Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích (còn gọi là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên sườn phía Nam núi Phật Tích trên địa bàn xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Theo sách "Đại Việt Sử Ký toàn thư" và các dấu tích, di vật tìm thấy ở khu vực chùa, Vạn Phúc tự được xây dựng vào khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 10. Ngay từ khởi đầu, chùa Tiên Sơn là nơi hội tụ và dừng chân của các nhà truyền giáo đầu tiên từ Ấn Độ sang nước ta và các thiền sư đạo cao, pháp minh. Tuy nhiên, phải đến thời Lý (1010-1025) mô hình sinh hoạt, tu tập tại chùa mới rõ nét và quy mô bởi lúc này chùa trở thành quốc tự, cũng là quê hương của các vị vua triều Lý. Năm 1041, Lý Thái Tông cho xây Viện Từ Thị Thiên Phúc và đúc tượng Phật A Di Lặc nặng 7.560 cân để tôn thờ. Kể từ đấy, núi Thiên Phúc hay chùa Thiên Phục được hình thành, thay cho tên chùa Tiên Sơn. Năm 1057 - 1066, vua Lý Thánh Tông cho xây chùa Thiên Phúc và dựng tháp cao nhất nước, bên trong dựng tượng Phật hiện cao 1,87m, cả bệ là 2,87m, đúc 2 tượng Phạm Thiên và Đế Thích bằng vàng thờ trước chùa. Theo sử sách, năm 1071, vua Lý du ngoạn đến Phật Tích đã viết chữ Phật dài 1 trượng 6 thước (5m), sai khắc vào đá để ở chùa trên núi Tiên Du. Cũng có truyện kể rằng, năm 1129, dưới triều vua Lý Thần Tông đã khánh thành 84.000 bảo tháp đất nung, đặt ở nhiều nơi trong cả nước, riêng ở Phật Tích đặt 8 vạn tháp, vì vậy dãy núi ở Phật Tích được mang tên Bát Vạn sơn. Từ 1073 – 1210, các triều vua Lý Anh Tông, Lý Cao Tông đều đến Quốc tự Thiên Phúc. Sang đời Trần (1228 - 1400), chùa Thiên Phúc vẫn là quốc tự nhưng được đổi tên là Vạn Phúc. Năm 1279 - 1280, vua Trần Nhân Tông đã cho xây cung Bảo Hoa, sau khi khánh thành, nhà vua đã soạn tập thơ Bảo Hoa dư bút gồm 8 quyển để kỷ niệm. Vua Trần Nghệ Tông (1370) cho xây dựng thư viện Lạn Kha do chính ông làm Viện trưởng, để đọc sách, thưởng ngoạn và hành cung của triều đình. Năm 1384, Vua tổ chức cho thi Thái học sinh (Tiến sĩ) tại đây để chọn người tài đức phục vụ đất nước. Chùa cũng là nơi ghi nhận dấu ấn một thiền sư Trung Hoa nổi tiếng - thiền sư Chuyết Chuyết. Từ năm 1635 - 1644, Thiền sư Chuyết Công đến hành đạo tại chùa Phật Tích, chúa Trịnh Tráng, vua Lê Huyền Tông và các bậc công hầu đều kính trọng. Chúa Trịnh Tráng muốn có thêm kinh điển Phật giáo để lưu hành trong nước nên thiền sư đã cho đệ tử Minh Hành về Trung Hoa thỉnh kinh. Kinh điển thỉnh về, một số được khắc để phổ biến, số còn lại và các bản khắc đều được tàng trữ tại chùa Phật Tích. Đến thời Lê Trung Hưng (1686), chùa bị xuống cấp, các vua Lê đã cho tu bổ lại như quy mô cũ, gọi là chùa Phật Tích (tên chữ là Vạn Phúc). Thời Nguyễn, chùa Phật Tích được tu bổ lần cuối. Từ năm 1949 - 1952, Pháp chiếm chùa Phật Tích và phá hủy hoàn toàn ngôi quốc tự này, chỉ còn nền gạch và một số pho tượng Tổ, và một vài Pháp khí khác.Năm 1959, chùa Phật Tích được Nhà nước cho xây dựng lại theo quy mô nhỏ để giữ gìn các di vật còn lại. Năm 2008, khởi công xây dựng mới một số công trình, trong đó có công trình tạo tác tượng Phật bằng đá(tính cả bệ) cao 30m trên núi Phật Tích. Tượng Phật A Di Đà mới dựng theo tượng Phật do vua Lý Thánh Tông cho tạc năm 1057, nay được tôn thờ tại Chánh điện. Phật Tích không chỉ là trung tâm Phật giáo mà còn lưu giữ kho tàng truyền thuyết, sinh hoạt văn hóa - văn nghệ dân gian, tiêu biểu là những huyền thoại về bà Tổ Cô, các cuộc chiến tranh giữa An Dương Vương và Triệu Đà, chàng tiều phu Vương Chất, Từ Thức gặp tiên, Cao Biền xây tháp yểm bùa, bà chúa Chè, Thám hoa Nguyễn Đăng Cảo và nổi tiếng là hội xem hoa mẫu đơn chùa Phật Tích vào ngày mồng 4 tháng Giêng. Với những giá trị nổi bật nêu trên, chùa Phật Tích đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt, ngày 31 tháng 12 năm 2014. Nguồn: Cục Di sản văn hóa

Bắc Ninh 45 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Bắc Ninh

Văn Miếu Bắc Ninh

Bắc Ninh 430

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích đình đền chùa Điều Sơn

Bắc Ninh 424

Di tích cấp quốc gia

Đền Đô và khu Lăng mộ các vị vua triều Lý

Bắc Ninh 422

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Hàm Long

Bắc Ninh 420

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích đình, đền, chùa làng Quả Cảm

Bắc Ninh 412

Di tích cấp quốc gia

Đền Vua bà Thuỷ tổ

Bắc Ninh 409

Di tích cấp quốc gia

Nhà thờ 18 Tiến sĩ họ Nguyễn

Bắc Ninh 408

Di tích cấp quốc gia

Đình chùa Đọ Xá

Bắc Ninh 404

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích: Đền Vân Mẫu - Nghè Chu Mẫu - Nhà Cố Trạch

Bắc Ninh 403

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên

Bắc Ninh 401

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật