Chùa Phật Lớn

Chùa Phật Lớn

Chùa Phật Lớn là ngôi chùa lâu đời của người khmer có pháp danh Ut Đôn Men Chi, hiện tọa lạc tại số 151 đường Quang Trung, phường Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá. Chùa đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia ngày 28/12/2001. Chùa Phật Lớn là một trong 73 chùa Phật giáo Nam tông của tỉnh Kiên Giang được hình thành và phát triển khá sớm vào khoảng năm 1504 – thế kỷ 16. Sau ba lần thay đổi vị trí, từ năm 1884 đến nay, ngôi chùa có vị trí hiện tại. Hơn 100 năm qua, chùa không chỉ là nơi thờ phật, nơi tu hành của các vị sư sãi mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, là nơi thể hiện sự gắn bó keo sơn giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong sinh hoạt, học tập, trong lao động, trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ bao đời nay. Đặc biệt, có một sự kiện lịch sử đã được ghi vào trang sử vàng, đó là vào ngày 11/8/1848, quân và dân Kiên Giang phối hợp với lực lượng quân khu 4 tổ chức một trận đánh quy mô ở Sóc Xoài, tiêu diệt nhiều tên địch và thu nhiều vũ khí. Đây là trận thắng lớn thứ hai sau trận Tầm Vu ở đồng bằng sông Cửu Long ở giai đoạn này trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Để trả đũa cho trận thua nhục nhã này, 17 giờ chiều cùng ngày, bọn Pháp đã đưa 32 chiến sĩ cách mạng đang bị chúng giam cầm tại Khám Lớn, Rạch Giá đến chùa Phật Lớn, dùng súng nổ hàng loạt vào các chiến sĩ cách mạng, sau khi giết chết 32 người, chúng còn đòi bắn bể đầu các vị sư trong chùa và lục soát khắp nơi. Khi chúng đi khỏi, các vị sư đã chôn cất 32 chiến sĩ cách mạng ngay phía sau ngôi chùa. Hiện nay, nơi này đã dựng bia căm thù để mọi người không quên tội ác của giặc. Chùa Phật Lớn không những có giá trị về kiến trúc nghệ thuật mà còn có giá trị về lịch sử. Đối với người Khmer, ngôi chùa là không gian thiêng liêng duy nhất nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng bà con vẫn góp công, góp của xây dựng, trùng tu, sửa chữa ngôi chùa khá khang trang. Chùa có kiến trúc đặc sắc thể hiện rõ qua các mảng hoa văn trang trí, phù điêu, tượng phật, tất cả đều được sơn son thếp vàng: tượng Ma Ha Prưm bốn mặt, tượng các chim thần Ma Ha Krút, tượng nữ thần, rồng hổ phù, tượng mãnh thú, tượng khỉ… Nguồn: Du lịch Kiên Giang

Kiên Giang 971 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp quốc gia

Mở cửa

Khám Phá Kiên Giang

Đình Thần Nguyễn Trung Trực

Kiên Giang 1503

Di tích cấp quốc gia

Chùa Sóc Xoài

Kiên Giang 1432

Di tích cấp quốc gia

Đình Thần Vĩnh Hòa

Kiên Giang 1428

Di tích cấp quốc gia

Lăng mộ Mạc Cửu

Kiên Giang 1168

Di tích cấp quốc gia

Di Tích Lịch Sử Nhà Tù Hà Tiên

Kiên Giang 1156

Di tích cấp quốc gia

Chùa Ratanaransĩ (Chùa Láng Cát)

Kiên Giang 1136

Di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử và Thắng cảnh MoSo

Kiên Giang 1050

Di tích cấp quốc gia

Chùa Tam Bảo

Kiên Giang 1022

Di tích cấp quốc gia

Chùa Cù Là

Kiên Giang 1022

Di tích cấp quốc gia

Chùa Phật Lớn

Kiên Giang 972

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật