Cầu Sêrêpôk

Cầu Sêrêpôk

Cầu Sêrêpôk do người Pháp xây dựng vào năm 1941, hoàn thiện, đưa vào sử dụng năm 1957 và được chính quyền Pháp đặt tên là cầu 14 (cầu nằm trên tuyến đường 14), còn người dân địa phương đặt tên là cầu Sêrêpôk vì bắc qua sông Sêrêpôk nối liền hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Đầu cầu phía đông thuộc xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; còn đầu cầu phía đông thuộc xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Năm 1904, thực dân Pháp bắt tay xây dựng bộ máy cai trị, thành lập đơn vị hành chính tỉnh Đắk Lắk và chia cao nguyên Đắk Lắk thành năm quận. Trong quá trình xâm lược, thực dân Pháp đã nhận thấy sự khó khăn trong việc di chuyển trên con đường huyết mạch, làm ảnh hưởng đến ý đồ xâm chiếm mở rộng lãnh thổ. Năm 1941, chính quyền thực dân Pháp quyết định xây dựng cầu 14 và cây cầu được xây dựng bằng xương máu của các tù nhân chính trị ở nhà đày Buôn Ma Thuột, người dân địa phương. Cầu được thiết kế với kết cấu giàn bê tông cốt thép liên tục chạy dưới, dài 169,5 m, có 4 nhịp, rộng 5 m, hai làn đường cho người đi bộ 1,37 m, làn đường xe chạy là 2,8 m, tải trọng 5 tấn. Vào những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ 20 thì cầu Sêrêpôk thuộc loại hiện đại và có kiến trúc đẹp. Bước sang giai đoạn 1954-1975, tuyến đường 14 được đế quốc Mỹ và ngụy quyền khai thác triệt để, bố trí lực lượng chốt chặn nhằm kiểm soát, ngăn chặn mọi nguồn lực của bộ đội Việt Nam. Cũng chính tại nơi đây, quân và dân ta mở mũi tiến công quan trọng tiến về giải phóng Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) rồi hướng về Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Năm 1985, trước tình hình phát triển của vận tải đường bộ, cầu Sêrêpôk xây dựng từ thời Pháp không thể tiếp tục đáp ứng được nhu cầu vận chuyển về cả tải trọng và mật độ phương tiện nên Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư xây dựng cây cầu mới thay thế cho cầu cũ tải trọng nhỏ và đã xuống cấp. Cầu Sêrêpôk mới được xây dựng trên Quốc lộ 14, cách cầu cũ 30 m về phía bắc. Cầu dài 176 m, có kết cấu bê tông cốt thép dầm giản đơn, gồm 5 nhịp, chiều rộng 11 m, có 2 làn xe cơ giới rộng 7 m và 2 làn đi bộ rộng mỗi làn 1,25 m. Công trình do Khu Đường bộ 5 làm chủ đầu tư và Công ty Công trình Giao thông 510 của Tổng công ty Công trình Giao thông 5 thuộc Bộ Giao thông vận tải thi công. Cầu được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 10 năm 1992. Từ đó, các phương tiện lưu thông trên quốc lộ 14 đều qua cây cầu mới. Vào năm 2016, một cây cầu thứ ba nằm giữa hai cầu cũng đã được hoàn thành phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng tăng trên Quốc lộ 14. Với ý nghĩa đó, cầu Sêrêpốk được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đắk Nông chọn làm điểm di sản của Công Viên Địa Chất Đắk Nông thuộc tuyến du lịch “Bản giao hưởng của làn gió mới”. Nguồn: Báo Đắk Nông điện tử

Đắk Nông 1000 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Đắk Nông

Di tích lịch sử địa điểm bắt liên lạc Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ

Đắk Nông 1831

Di tích cấp quốc gia

Nhà ngục Đăk Mil

Đắk Nông 1310

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm N’Trang Gưh

Đắk Nông 1151

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV

Đắk Nông 1124

Di tích cấp quốc gia

Địa điểm chiến thắng Đồi 722 – Đắk Sắk

Đắk Nông 1111

Di tích cấp quốc gia

Di tích phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của N’Trang Lơng

Đắk Nông 1110

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử khu vực Đồn Biên phòng Bu Prăng

Đắk Nông 1014

Di tích cấp tỉnh

Cầu Sêrêpôk

Đắk Nông 1001

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử Sở Trà

Đắk Nông 704

Di tích cấp tỉnh

Điểm di tích nổi bật