Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Di tích Lịch sử Nọc Nạng

Di tích Lịch sử Nọc Nạng

Địa danh đồng Nọc Nạng thuộc làng Phong Thạnh quận Giá Rai, ngày nay là ấp 4 xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Ngày xưa, nơi này là vùng sình lầy rộng lớn, nhiều rừng tràm, choại, lau sậy mọc chen chúc, quanh năm chỉ có chim muông và rắn độc trú ẩn. Người dân đi khai hoang đến sinh sống và khai phá vùng này, đã dựng lên những cái chòi lợp lá để có chỗ che mưa nắng và tránh rắn độc. Vì đất sình lầy không thể cất nhà như trên đất khô, người dân đã chặt cây làm nọc đóng xuống đất sình rồi gác nạng bên trên làm sàn để cất nhà. Địa danh đồng Nọc Nạng còn gắn liền với cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của người nông dân chống sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp và bọn địa chủ. Gia đình anh em ông Mười Chức đã đem bao mồ hôi công sức ra để biến đổi cánh đồng này thành ruộng lúa. Khi mọi người đang sống và lao động bình yên thì địa chủ đã cấu kết với bọn cường hào và thực dân Pháp dùng nhiều thủ đoạn xảo quyệt đến cướp lúa, cướp đất của gia đình ông Mười Chức. (trên thực tế, phần đất anh em ông Mười Chức làm là do ông cha khai phá để lại). Năm 1927, sau nhiều thủ đoạn xảo quyệt và thâm độc hòng chiếm đất của gia đình ông Nguyễn Văn Chức (Mười Chức) không xong, tên Mã Ngân, một địa chủ ở Cà Mau đã lừa bán đất cho vợ một quan huyện là Hồ Thị Trân. Sau khi mua đất mà không lấy được đất do gia đình ông Mười Chức phản đối kịch liệt, bọn chúng đã mượn thế lực của thực dân Pháp đến trấn áp nhằm lấy ruộng và lúa của gia đình ông Mười Chức. Thế là một cuộc đấu tranh của gia đình ông chống lại sự đàn áp của bọn thực dân Pháp đã xảy ra đẫm máu vào ngày 17/02/1928. Trong cuộc chống trả này, gia đình ông Mười Chức mất 4 người: ông Mười Chức , bà Mười Chức (cùng đứa con trong bụng), ông Năm Mẫn , ông Sáu Nhịn. Về phía bọn thực dân thì có 1 tên quan Pháp bị thương nặng qua ngày sau thì chết và vài tên khác bị thương. Mấy người còn lại trong gia đình ông Mười Chức đều bị bắt và kết tội là "dậy loạn, chống công quyền, giết người". Không vì thế mà chùn bước, gia đình ông lại tiếp tục gửi đơn khiếu nại… Báo chí cũng lên án mạnh mẽ. Trước dư luận của công chúng cuối cùng chính quyền Pháp phải trả đất lại cho gia đình ông Mười Chức. Sự kiện đồng Nọc Nạng là một bằng chứng tội ác của chế độ thực dân Pháp cướp nước và bè lũ quan lại tay sai, nói lên tinh thần chống áp bức của người nông dân thật thà chất phác. Tuy cuộc đấu tranh của nông dân vùng Nọc Nạng là một cuộc đấu tranh tự phát nhưng đã biểu hiện được sự đấu tranh của giai cấp nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long thời ấy, thể hiện tinh thần kiên cường và nghĩa khí của người nông dân Nam bộ, góp phần hun đúc cho truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Ngày 30/8/1991, sự kiện lịch sử đồng Nọc Nạng được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa, di tích này nằm ở ấp 4, xã Phong Thạnh A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Đã trải qua hơn tám mươi năm, cánh đồng Nọc Nạng vẫn còn đọng lại khúc ca bi tráng ngày nào, sự kiện ấy đã đi vào lịch sử dân tộc với hình ảnh người nông dân Bạc Liêu chất phác thật thà mà đầy nghĩa khí. Nguồn: Lịch sử Đảng bộ huyện Giá Rai

Bạc Liêu 1507 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bạc Liêu

Di tích Quốc gia Đặc biệt Căn cứ Cái Chanh

Bạc Liêu 1532

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích Lịch sử Nọc Nạng

Bạc Liêu 1508

Di tích cấp quốc gia

ĐỀN THỜ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Bạc Liêu 1459

Di tích cấp quốc gia

Thành Hoàng Cổ Miếu

Bạc Liêu 1455

Di tích cấp quốc gia

Tháp cổ Vĩnh Hưng

Bạc Liêu 1391

Di tích cấp quốc gia

Đình An Trạch

Bạc Liêu 1359

Di tích cấp quốc gia

Phước Đức Cổ Miếu

Bạc Liêu 1350

Di tích cấp quốc gia

Chùa Xiêm Cán

Bạc Liêu 1334

Di tích cấp tỉnh

Chùa Cỏ Thum (Kusthum)

Bạc Liêu 1331

Di tích cấp quốc gia

Chùa Giác Hoa

Bạc Liêu 1277

Di tích cấp tỉnh

Điểm di tích nổi bật