Biệt Điện Bảo Đại

Biệt Điện Bảo Đại

Di tích lịch sử Biệt Điện Bảo Đại tọa lạc tại số 2 đường Y Ngông, phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột. Nơi đây trước năm 1905 là nhà hàng Maison Lefévre – một trạm kiểm soát trá hình nhằm khống chế sự giao lưu, quan hệ của đồng bào buôn Kram - Buôn Ma Thuột với các buôn khác và người Kinh từ đồng bằng lên. Đến năm 1914, Công sứ Sabatier đã chọn địa điểm này để xây dựng công sở được gọi là Toà Đại lý Quận trưởng. Năm 1926, sau khi về thay Công sứ Sabatier, Công sứ Giran đã cho cải tạo và xây dựng toà nhà như hiện nay và được gọi là Toà công sứ (Résidence), dân địa phương gọi là Sang Ae Prong (nhà ông lớn). Tháng 11/1947, sau khi được Chính phủ Pháp bảo lãnh đưa về nước với danh nghĩa là Quốc trưởng, Bảo Đại đã làm việc trong khu vực này gần 8 tháng (từ tháng 11/1947 đến khoảng tháng 5/1948). Đến những năm 1949 – 1954, hằng năm vào dịp đầu mùa mưa, ông thường đến đây để nghỉ ngơi và săn bắn, do đó ngôi nhà này còn có tên Biệt Điện Bảo Đại. Ngược về quá khứ, tại di tích này vào năm 1925, giới trí thức người dân tộc thiểu số do thầy giáo Y Jút lãnh đạo, đã bao vây tấn công toà Công sứ, với mục tiêu chính là diệt Sabatier. Cũng chính từ cuộc đấu tranh này là nguyên nhân trực tiếp để chính phủ Pháp phải nhượng bộ đồng bào các dân tộc ở Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk, đưa Giran đến thay. Tháng 3/1945 khi phát xít Nhật tràn lên Buôn Ma Thuột, Công sứ Levo đã giao lại ngôi nhà cũng như toàn bộ chính quyền Đắk Lắk cho phát xít Nhật. Cũng trong năm này di tích này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của đất nước nói chung và Tây Nguyên – Đắk Lắk nói riêng. Từ sau sự kiện lịch sử ngày 24/8/1945, tòa nhà trở thành trụ sở Hội đồng cố vấn cách mạng, nơi tổ chức các cuộc họp bàn chỉ đạo mọi công việc bảo vệ, xây dựng chính quyền của tỉnh và Nhà nước về mọi phương diện. Một sự kiện quan trọng nữa cũng diễn ra tại di tích này là ngày 01/12/1945 trong lúc thực dân Pháp đã và đang dựa vào quân đồng minh, âm mưu thôn tính nước ta lần thứ hai, một cuộc họp quan trọng bàn về vấn đề bầu cử Quốc hội khoá I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do đồng chí Bùi San chủ trì (Nguyên Ủy viên hội đồng cố vấn cách mạng năm 1945). Cuộc họp đã đề ra các phương án bầu cử Quốc hội trong toàn tỉnh, bằng mọi hình thức giành thắng lợi kể cả trong lúc thực dân Pháp có thể đã có mặt trên toàn tỉnh. Cuộc họp đang triển khai thì bất ngờ Pháp đã tấn công vào Buôn Ma Thuột. Lực lượng Việt Minh đã chống trả quyết liệt, nhiều gương chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc, đã sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho lớp lớp các thế hệ sau. Sau năm 1975, Di tích là trụ sở đầu tiên của Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk – trung tâm chỉ đạo mọi hoạt động, chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh những ngày mới giải phóng. Một phần của di tích được sử dụng như nhà khách của Tỉnh ủy Đắk Lắk, đã từng vinh dự đón tiếp những cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng – Nhà nước mỗi khi đến thăm và làm việc tại Đắk Lắk : Di tích được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích quốc gia, ngày 26/01/1999, đến ngày 28/02/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đổi tên thành Di tích lịch sử Biệt Điện Bảo Đại. Nguồn: Sở văn hoá thể thao du lịch tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk 1143 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Đắk Lắk

Nhà Đày Buôn Ma Thuột

Đắk Lắk 1360

Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích lịch sử đồn điền CADA

Đắk Lắk 1303

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm các chiến sỹ Nam Tiến

Đắk Lắk 1259

Di tích cấp quốc gia

DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN

Đắk Lắk 1178

Di tích cấp tỉnh

Tòa Giám mục Ban Mê Thuột

Đắk Lắk 1177

Di tích cấp tỉnh

Chùa Sắc tứ Khải Đoan

Đắk Lắk 1161

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử điểm cao 519

Đắk Lắk 1155

Di tích cấp tỉnh

Đình Lạc Giao

Đắk Lắk 1149

Di tích cấp quốc gia

Biệt Điện Bảo Đại

Đắk Lắk 1144

Di tích cấp quốc gia

Hang đá Dak Tuar

Đắk Lắk 1036

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật