Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

CHÙA ĐẠI BI

CHÙA ĐẠI BI

Chùa Đại Bi thuộc xóm 8, thôn Ninh Giang, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Chùa còn được gọi chùa Ninh Giàng hay chùa Xóm 8. Chùa Đại Bi được xây dựng từ rất sớm. Dựa vào các tư liệu thành văn và di vật còn lại trong di tích thì có thể khẳng định chùa được xây dựng cách đây ít nhất là 400 năm. Theo lời kể của các cụ cao niên trong xã thì chùa đã bị thiêu cháy vào ngày 22 tháng 9 năm Mậu Dần, nhưng ngay sau đó nhân dân địa phương đã tham gia công đức cùng cụ Kỷ, người bản xã, tu ở đây, góp công của xây lại chùa theo đúng dáng vẻ cũ. Có lẽ gần đây nhất là lần trùng tu vào năm 1939 hiện còn ghi bằng chữ Hán trên thượng lương Thượng điện: Hoàng triều Bảo Đại thập tứ niên Tuế thứ Kỷ Mão ngũ nguyệt, nhị thập lục nhật thượng lương đại cát. Dịch là : Cất nóc ngày lành 26 tháng 5 năm Kỷ Mão, niên hiệu Bảo Đại thứ 14 (1939). Chùa Đại Bi có quy mô không lớn lắm; toàn bộ mặt bằng nền hình vuông, mỗi cạnh 13,4m với diện tích khoảng 200m. Người thợ xưa đã khéo dựng lên một ngôi chùa trên đó có đầy đủ các thành phần kiến trúc của một ngôi chùa điển hình gồm: Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện và dãy hành lang chạy xung quanh, nhà Tổ, nhà khách, nhà phụ. Trên đỉnh mái Tiền đường, chính giữa là phù điêu hình tượng mặt trời, 2 bên có phù điêu phượng và đầu kìm là phù điêu rồng, trên 2 bờ chảy là phù điêu nghê. Đây là những phù điêu biểu tượng cho các linh vật trong tích tứ linh. Đầu đao cách điệu theo dạng cá chép hoá rồng, toàn bộ ngói được lợp bằng ngói mũi hài. Trên 4 trụ biểu gắn tại mặt tiền là 2 câu đối đắp bằng xi măng. Thượng điện là trung tâm bài trí thờ, có kết cấu đơn giản và chung nóc với Tiền đường gồm 25 pho tượng tròn sơn son thiếp vàng được trang trí lộng lẫy bởi hoành phi câu đối và cờ phướn. Sát tường Hậu thượng điện có 4 tượng Hậu dạng phù điêu đá và một tường hồi bên phải là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu thế kỷ XVII. Qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, đặc biệt là lần bị cháy, các di vật đã bị tổn thất nhiều. Hiện nay chùa còn lưu giữ được những di vật quý bằng đá và đồng gồm: 5 tượng hậu bằng đá dạng phù điêu, 6 bia đá nhỏ, 1 cột trụ đá thiên đài (1691), một số tượng đất, 1 chiếc chuông đồng cao 75cm, đường kính 50cm quai 25cm, có 4 mặt chữ “Đại Bi tự chung”, niên hiệu “Hoàng triều Cảnh Thịnh" (1800); 3 bức hoành phi và 7 câu đối. Hàng năm nhân dân vẫn duy trì lễ hội tại chùa vào các ngày mùng 5, 6, 7 tháng 2 âm lịch. Chùa Đại Bi đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1997./. NGUỒN: TẠP CHÍ NGƯỜI HÀ NỘI ONLINE - CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA HỘI LIÊN HIỆP VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HÀ NỘI

Bắc Ninh 738 lượt xem

Xếp hạng : Di tích Cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Bắc Ninh

Văn Miếu Bắc Ninh

Bắc Ninh 1608

Di tích cấp quốc gia

Chùa Hàm Long

Bắc Ninh 1585

Di tích cấp quốc gia

Đền Vua bà Thuỷ tổ

Bắc Ninh 1582

Di tích cấp quốc gia

Đình chùa Đọ Xá

Bắc Ninh 1525

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên

Bắc Ninh 1516

Di tích cấp quốc gia

Đền Đô và khu Lăng mộ các vị vua triều Lý

Bắc Ninh 1505

Di tích quốc gia đặc biệt

Cụm di tích đình, đền, chùa làng Quả Cảm

Bắc Ninh 1497

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích: Đền Vân Mẫu - Nghè Chu Mẫu - Nhà Cố Trạch

Bắc Ninh 1451

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích đình đền chùa Điều Sơn

Bắc Ninh 1420

Di tích cấp quốc gia

Nhà thờ 18 Tiến sĩ họ Nguyễn

Bắc Ninh 1334

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật