Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Chùa Láng

Chùa Láng

Chùa Láng tọa lạc tại làng Yên Lãng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa Láng được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1128 -1138) ở ngay trên nền nhà cũ của ông bà Từ Vinh thân sinh ra vị thiền sư nổi tiếng Từ Đạo Hạnh. Thiền sư Từ Đạo Hạnh từng tu tại chùa Phật Tích (Sài Sơn- Hà Nội) và theo sách Hoàn Long huyện chí, Từ Đạo Hạnh từng sang Tây Thiên học phép Phật, biết cưỡi mây, đạp nước, bay lên trời, chui xuống đất, kì diệu khôn lường. Sau khi Từ Đạo Hạnh lên núi Sài Sơn tu luyện, hóa thân đã đầu thai vào làm con trai của Sùng Hiền hầu, (em ruột Lý Nhân Tông) rồi được truyền ngôi vua là Lý Thần Tông. Chùa Láng ngoài thờ Phật còn thờ Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông. Chùa Láng có tên chữ là Chiêu thiền tự. Bia tạo lệ chùa Chiêu Thiền (Chiêu Thiền tạo lệ tự bi) được khắc vào năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) còn lưu giữ tại chùa đã giải thích tên chùa như sau: “Đất phúc cõi thiêng duy có chùa Chiêu Thiền bậc nhất. Vì có điềm tốt rõ rệt, nên gọi là “Chiêu”. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đạo Hạnh nên gọi là Thiền”. Chùa có 2 tam quan, trong đó tam quan ngoại được giới nghiên cứu cho rằng có tính chất nghi môn của cung vua phủ chúa thời Lê trung hưng (1533-1789) với 4 trụ cột vuông to và ba mái nhỏ uốn cong gắn vào sườn cột. Tam quan này được coi là tam quan mẫu cho các công trình văn hóa khác trùng tu sau này như cổng đền Voi Phục, cổng chùa Tây Phương và cổng đình Kim Liên (Hà Nội). Ngay sau cổng tam quan là một khoảng sân rộng lát gạch Bát Tràng. Giữa sân có sập đá là nơi đặt kiệu thánh khi thực hiện các nghi lễ. Tam quan nội được xây với cấu trúc nhà 3 gian, có 2 hàng gạch chống 4 lớp song song xếp theo kiểu mái chồng. Đi qua tam quan nội, bạn sẽ nhìn thấy con đường dẫn vào chính điện được lát gạch sạch sẽ, hai bên là hàng muỗm cổ thụ rợp bóng mát. Dọc đường đi còn có thêm những câu đối được viết trên mảnh sứ màu xanh. Nhà Bát Giác là nơi đặt tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh với lối kiến trúc mái trồng 2 tầng, 16 mái và trên đầu đắp 8 con rồng tượng trưng cho 8 đời vua của nhà Lý. Ngoài pho tượng tại nhà Bát Giác, ngôi cổ tự còn nổi tiếng gần xa khi sở hữu 198 pho tượng quý giá, trong đó có tượng vua Lý Thần Tông ngồi trên ngai vàng. Nơi đây cũng lưu giữ nhiều bảo vật như 31 câu đối, 39 bức hoành phi, 15 bia đá… Chùa Láng trước đây được ghi nhận có tổng cộng 100 gian nhà. Tất cả đều được xây dựng theo phong cách kiến trúc nội công ngoại quốc. Kiểu kiến trúc này đã có từ thời xưa với đặc điểm nổi bật là hai hàng lang dài kết nối nhà tiền đường và hậu đường với nhau, tạo nên một khung hình chữ nhật đóng kin. Ở giữa thường bố trí nhà thiêu hương hoặc Thượng điện. Dù trải qua hàng ngàn năm, quần thể công trình chùa Láng vẫn giữ vẹn nguyên vẻ đẹp uy nghi, bề thế. Mỗi năm vào ngày 7 tháng 3 Âm lịch, người dân sinh sống tại phường Láng Thượng sẽ tiến hành tổ chức lễ hội Chùa Láng với nghi thức vô cùng trang trọng. Thời gian lễ hội diễn ra chính là ngày sinh của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lễ hội sẽ bao gồm nhiều hoạt động đặc sắc, trong đó có phần rước kiệu Thánh từ chúa Láng đến chùa Hoa Lăng để thăm thân mẫu. Lễ hội cũng tái hiện lại cuộc đấu thần giữa thiền sư Từ Đạo Hạnh và sư Đại Điên. Chùa Láng được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá quốc gia vào năm 1962. Nguồn: Du lịch Thăng Long

Hà Nội 1649 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long

Hà Nội 2360

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình, chùa Đại Lan

Hà Nội 2209

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Nhàn

Hà Nội 2144

Di tích cấp quốc gia

Đền Voi Phục Hà Nội

Hà Nội 2080

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Xá

Hà Nội 2044

Di tích cấp quốc gia

Chùa Một Cột

Hà Nội 1825

Di tích cấp quốc gia

Chùa Pháp Vân

Hà Nội 1699

Di tích cấp quốc gia

Đình Hạ Hiệp

Hà Nội 1688

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Láng

Hà Nội 1650

Di tích cấp quốc gia

Đền Đồng Nhân

Hà Nội 1631

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật