ĐÌNH NGĂM LƯƠNG

ĐÌNH NGĂM LƯƠNG

Câu chuyện về ngôi đình cổ đã mấy trăm năm tuổi trên đất làng Ngăm Lương, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh mà chúng tôi nói tới sau đây là một ví dụ chứng minh cho điều đó. Thôn Ngăm Lương, xã Lãng Ngâm (xưa có tên Ngâm Điền) nằm liền kề dãy núi Thiên Thai, là nơi gặp gỡ giao thoa của nhiều mạch địa - văn hoá chuyển tiếp. Trên địa bàn có sông Đuống ôm vòng phía Tây và Tây Bắc. Đi liền với đó là tuyến giao thông đường bộ cổ, nay là đê sông Đuống. Tuyến sông và con đường cổ ấy làm thành mạch nối Đông - Tây liên kết giữa lưu vực sông Thái Bình và sông Hồng. Lãng Ngâm cũng nằm bên bờ phía Tây của khu vực Lục Đầu Giang, nơi kết thúc mạch núi cao, đồi thấp phía Bắc; nơi đổ về của những sông Thương, sông Cầu, sông Lục Đầu, để mở ra đồng bằng và xuôi về biển Đông. Những tuyến sông đó là những huyết mạch giao thông quan trọng trong chuyển lưu cư dân Việt cổ cùng với những yếu tố kinh tế, lịch sử, văn hóa của đất nước về với Lãng Ngâm; và từ đây - cũng chính nhờ những huyết mạch đặc biệt này - nó tiếp tục tỏa ra, hội nhập cùng đất nước trên mọi lĩnh vực. Điều đó đã cho vùng quê Ngăm Lương - Lãng Ngâm - ngay từ thời cổ - đã là nơi vừa được chứng kiến, vừa trực tiếp góp phần sáng tạo nhiều trang sử văn hóa đặc sắc của quê hương, đất nước. Nằm ở vị trí đầu làng, nhìn về phía Đông Nam, đình làng Ngăm Lương ở vào thế phong thuỷ đẹp. Tiền đường phía trước có hồ nước tụ thuỷ, đường làng uốn quanh, xa là đồng quê màu mỡ. Hai bên là làng mạc, ruộng đồng. Sau lưng đình là đê đại hà và dòng sông Đuống như dải nhiễu bao bọc. Cũng có lẽ làng và đình nằm bên sông,mà người xưa khi dựng đình đã tôn thờ 3 vị Thủy thần làm thành hoàng. Các vị thuỷ thần vốn được coi là các nhân vật có vai trò quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước từ thuở sơ khai. Hiện nay sự tích của các ngài ở địa phương đã bị thất lạc từ lâu, do vậy không rõ công trạng của các ngài như thế nào. Nhưng trong đình vẫn còn lưu giữ các văn tự chữ Hán ghi tên hiệu của các ngài là: Đệ nhất Ngũ lục hiển ứng biến linh tôn thần, Đệ nhị Trung thiên anh nghị hùng lược tôn thần, và Đệ tam Chàng nhị thông duệ mẫn đạt tôn thần. Đình làng Ngăm Lương có quy mô khá bề thế, ẩn chứa nhiều giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa tín ngưỡng và kiến trúc - nghệ thuật. Đặc biệt, trên lĩnh vực kiến trúc - nghệ thuật, đây là một trong những đại diện cuối cùng, xuất sắc của nghệ thuật điêu khắc đình làng Bắc Bộ trong ba thế kỷ vàng của văn hóa dân gian. Cũng vì thế, đình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa vào năm 2009. Theo dòng niên đại hiện còn ghi lại trên câu đầu đình làng Ngăm Lương cho biết, ngôi đình được tu tạo vào ngày đẹp đầu mùa hạ năm Giáp Thân - thời Lê (khoảng năm 1764). Tổng thể công trình khi ấy gồm: Cổng đình, Tam quan được xây kiểu chồng diêm 8 mái, hai bên có 2 vũ sĩ, voi và đắp vẽ tứ linh tứ quý. Bên trong là hai Dải vũ, mỗi bên 4 gian. Tiếp đến là Đại đình và Hậu cung. Trải qua thời gian và chiến tranh, một số công trình như Tam quan, Dải vũ của khu di tích đã bị dỡ bỏ. Năm 1962 sàn gỗ ở Đại đình cũng bị dỡ bỏ để làm bàn ghế. Sau này, người làng tu sửa ngoại viên, xây tường dựng cổng, làm lại tam quan; gom góp những sàn ván sót lại đủ ghép cho sàn một bên chái đình. Hiện tại, khi làng xóm quần tụ, nhà cửa khang trang; ngôi đình vốn to lớn, bề thế so với nhà dân ngày trước giờ có phần giảm bớt đồ sộ; nhưng giá trị tâm linh, giá trị lịch sử - văn hóa lại càng được nhân lên qua thời gian. Với công trình đình Ngăm Lương, vẻ đẹp kiến trúc qua bao thế kỷ vẫn hiện tồn qua kết cấu kiến trúc xưa vẫn được giữ nguyên. Đại đình gồm 3 gian 2 chái 4 mái đao cong, có kích thước dài 21m, rộng 11m, thực sự là một công trình kiến trúc mang đầy đủ vẻ đẹp đặc trưng của đình làng xứ Bắc. Kiến trúc đình làng Ngăm Lương cũng mang kiểu thức như bao ngôi đình làng Bắc bộ. Hệ thống cột gỗ lim lớn nhỏ vững chắc, cấu trúc vì kiểu chồng rường, trụ giá chiêng, ngang 6 hàng cột, dọc dựng 4 hàng. Hệ thống cột vững vàng này đã nâng bổng mái đình xoè rộng lợp ngói mũi, chở che không gian nội đình linh thiêng, với bao tác phẩm chạm khắc có giá trị nghệ thuật, thấm đẫm tâm hồn, tình cảm của những người thợ - nghệ sỹ dân gian dựng đình. Ở các cột cái thuộc hai hàng ngang trước và sau của ba gian chính đình đều có tai cột. Đó là người thợ đã xẻ đầu cột thành khung mộng rộng, rồi đưa phiến gỗ xuống xòe ra hai bên đầu cột, dưới là tay đỡ, trên gắn chốt lên đỡ xà thượng. Nhờ lối cấu trúc này, các tai cột luôn trong tư thế ổn định. Chính các tai cột này đã được người thợ biến thành những tác phẩm nghệ thuật với các kỹ thuật chạm nổi, chạm lộng các mảng đề tài phong phú, mang hơi thở rộn ràng của cuộc sống. Hậu cung đình theo kiểu chuôi vồ, gồm 5 gian kiến trúc vì theo kiểu kẻ chuyền, xung quanh xây gạch, trục dài 11,5m, rộng 8m. Bên trong Hậu cung được bài trí 3 ngai thờ bài vị các vị thành hoàng. Phía trước là bát hương, đài, nến, mâm bồng, đẳng tế... tất cả được đặt trên bệ gạch và bàn vuông, một số hiện vật này có niên đại thời Nguyễn, thế kỷ XIX. Đặc biệt đình xưa được các triều đại phong kiến Việt Nam ban tặng nhiều sắc phong. Trải qua thời gian đã bị thất lạc, đến nay trong đình chỉ còn lưu giữ được 7 đạo sắc phong. Đạo sớm nhất phong năm Cảnh Hưng 28 (1767), đạo muộn nhất phong năm Đồng Khánh 2 (1886). Hầu hết đều ghi nhận công đức thành hoàng làng đã cứu giúp, trừ tai, trừ biến cho dân, để nhân dân được ấm no, hạnh phúc. NGUỒN: HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH BẮC NINH

Bắc Ninh 163 lượt xem

Xếp hạng : Di tích Cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Bắc Ninh

Văn Miếu Bắc Ninh

Bắc Ninh 1263

Di tích cấp quốc gia

Đền Đô và khu Lăng mộ các vị vua triều Lý

Bắc Ninh 1192

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Nguyễn Phúc Xuyên

Bắc Ninh 1163

Di tích cấp quốc gia

Đền Vua bà Thuỷ tổ

Bắc Ninh 1141

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích đình đền chùa Điều Sơn

Bắc Ninh 1138

Di tích cấp quốc gia

Chùa Hàm Long

Bắc Ninh 1131

Di tích cấp quốc gia

Đình chùa Đọ Xá

Bắc Ninh 1128

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích: Đền Vân Mẫu - Nghè Chu Mẫu - Nhà Cố Trạch

Bắc Ninh 1116

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích đình, đền, chùa làng Quả Cảm

Bắc Ninh 1088

Di tích cấp quốc gia

Nhà thờ 18 Tiến sĩ họ Nguyễn

Bắc Ninh 1057

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật