bạn sẽ có được một chuyến đi trọn vẹn và hoàn hảo.
Thừa Thiên Huế
Tháng 12 đến tháng 04
465 lượt xem
Nằm trên trục đường Huyền Trân Công Chúa, cách thành phố Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam là làng Hương lớn nhất xứ Huế - làng Hương Thủy Xuân, nổi tiếng với nghề làm Hương trầm hàng trăm năm nay. Làng nghề làm hương Thủy Xuân nằm trên tuyến đường tham quan du lịch lăng Tự Đức, đồi Vọng Cảnh nên khá thuận lợi để người dân thập phương và khách du lịch biết đến làng nghề nhiều hơn. Du khách đến tham quan làng Hương, khám phá các công đoạn làm hương bằng thủ công tại làng thích thú khi tự tay se được một cây hương, tự mình làm nên một que hương, cũng như được tìm hiểu thêm về nghề về người và cuộc sống của người dân xứ Huế. Hương ở Thủy Xuân có mùi thơm đặc trưng và chất lượng tốt. Hầu hết người dân ở đây đều làm nghề se hương, sống bằng nghề làm hương. Nghề truyền thống của ông cha đã ăn sâu vào máu thịt của người dân làng Thủy Xuân. Họ say mê, yêu nghề, tỉ mẩn với nghề từ sáng đến tối. Họ duy trì nghề làm hương bởi cái đam mê với nghề là chính, vì hương được làm thủ công, không dùng máy đánh nên năng suất không được nhiều như làm máy, giá thành lại rất bình dân nên lợi nhuận chỉ đủ lo bữa cơm trong ngày, thế nhưng khách đến mua hương, mua quà lưu niệm hay chỉ để xin chụp ảnh họ đều rất vui vẻ, niềm nở với nụ cười hiền hòa, thân thiện. Ngay khi bước chân đến đầu làng, hương thơm của hương đã tỏa ngát khắp không gian. Để làm ra một cây hương thì khâu đầu tiên là khâu chọn nguyên liệu, thường gồm: Ngũ vị thuốc bắc với quế chi, thảo quả, nụ tùng, đinh hương, hoa hồi, bạch đàn, quế…hòa với nước, trộn lại với nhau làm bột hương. Sau đó là công đoạn làm lõi hương, lõi hương được làm từ ruột tre chẻ nhỏ đều tăm tắp, phơi nắng nhiều ngày để khô và giòn, Tre làm lõi hương là tre già lấy từ rừng Nam Đông, Bình Điền, Phong Sơn. Bột hương trộn dẻo rồi được se quanh lõi hương, se sao cho vừa đủ mỏng, tròn thì lại đem đi phơi nắng. Người làng Thủy Xuân vẫn lưu giữ cách làm hương truyền thống thay vì máy se hương tuy khá vất vả hơn nhưng lại dân gian, giữ gìn nét truyền thống, “hồn cốt” của nghề. Làng hương Thủy Xuân cung cấp ra thị trường đủ các loại hương như: Hương quế, hương dầu sả, hương thơm tẩy mùi, nhang vòng, nụ trầm, nổi bật nhất là hương Trầm, hương của làng không sử dụng hóa chất, chỉ dùng các loại hương liệu, nguyên liệu tự nhiên thân thiện với môi trường, sức khỏe nên có màu vàng sáng hơn các loại hương những nơi khác và mùi hương đặc trưng dễ chịu. Ban đầu hương chỉ có màu nâu và đỏ, nhưng nay du khách sẽ dễ dàng thấy nhiều loại hương với phần chân hương đủ màu sắc: tím, vàng, xanh, hồng…xòe thành những bông hoa hương đầy màu sắc lung linh, rực rỡ trong nắng. Không gian rực rỡ sắc màu và sự nhiệt tình, niềm nở hiếu khách của người dân nơi đây này đã làm cho du khách bị mê hoặc, trầm trồ và vỡ òa. Chỉ cần bấm máy, du khách sẽ có những hình ảnh auto lung linh như trong tạp chí Bây giờ người dân ở đây còn kết hợp vừa làm hương vừa kết hợp làm các sản phẩm du lịch, bán các mặt hàng lưu niệm như tranh sơn dầu, quạt, đồ thổ cẩm để thêm thu nhập, giúp cuộc sống người dân khởi sắc hơn. Hương Thủy Xuân không chỉ cung ứng nhu cầu trong tỉnh mà còn trong cả nước cũng như xuất khẩu nước ngoài. Làng hương Thủy Xuân đã trở thành một nét đẹp văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô được lưu truyền và phát triển đến tận bây giờ.
Thừa Thiên Huế
Từ tháng 03 đến tháng 08
434 lượt xem
Ga Hà Nội là một nhà ga cổ do Pháp xây dựng, còn được biết đến với tên gọi là Ga Hàng Cỏ. Nhà ga được khánh thành vào năm 1902, là đầu mối giao thông vận tải quan trọng nhất của Thủ đô. Ga nằm ngay tại trung tâm thành phố, ở số 120 đường Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm, được chia thành 2 khu là khu A và khu B. Khu A chuyên phục vụ các chuyến tàu Thống Nhất, nằm tại đường Lê Duẩn. Khu B thuộc địa phận của phố Trần Quý Cáp, phường Văn Miếu, quận Đống Đa. Ga Hà Nội là công trình gắn bó với nhiều thế hệ người dân Hà Nội. Tiếng còi tàu đã trở thành ký ức khó phai mờ đối với những người từng sống ở thập niên 90. Trải qua nhiều thăng trầm, Ga Hà Nội giờ đã là một nhà ga hiện đại với hệ thống phòng chờ tàu, phòng chờ khách liên vận quốc tế khang trang. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong các chuyến du lịch Hà Nội. Hiện nay, Ga Hà Nội có 2 khu vực, toạ lạc tại 2 quận khác nhau ở Thủ đô: Khu A: Số 120 Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm Khu A là nhà ga chuyên phục vụ cho các đoàn tàu Bắc Nam, điểm đầu là Ga Hà Nội và điểm cuối là Ga Sài Gòn. Ga hoạt động từ thứ 2 đến chủ nhật, từ 8h đến 22h30 hàng ngày. Khu B: Số 1 Trần Quý Cáp, phường Văn Miếu, quận Đống Đa Khu B còn được gọi là ga Trần Quý Cáp, là nhà ga chuyên dụng cho các đoàn tàu đi các tỉnh lân cận. Các tuyến tàu xuất phát từ ga này gồm có: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Quan Triều, Hà Nội – Đồng Đăng. Nhà ga mở cửa từ thứ 2 đến chủ nhật, khung giờ hoạt động là 5h10 – 6h, 8h – 11h30 và 14h – 17h30.
Hà Nội
Tháng 1 - Tháng 12
604 lượt xem
Hồ Tây là một trong những thắng cảnh đẹp nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Vẻ đẹp của hồ Tây là một nét chấm phá lãng mạn, thi vị trong bức tranh đầy màu sắc của Hà Nội, nơi gặp gỡ, ghi dấu kỷ niệm của biết bao người Hà Nội, nơi níu chân du khách mỗi lần đếm thăm thủ đô. Hồ Tây là hồ nước tự nhiên nằm ở phía tây bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Những tư liệu lịch sử cho thấy cách đây hàng nghìn năm, hồ Tây là đoạn còn sót lại do sông Hồng chuyển dòng mà thành. Hồ Tây từng có nhiều tên gọi như hồ Mù Sương (Dâm Ðàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), đầm Xác Cáo... Mỗi tên gọi đều gắn với sự tích về nguồn gốc hình thành của hồ. Hồ Tây có thế “Long phượng trình tường - Phượng hoàng ẩm thủy”, trên bờ thuận việc canh tác tằm tang, dưới nước thuận giao thông thủy và chài lưới... Bởi thế mà thời Lý (năm 1138), công chúa Từ Hoa, con Vua Lý Thần Tông đã rời cung về vùng ven hồ Tây dạy dân trồng dâu, nuôi tằm hình thành nên một vùng đất nổi tiếng với nghề tơ tằm, vang danh khắp Kinh thành Thăng Long. Các vua, chúa thời Lý - Trần cũng chọn khu vực ven hồ Tây lập các cung điện để vãn cảnh, như: cung Thúy Hoa vào thời Lý, sang thời Trần đổi tên thành điện Hàn Nguyên và nay thuộc địa phận chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa thời Lý nay thuộc địa phận chùa Kim Liên; điện Thụy Chương thời Lê nay thuộc địa phận trường PTTH Chu Văn An... Nhìn từ trên cao, hồ Tây có hình dáng giống chiếc càng cua với góc phía đông được bao quanh bởi đường Thanh Niên - tuyến đường ngăn cách giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch, phần còn lại được bao quanh bởi đất liền. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, quanh năm dập dềnh, lượn sóng mà còn mang vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc hồng thơm ngát của hoa sen, sắc tím của hoa bằng lăng hay vẻ rực rỡ của những cánh phượng hồng mỗi độ hè về. Không gian xung quanh hồ luôn phảng phất những làn gió mát khiến ai đến đây cũng đều cảm thấy thư thái. Mỗi sáng tinh mơ hay khi hoàng hôn xuống , nhiều người thích dạo quanh hồ để hít thở không khí trong lành hay tập thể dục rồi mới bắt đầu một ngày làm việc mới hoặc trở về nhà. Những lúc chiều tà hay khi màn đêm buông xuống cũng là lúc hồ Tây trở thành nơi gặp gỡ bạn bè, nơi hẹn hò, lưu giữ kỷ niệm tình yêu của bao người. Có người tìm cho mình một góc ở bên hồ để hóng gió, nhâm nhi ly cà phê trong một quán ven đường, thưởng thức món bánh tôm nổi tiếng, ăn một ly kem tươi mát lạnh. Cũng có người lựa chọn những nhà hàng sang trọng nằm ở ven hồ để vừa ăn vừa ngắm cảnh và tận hưởng những làn gió trong lành. Với vẻ đẹp lãng mạn, hồ Tây còn khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ tạo nên những áng văn chương cùng những tình khúc đầy trữ tình, thi vị. Nằm ven hồ Tây còn có các làng cổ như: làng hoa Nhật Tân, làng hoa Quảng Bá, làng quất Nghi Tàm, làng nghề giấy dó Yên Thái, làng nghề đúc đồng Ngũ Xã... cùng hệ thống di tích lịch sử văn hóa đậm đặc như: chùa Vạn Niên, chùa Tảo Sách, chùa Kim Liên, đền Quán Thánh, chùa Bà Đanh... Đặc biệt, trên bán đảo và đảo ở phía đông hồ Tây, 2 di tích nổi tiếng là phủ Tây Hồ (được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 thờ bà chúa Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam) và chùa Trấn Quốc (được dựng vào thời Tiền Lý (thế kỷ 6), dời và phục dựng vào thời Lê Trung Hưng (năm 1615) trên nền cũ của điện Hàn Nguyên) vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vãn cảnh, lễ chùa. Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của khách du lịch, Công ty TLC Hồ Tây đã đưa vào khai thác các tour du lịch tham quan, ngắm cảnh hồ Tây và vùng phụ cận bằng xe điện như: “Vãn cảnh hồ Tây”, “Bình minh Tây Hồ”, “Du ngoạn Hồ Tây”; "Tham quan làng đúc đồng Ngũ Xã", “Tham quan làng hoa Nhật Tân”... Tham gia các tour du lịch này, du khách không chỉ được thưởng lãm vẻ đẹp hồ Tây hiện nay mà còn có dịp hoài niệm về “Tây Hồ bát cảnh”.
Hà Nội
Tháng 1 - Tháng 12
551 lượt xem