Tượng đài sự kiện Tập kết năm 1954

Tượng đài sự kiện Tập kết năm 1954

Ngày 29/10/1954, tại Bến bắc Cao Lãnh, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra – Cuộc đưa tiễn hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Đây là một cuộc chuyển quân có ý nghĩa vô cùng to lớn: đưa cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam ra Bắc lao động, học tập nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam, xây dựng miền Bắc Xã hội chủ nghĩa làm hậu phương vững chắc tiến tới giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 66 năm đã trôi qua, nhưng sự kiện tập kết chuyển quân ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh vẫn còn vẹn nguyên giá trị, tô thắm thêm truyền thống cách mạng của quê hương đất nước. Bến bắc Cao Lãnh là nơi đưa tiễn cán bộ, chiến sĩ, học sinh các tỉnh: Mỹ, Tân, Gò, Long Châu Sa, Gia, Định, Ninh, Phân Liên khu miền Đông và quân tình nguyện rời quê hương xuống tàu tập kết ra Bắc. Cuộc tập kết chuyển quân ra Bắc tại Cao Lãnh diễn ra trong 3 đợt (tháng 8 đến tháng 10 năm 1954) với tổng số 13.508 người (trong đó tỉnh Long Châu Sa nay là Đồng Tháp là 2.655 người). Những ngày tập kết ở Cao Lãnh, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ rất đỗi thân thương và gần gũi. Thể hiện tình cảm quân dân gắn bó nhau như cá với nước. Đồng bào đón bộ đội và thân nhân các gia đình như người thân trong gia đình, cùng ăn, cùng ở, cùng chung sức . Với ý nghĩa lịch sử và tầm vóc của sự kiện chuyển quân tập kết ra Bắc năm 1954 vẫn còn nguyên giá trị, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; tỉnh Đồng Tháp được sự hỗ trợ kinh phí của các tỉnh, thành: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Long An, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh đã tổ chức xây dựng Tượng đài kỷ niệm sự kiện lịch sử này với diện tích trên 12.000m2, ngay tại địa điểm diễn ra sự kiện tập kết chuyển quân ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh (Khóm 6, Phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Tổng thể mặt bằng khuôn viên Tượng đài mang dáng dấp như một đóa sen đang nở bên dòng sông Tiền hiền hòa, thơ mộng. Nằm ở trung tâm là tượng hai nhân vật Người mẹ miền Nam và Anh bộ đội. Hình tượng mẹ tiễn con đi tập kết – người mẹ choàng lên vai đứa con thân yêu của mình chiếc khăn rằn, sản phẩm đặc trưng vùng Nam bộ, hàm ý gửi gắm tình cảm thiêng liêng của miền Nam đến Bác Hồ, đến miền Bắc ruột thịt, và cũng hàm ý những người ra đi không quên nguồn cội để có ngày quay về đoàn tụ, Ra đi để trở về. Và họ thật sự đã trở về sau “21 năm nối lại đôi bờ”khi đất nước hoàn toàn thống nhất bởi chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng Mùa xuân năm 1975. Hai bên Tượng đài là hai mảng phù điêu được thể hiện cả hai mặt trước và sau. Tổng thể phù điêu mang dáng dấp hình ảnh chiếc tàu sắt tiễn đưa người đi tập kết, đồng thời cũng là hình ảnh của những lá sen trong một đầm sen – đặc trưng của vùng quê Đồng Tháp. Mảng phù điêu bên phải Tượng đài: Khắc họa những hoạt động thắm đượm tình quân dân trong những ngày tập kết tại Cao Lãnh. Mảng phù điêu bên trái Tượng đài: Khắc họa quan cảnh buổi tiễn đưa đoàn cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam lên tàu tập kết ra Bắc năm 1954. Tượng đài sự kiện tập kết chuyển quân ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh được bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia ngày 29/10/2019. Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Đồng Tháp

Đồng Tháp 852 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Đồng Tháp

Kiến An Cung (Chùa Ông Quách)

Đồng Tháp 1055

Di tích cấp quốc gia

Đình Tân Phú Trung

Đồng Tháp 998

Di tích cấp quốc gia

Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê

Đồng Tháp 928

Di tích cấp quốc gia

Phước Kiển Tự (Chùa Lá Sen)

Đồng Tháp 913

Di tích cấp quốc gia

Đình Định Yên

Đồng Tháp 900

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc

Đồng Tháp 870

Di tích cấp quốc gia

Chùa Bửu Hưng

Đồng Tháp 870

Di tích cấp quốc gia

Tượng đài sự kiện Tập kết năm 1954

Đồng Tháp 853

Di tích cấp quốc gia

Khu Di Tích Xẻo Quýt

Đồng Tháp 836

Di tích cấp quốc gia

Khu di tích Gò Tháp

Đồng Tháp 810

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật