Ứng dụng số 1 về khám phá du lịch 63 tỉnh thành Việt Nam

Khám phá lịch sử, văn hóa, con người và cảnh đẹp Việt Nam trên ứng dụng du lịch 63Stravel

Tải ứng dụng 63Stravel

Logo 63stravel

Chùa Ông

Chùa Ông

Chùa Ông hay có tên gọi khác là Bản Tịch tự, toạ lạc tại thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm. Ngôi chùa mang vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông đến nay đã gần 1000 năm tuổi. Đây là niềm tự hào của người dân Văn Lâm nói riêng và là di tích lịch sử văn hóa có giá trị lâu đời của xứ nhãn Hưng Yên. Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 19km, dọc theo tuyến Quốc lộ 5 hướng Hà Nội - Hải Phòng, rẽ phải vào thôn Bình Lương, xã Tân Quang (huyện Văn Lâm) là ngôi chùa cổ được nhân dân nơi đây gọi là chùa Ông. Theo văn bia của chùa (nay chỉ còn thác bản hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm), ngôi chùa được khởi dựng dưới thời vua Lý Thần Tông (1128 - 1138). Văn bia mang ký hiệu 5527 - 5528, trên trán bia đề: Bản Tịch tự bi minh, niên đại bia đề thời Lê Chính Hòa thứ 20 (1644), nội dung bia ghi việc thờ đức Thiền sư Từ Đạo Hạnh và ý nghĩa việc đặt tên chùa là chùa Bản Tịch. Chùa Ông dưới thời Lê là nằm trên địa phận hai thôn Bình Lương, Lương Xá, xã Đình Loan, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An thuộc xứ Kinh Bắc. Năm Minh Mạng thứ 13 (1834) đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Tới cuối đời Nguyễn mới gọi là huyện Văn Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên. Trong chùa hiện còn tượng đồng Thiền sư Từ Đạo Hạnh, vua Lý Thần Tông (đời thứ 5 nhà Lý - cũng là hiện thân Từ Đạo Hạnh sau sự trút xác ở núi Thầy). Chùa được bố trí hài hòa cân xứng theo kiểu chữ Tam bao gồm các hạng mục: Tiền đường, trung từ và hậu cung. Năm 1938, chùa được trùng tu, tôn tạo lại, kết cấu các vì theo kiểu chồng rường bào trơn có điểm hoa văn. Toàn bộ khung, cột của ngôi cổ tự được làm bằng gỗ lim rắn chắc, kết hợp với kiến trúc cổ chạm khắc công phu tạo cho tòa tiền đường một thế vững chắc mang tính nghệ thuật cao. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ xưa của ngôi chùa mang kiến trúc nghệ thuật rất công phu và độc đáo. Bước vào cổng chùa là không gian an yên, tĩnh tại với mái chùa rêu phong trầm mặc. Theo sách sử, chùa Ông được vua Lý Thần Tông xây dựng vào mùa xuân. Do vậy, mỗi dịp xuân về, nhân dân thôn Bình Lương nói riêng và nhân dân xã Tân Quang cùng du khách thập phương lại tụ hội về đây mở hội, làm lễ dâng hương để tưởng nhớ đến người đã có công đánh giặc giữ nước, dựng chùa. Lễ hội truyền thống chùa Ông diễn ra vào 3 ngày, từ ngày 7 tháng 3 đến ngày 9 tháng 3(Âm lịch) trong đó ngày 9 tháng 3 là hội chính. Năm 2001, Chùa được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, là niềm tự hào của người dân Văn Lâm. Nguồn Cục di sản văn hóa .

Hưng Yên 462 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia.

Mở cửa

Khám Phá Hưng Yên

Đền Đa Hoà

Hưng Yên 1542

Di tích cấp quốc gia

Chùa Thái Lạc

Hưng Yên 1531

Di tích quốc gia đặc biệt

Đền Mây

Hưng Yên 1516

Di tích cấp quốc gia

Chùa Nễ Châu

Hưng Yên 1495

Di tích cấp quốc gia

Văn miếu Xích Đằng

Hưng Yên 1489

Di tích cấp quốc gia

Đền Mẫu

Hưng Yên 1480

Di tích cấp quốc gia

Đền Kim Đằng

Hưng Yên 1478

Di tích cấp quốc gia

Chùa Hương Lãng

Hưng Yên 1451

Di tích cấp quốc gia

Chùa Chuông

Hưng Yên 1423

Di tích cấp quốc gia

Đền Đậu An

Hưng Yên 1365

Di tích quốc gia đặc biệt

Điểm di tích nổi bật