Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Đền Đươi

Đền Đươi

Di tích lịch sử quốc gia Đền Đươi thuộc địa phận xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Đây là nơi thờ Quốc mẫu Nguyên phi Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan. Vương phi Ỷ Lan còn có tên gọi khác Linh Nhân Hoàng thái hậu, bà là phi tần của Hoàng đế Lý Thánh Tông và là thân mẫu của hoàng đế Lý Nhân Tông – hai vị vua triều nhà Lý (ở thế kỷ XI). Quốc mẫu Ỷ Lan được lịch sử tôn vinh là bậc nữ kiệt, có tài trị nước. Sinh thời, bà từng hai lần đăng đàn nhiếp chính, có nhiều công lớn gây dựng triều đình nhà Lý và phát triển Phật giáo Việt Nam. Với gần một nghìn năm tồn tại, đền Đươi đã trải qua những biến cố, thăng trầm thời cuộc, chịu ảnh hưởng của thiên nhiên, mưa nắng và chiến tranh tàn phá. Nhiều hạng mục của đền xuống cấp nghiêm trọng. Vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, di tích còn giữ lại các hạng mục công trình mang dấu ấn kiến trúc niên đại thời Hậu Lê (thế kỷ XVII) và thời Nguyễn kiến trúc kiểu chữ “quốc”, bao gồm: các toà Tiền tế, Trung từ và Hậu cung, hai dãy giải vũ nối 2 toà Tiền tế với Trung từ. Trong khuôn viên quần thể di tích còn có ngôi chùa Quỳnh Hoa, nhà mẫu cũng xuống cấp nghiêm trọng. Để đáp ứng mong mỏi và nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương và du khách thập phương, quần thể di tích đền Đươi được đầu tư tu bổ tôn tạo các hạng mục cơ bản, gồm: các tòa Tiền tế, Trung từ và Hậu cung, hai dãy hành lang tả hữu, nghi môn nội và một số hạng mục phụ trợ. Toà Tiền tế gồm ba gian, kiến trúc kiểu chữ “nhất” với bốn vì kèo chính. Hệ thống cột, đầu dư, vì kèo làm bằng gỗ lim, kết cấu “chồng rường, giá chiêng” cùng các bức chạm khắc tinh xảo. Hai tòa Tiền tế và Trung từ của ngôi đền kết nối bởi hai dãy giải vũ, tạo thành một không gian khép kín. Toà hậu cung có ba gian, trong đó có một gian cung cấm, bài trí khám thờ và tượng Nguyên phi Hoàng Thái hậu Ỷ Lan. Đặc biệt, Đền Đươi còn lưu giữ được nhiều đồ thờ, tế tự và cổ vật có giá trị, như bốn bộ kiệu, một long đình, bốn ngai thờ, một bộ bát bửu, hai câu đối, một bát hương đồng và hai nghê đá từ thế kỷ XVII. Tiếp nối dấu ấn lịch sử xưa, tại di tích năm 1943 - 1944 đội tuyên truyền giải phóng quân cũng như đội tự vệ của xã thường xuyên tổ chức luyện tập quân sự để chuẩn bị cho cao trào cách mạng dân tộc như đồng chí Thiều, đồng chí Tuệ (hiện là cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu). Tháng 8/1945 cán bộ cách mạng và quần chúng đã tập trung ở đến tiến đi giành chính quyền ở huyện Gia Lộc rồi sau đó về tịch thu bằng, triện của bọn quan lại, cường hào, lý dịch, xóa bỏ chính quyền của bọn thực dân phong kiến. Chính quyền lâm thời được thành lập trong niềm vui mừng phấn khởi của nhân dân. Năm 1946, bọn thực dân Pháp quay súng trở lại xâm lược nước ta, thị đội Hải Dương sơ tán về đền kịp thời chỉ đạo cuộc kháng chiến. Đội du kích của xã đã lấy khu đền làm địa điểm luyện tập quân sự. Năm 1947 đồng chí Trần Dừa, trưởng ty công an và đội việt hùng đã về đền đóng để đi tiêu trừ bọn Việt gian phản quốc. Năm 1948, ủy ban kháng chiến huyện Cẩm Giàng và đơn vị bộ đội Quang Trung sơ tán về đền làm việc và luyện tập. Sau đó là ủy ban kháng chiến xã Thạch Khôi sơ tán về để giữ vững hoạt động. Tại khu di tích còn được đào các hầm bí mật để che giấu bảo vệ cán bộ, bộ đội. Có thể nói trong suốt hai cuộc kháng chiến đền Đươi xã Thống Nhất là cơ sở của cuộc kháng chiến ở địa phương và là đường dây liên lạc lên chiến khu Việt Bắc. Tưởng nhớ bà, hàng năm cứ đến ngày 12 tháng 2 âm lịch là ngày sinh; và 25 tháng 7 là ngày mất của bà, nhân dân địa phương lại tổ chức lễ hội để nhắc lại công lao, sự nghiệp của Vương mẫu Ỷ Lan cho mọi người ghi nhớ và học tập. Nguồn Cổng thông tin điện tử huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

Hải Dương 466 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Hải Dương

Đền thờ Khúc Thừa Dụ

Hải Dương 2113

Di tích cấp quốc gia

Cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia

Hải Dương 1822

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền thờ Chu Văn An

Hải Dương 1703

Di tích cấp quốc gia

Văn Miếu Mao Điền

Hải Dương 1691

Di tích quốc gia đặc biệt

Côn Sơn-Kiếp Bạc

Hải Dương 1613

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích An Phụ- Kính Chủ-Nhẫm Dương

Hải Dương 1590

Di tích quốc gia đặc biệt

Đình Huề Trì

Hải Dương 1534

Di tích cấp quốc gia

Đền Cao An Lạc

Hải Dương 1493

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thanh Mai

Hải Dương 1490

Di tích cấp quốc gia

Đình Trịnh Xuyên

Hải Dương 1429

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật