Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên

Đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên

Từ đường dòng họ Nguyễn - cũng chính là đền thờ Danh nhân Nguyễn Phúc Xuyên ở xóm 7 (nay là khu 7 phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Danh nhân Nguyễn Phúc Xuyên nổi tiếng với cách trị bệnh cứu người dị thường và chủ thuyết Gia đạo - một giáo lý mà tầm ảnh hưởng còn đến hôm nay trong đời sống tinh thần của con cháu dòng tộc. Đền thờ danh nhân Nguyễn Phúc Xuyên có tên gọi Bồ Tát Linh Từ, dựng trên khu đất rộng giữa làng Đông Pheo xã Đại Vũ, Tổng Đỗ Xá, huyện Sóc Giang, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc ngày trước. Đền quay hướng Đông Nam, trước mặt là dải đồng chiêm trũng mang tên Đồng Nhân; có sông Ngũ Huyện uốn khúc bao quanh, xa hơn là núi Ba Huyện, Mộc Hoàn, Bát quả Bồ Sơn. Sau lưng là núi Vũ Sơn bên dòng Như Nguyệt. Đây vốn là sinh từ và sinh phần của Thiên sư đại Bồ tát - đạo hiệu của danh nhân Nguyễn Phúc Xuyên. Theo những tư liệu lịch sử, đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên được xây dựng vào thế kỷ thứ XVIII. Gia phả dòng họ cho biết, ban đầu đền là ngôi nhà của cụ Nguyễn Phúc Xuyên, sau khi cụ mất, ngôi nhà trở thành đền thờ. Năm 1768, cháu 4 đời ngành Quý chi là Nguyễn Phúc Giám cho sửa chữa lại. Qua thời gian, di tích này đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần, ngày càng khang trang tố hảo với quy mô gồm: Cổng tam môn uy nghi, đẹp đẽ; toà chính gồm 5 gian tiền tế, 3 gian hậu cung; hai bên bố trí tả vu, hữu vu, nhà mẫu, phía sau là lăng mộ của ngài. Có hồ nước trước mặt, mùa về rực sắc sen, súng. Nét độc đáo của di tích chính là ở lối kiến trúc: Trước là đền, sau là lăng mộ. Lối kiến trúc này bắt đầu có từ thời Lê. Đó là hình thức chịu ảnh hưởng của thứ đạo “tiêu dao” quên lãng cảnh trần ai. Toà thờ chính có kiến trúc hình chữ Đinh gồm 5 gian tiền tế và 3 gian hậu cung, bộ khung gỗ lim, kết cấu vì nóc theo kiểu giá chiêng, vì hai gian bên theo kiểu chồng giường. Trên các cấu kiện kiến trúc đều được chạm khắc rồng mây, hoa lá nghệ thuật và được bài trí hệ thống đại tự, hoành phi, các bản khắc chữ Hán dầy nhiều tầng lớp. Nguyễn Phúc Xuyên - tự là Tế An, đạo hiệu là Thiên sư đại Bồ tát, còn có đạo hiệu là Hàn Thiết, sinh năm Quý Sửu, niên hiệu Hoằng Định thứ 13 đời vua Lê Kính Tông và Chúa Trịnh Tùng (1613), trong một gia đình dòng dõi Nho học, hâm mộ đạo Thiền và làm thuốc tại làng Đông Pheo, xã Đại Vũ, tổng Đỗ Xá, huyện Sóc Giang, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc (nay là phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh). Tổ năm đời của ông là Cử nhân Nguyễn Tiến Tư, hiệu là Thuần Chính, cha của ông là Nguyễn Phúc Khánh. Theo thế phả và truyền kể của dòng họ, tiền tổ của họ Nguyễn Phúc ở Đông Pheo là danh nhân văn hoá - quốc sư triều Lý Nguyễn Minh Không - một tên tuổi lớn trong làng Thiền Việt Nam, với khá nhiều huyền tích xung quanh hành trạng được dân gian thêu dệt về việc chữa bệnh cho vua Thần Tông và quyên đồng đúc chuông, tạo nên 1 trong An Nam tứ đại khí. Thánh tổ Nguyễn Phúc Xuyên lúc mới sinh diện mạo khôi ngô, lớn lên tư phong đĩnh đạc, khí chất thông minh, là người điềm tĩnh, trong sạch, đoan chính, không làm việc gì khác ngoài việc học hành. Qua đó, tri thức dần mở rộng, vượt xa hẳn người thường. Nhưng ông không lấy đó làm đường tiến thân, mà chuyên chăm theo đạo Phật, sớm chiều đèn nhang thành kính. Cùng với đó, việc để tâm nghiên cứu về triết học Lão Tử đã cho ông sự thông tuệ những huyền vi của tạo hoá, và biết nhiều phương pháp thần bí trong hành thuật chữa bệnh cứu người sau này. Ông được triều đình Lê - Trịnh phong là Hộ quốc Thiền sư Thánh tổ Bồ Tát, được người đời tôn là Hoạt Phật (tức Phật sống). Không những giỏi cả Phật học, Nho học và triết học Lão Tử; mà ông còn hợp nhất tư tưởng 3 đạo Phật - Lão - Nho mà đề xướng đạo mới - gọi là Đạo nhà, hay Gia đạo. Đây là một sáng tạo của Nguyễn Phúc Xuyên nhằm thông qua sự vận dụng tinh thần tu nhân, hành thiện, mà nhập thế giúp đời trong hoàn cảnh lịch sử thời Lê - Trịnh đầy rối ren, loạn lạc. Nguồn: Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh 1516 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Bắc Ninh

Văn Miếu Bắc Ninh

Bắc Ninh 1608

Di tích cấp quốc gia

Chùa Hàm Long

Bắc Ninh 1586

Di tích cấp quốc gia

Đền Vua bà Thuỷ tổ

Bắc Ninh 1583

Di tích cấp quốc gia

Đình chùa Đọ Xá

Bắc Ninh 1526

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên

Bắc Ninh 1517

Di tích cấp quốc gia

Đền Đô và khu Lăng mộ các vị vua triều Lý

Bắc Ninh 1505

Di tích quốc gia đặc biệt

Cụm di tích đình, đền, chùa làng Quả Cảm

Bắc Ninh 1499

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích: Đền Vân Mẫu - Nghè Chu Mẫu - Nhà Cố Trạch

Bắc Ninh 1451

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích đình đền chùa Điều Sơn

Bắc Ninh 1420

Di tích cấp quốc gia

Nhà thờ 18 Tiến sĩ họ Nguyễn

Bắc Ninh 1334

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật