Đền thờ tổ Quốc Công Trần Như Lân

Đền thờ tổ Quốc Công Trần Như Lân

Từ đường ( nhà thờ ) Lương Quận Công Trần Như Lân ở thôn Thượng Lang xã Ngọc Lũ, Bình Lục, Hà Nam. Nhà thờ này được con, cháu, chắt trong dòng họ xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 2 (1681) sau 46 năm khi Quận Công Trần Như Lân qua đời. Ngôi nhà 5 gian làm toàn bằng gỗ lim, mỗi vì kèo có 4 cột, cột cái có đường kính trên 30cm, tất cả các thân cột đều đặt trên các chân tảng bằng đá xanh, 3 mặt nhà thờ xây tường gạch, đằng trước là hệ thống cửa gỗ lim chạy suốt 5 gian có thể tháo lắp dễ dàng, mặt ngoài hai đầu hồi phía trên đắp hổ phù, đằng trước nằm sát phía đầu hồi là hai cột đồng trụ, tạo cho ngôi nhà thêm khang trang bề thế. Tất cả đều lợp bằng ngói nam. Bờ nóc phía hai đầu hồi đắp 2 con kim. Những biểu tượng này dễ cho mọi người thấy những nhân vật được thờ ở đây mang nhiều chất võ công hơn là văn trị. Tại nhà thờ Quận công còn có nhiều đồ thờ phong phú đa dạng bao gồm nhiều loại chất liệu như gỗ, kim loại quý, gốm sứ, đá, vải... Tất cả các đồ thờ bằng gỗ đều được sơn son thiếp vàng, ánh màu rực rỡ. Đặc biệt tại đây còn lưu giữ được 15 đạo sắc phong từ thời Hậu Lê. Đạo sắc sớm nhất là ngày 05-12-1769 (năm Vĩnh Tộ thứ 5). Phong chức Quận công tả đô đốc thiểu bảo, kiệt tiết công thần thượng trụ quốc Trần Như Lân. Đạo sắc phong cuối cùng cho Trần Như Tiệp (đời thứ 7 của dòng họ Trần Như Lân ngày 19-7-1769) năm Cảnh Hưng thứ 30). Tại nhà thờ còn có các văn bia, gia phả cách đây hơn 300 năm giúp nhiều cho việc nghiên cứu lịch sử một thời đã qua của quê hương đất nước. Qua các tài liệu còn lưu giữ và truyền thuyết trong vùng kể lại: Trần Như Lân sinh năm 1563 tại lang Kim Lũ (nay là xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục) trong một gia đình nông dân nghèo. Bố đẻ mất sớm sống trong cảnh mẹ góa con côi, ông sớm có ý thức tự chủ để gánh vác mọi công việc của gia đình do người cha để lại. Từ các việc chăn trâu, kiếm củi làm thuê ông đều không quản ngại. Ông còn ham luyện tập võ nghệ và học hỏi nên đã giúp cho mình có trí rộng tài cao và sức khỏe phi thường. Trong lúc này tình hình đất nước rối ren, phân chia, lòng người ly tán, dân chúng lầm than bởi cuộc nội chiến liên miên. Vốn tính cứng rắn phong độ oai hùng Trần Như Lân đã hết lòng phò vua giúp nước an dân. Việc gì được giao cũng hoàn thành. Đối với quê hương, Trần Như Lân và con cháu của người luôn mong muốn cho quê nhà đổi thay đi lên. ông và mọi người đã giúp để sửa chữa đình làng, chùa thờ phật, cải tạo mở rộng chợ Kim Lũ (Chợ Chủ) ông còn đắp đường xây cầu cống, lập bến đò cho nhân dân tiện đi lại, khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang để cải thiện đời sống, mua thêm đất cho dân làng cày cấy để lo việc chung. Đặt tên cho một số xóm và cánh đồng của làng xã. Tổ chức một số sinh hoạt thường niên của làng. Từ những đóng góp thiết thực cho quê hương ông đã được nhân dân địa phương tôn kính và suy tôn làm phục thần làng ngay khi ông còn sống. Sau khi ông mất, hàng năm xuân thu, nhị kỳ khi làng mở hội, ông còn được hưởng tế lễ ở đình làng. Hiện tại chùa Ngọc Lũ còn có nhiều tượng các vị bồ hậu là các bậc phu nhân của dòng họ Trần Như do có nhiều đóng góp tiền bạc, ruộng đất trong các đợt tu sửa chùa nên được tạc tượng để thờ ( Có 6 pho tượng nữ). Từ đường Lương Quận Công Trần Như Lân được xếp hạng di tích Lịch sử cấp quốc gia ngày 16/01/1995. Nguồn: Lịch Sử Họ Trần Như

Hà Nam 1092 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hà Nam

Di tích Lịch sử Căn cứ địa Lạt Sơn

Hà Nam 1250

Di tích cấp quốc gia

Từ đường nhà thơ Nguyễn Khuyến

Hà Nam 1238

Di tích cấp quốc gia

Đình Làng Dâu

Hà Nam 1110

Di tích cấp quốc gia

Đình và Chùa Cổ Viễn

Hà Nam 1100

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ tổ Quốc Công Trần Như Lân

Hà Nam 1093

Di tích cấp quốc gia

Đền thờ nữ tướng Lê Chân

Hà Nam 1067

Di tích cấp quốc gia

Đình Lũng Xuyên

Hà Nam 1058

Di tích cấp quốc gia

ĐÌNH CÔNG ĐỒNG AN THÁI

Hà Nam 1041

Di tích cấp quốc gia

Đình Triều Hội

Hà Nam 994

Di tích cấp quốc gia

Chùa Bà Đanh

Hà Nam 987

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật