Đền Đồng Nhân

Đền Đồng Nhân

Đền Đồng Nhân xưa (tên gọi khác là đền Hai Bà Trưng) tọa lạc tại số 12 phố Hương Viên (phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là một trong những ngôi đền thiêng thờ bà Trưng Trắc, Trưng Nhị. Với những giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử và kiến trúc, đền Đồng Nhân cùng với đình, chùa là quần thể di tích đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (năm 2020). Hai bà quê ở Phong Châu, Mê Linh. Chị là Trưng Trắc, em là Trưng Nhị. Lúc bấy giờ Thái thú nhà Hán là Tô Định tàn bạo, giết hại Thi Sách, là chồng của bà Trưng Trắc. Hai bà phất cờ nổi dậy và được dân chúng ở các nơi cùng hưởng ứng đánh đuổi quân Tô Định lấy được 65 thành trì ở Lĩnh Nam, tự xưng làm vua. Về sau, nhà Hán sai tướng là Mã Viện sang đàn áp, hai bà chống không nổi phải rút về giữ đất Cẩm Khê, sau cùng lên núi Thường Sơn và tự vẫn. Một thuyết khác nói rằng Hai Bà cùng nhảy xuống sông Hát Giang tự vẫn, sau đó khi thiêng hóa thành hai tảng đá trắng trôi trên sông Hồng về bến bãi Đồng Nhân, đêm thường phát sáng rực rỡ. Dân làng thấy vậy, bèn lấy vải đỏ rước tượng bà và lập đền thờ Hai Bà ở ngay bãi Đồng Nhân ven sông. Theo sử liệu, đền Hai Bà Trưng được xây dựng vào đời vua Lý Anh Tông, niên hiệu Đại Định thứ ba (1142), tại khu vực bãi sông của làng Đồng Nhân. Sau đó, do vùng đất này bị xói lở nên dân làng đã di dời ngôi đền tới thôn Hương Viên (vị trí ngày nay). Đền là trung tâm của quần thể di tích: Chùa Viên Minh, đình thờ thần Cao Sơn Đại vương, Quốc vương Thiên tử, thần Đô Hồ Đại vương và các vị thủy thần có công phù trợ cho cư dân sống ở ven sông. Đền được xây trên khuôn viên rộng 4.000m2, theo lối kiến trúc “nội công ngoại quốc”. Trước cổng có một hồ bán nguyệt. Qua một con đường là tới khoảng sân rộng cùng nghi môn gồm 4 trụ. Bên trái là tấm bia lớn cưỡi lưng rùa, bên phải là phương đình kiểu hai tầng tám mái. Đi vào trong là nhà tiền tế 7 gian với tượng hai con voi bằng gỗ sơn đen, được gắn đôi ngà thật. Đây là 2 voi tượng trưng cho voi của Hai Bà cầm quân ra trận. Nhà tiền tế nối với hậu cung bằng tòa thiêu hương, bên trong đặt ngai thờ và bức khảm hình Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc. Gian hậu cung đặt tượng Hai Bà được đặt trên bệ đá cao khoảng 1m. Tượng bằng đất luyện, tư thế ngồi. Bà Trưng Trắc mặc áo vàng, bà Trưng Nhị mặc áo đỏ, đầu đội mũ phù dung, tượng to hơn người thật, tay giơ cao trước mặt như đang hiệu triệu quần chúng. Hai bên là tượng các nữ tướng đã theo Hai Bà khởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, rửa nhục nước, trả thù chồng: Tướng Lê Chân, Hòa Hoàng, Thiên Nga, Nguyễn Đào Nương, Phùng Thị Chính và Bát nạn Công chúa Phạm Thị Côn. Tòa bái đường được đặt ngai thờ và 1 tấm khảm thể hiện hình ảnh Hai Bà cưỡi voi đánh giặc. Trong đền Đồng Nhân hiện còn giữ được nhiều đồ tế khí sơn son thếp vàng có giá trị như : Bát bửu, hoành phi, câu đối có niên đại thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đền Đồng Nhân còn có tấm bia “Trưng Vương sự tích bi ký” đặt ở sân trước bái đường, do tiến sĩ Vũ Tông Phan soạn năm 1840 với nội dung ca ngợi Hai Bà là bậc “Nam bang tiết liệt”. Để tri ân công ơn của Hai Bà, hàng năm, người dân nơi đây tổ chức lễ hội đền Đồng Nhân từ mồng 4 đến mồng 7 tháng Hai. Mồng 6 là chính hội với nét đặc sắc là chương trình biểu diễn nghệ thuật tái hiện cảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc. Phần hội sôi nổi với các trò chơi dân gian. Đúng 12h trưa là lễ rước cỗ ông chủ và tế hội đồng của 4 xã kết chạ cùng thờ Hai Bà Trưng gồm làng Phụng Công (xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), làng Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) và làng Hát Môn (xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội). Lễ hội ở đền Đồng Nhân thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân những anh hùng dân tộc, những người có công với nước với dân. Có nhiều nơi lập đền thờ Hai Bà Trưng: Hát Môn (huyện Phúc Thọ), Phụng Công (Hưng Yên), ở Mê Linh (huyện Mê Linh)… và có tới hơn bốn trăm nơi thờ các vị tướng của Hai Bà nhưng đền Đồng Nhân vẫn là điểm đến của nhiều du khách gần xa. Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội

Hà Nội 1253 lượt xem

Xếp hạng : Di tích quốc gia đặc biệt

Mở cửa

Khám Phá Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long

Hà Nội 1922

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình, chùa Đại Lan

Hà Nội 1728

Di tích cấp quốc gia

Đền Voi Phục Hà Nội

Hà Nội 1655

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Nhàn

Hà Nội 1631

Di tích cấp quốc gia

Đình Hoàng Xá

Hà Nội 1515

Di tích cấp quốc gia

Chùa Một Cột

Hà Nội 1458

Di tích cấp quốc gia

Đình Hạ Hiệp

Hà Nội 1374

Di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Pháp Vân

Hà Nội 1368

Di tích cấp quốc gia

Chùa Láng

Hà Nội 1349

Di tích cấp quốc gia

Đền Đồng Nhân

Hà Nội 1254

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật