Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum

Khu di tích lịch sử cách mạng Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum nằm về phía Đông Bắc xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Là một trong những khu căn cứ có vị trí, vai trò chiến lượt hết sức quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Tỉnh Kon Tum nói riêng và của Tây Nguyên nói chung. Căn cứ được xây dựng, củng cố và phát triển trên một địa bàn hết sức thuận lợi. nằm trong lòng cách mạng của dân cư dân tộc Xơ Đăng. Nơi đây có một địa hình chia cắt rất phức tạp, với một hệ thống đồi núi liên hoàn nằm trong quần thể núi Ngọc Linh, có thế núi cao và suối sâu vô cùng hiểm trở làm cho địch rất khó khăn trong việc phát hiện, tấn công ta. Nhưng ngược lại, đây là địa bàn rất thuận lợi cho ta về hệ thống liên lạc, nằm về cực Bắc Tây Nguyên, là cửa ngõ nối liền ra Miền Bắc XHCN, nơi tiếp giáp các khu căn cứ và các vùng cơ sở của ta từ các hướng trong tỉnh. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho ta trong quá trình di chuyển cũng như trong quá trình tấn công hoặc lui về phòng ngự. Chính những điều kiện thuận lợi như vậy, cơ quan Tỉnh uỷ đã đứng chân hoạt động và chỉ đạo đấu tranh trong suốt thời gian từ 1960 đến năm 1972. Đầu năm 1955 Ban cán sự tỉnh Kon Tum dời lên Kon Pơ Oai và Kon Pơ Ê (xã Pờ Ê), sau đó chuyển về Đăk Sơ Lò rồi lại chuyển về Nước Chè (hiện nay thuộc xã Ngọc Tem, huyện Kon Plong), ổn định việc tổ chức chỉ đạo, xúc tiến khẩn trương việc chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp với tình hình mới. Cuối năm1959, Ban cán sự Tỉnh ủy Kon Tum chuyển cơ quan lên H80 (nay là huyện Tu Mơ Rông) đóng tại làng Mô Gia, xã Măng Ri để kịp thời chỉ đạo phong trào đấu tranh trong giai đoạn tới. Vì địa hình H29 (Kon Plông) xa xôi, hướng chỉ đạo không sao xát, kịp thời. Nên Ban cán sự tỉnh Kon Tum đã chọn địa điểm tại suối Đăk Y Hai thuộc xã Măng Ri làm căn cứ đứng chân, vì đây là địa bàn mang tính chiến lược về quân sự cũng như về chính trị, sau lưng án ngữ bởi dãy núi Ngọc Linh hùng vĩ với độ cao 2598m nằm về phía bắc, phía đông là căn cứ khu ủy khu 5. Địa bàn này tạo cho ta một hành lang giao thông liên hoàn thuận lợi trong các tuyến đường từ đông sang tây. Ngoài ra đây còn là địa bàn chiến lược về phát triển kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước dọc theo hai dòng suối Đăk Mỹ (H30) và Đăk Pơ sy (H80), ở đây còn có một thung lũng khá bằng phẳng, đất tốt cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho ban cán sự Tỉnh ủy hoạt động lâu dài. Hơn nữa quần chúng nơi đây rất tốt, trên 70 làng là dân tộc Xơ Đăng, là cơ sở cách mạng của ta không có Ngụy lui tới. Để ổn định cho công tác hoạt động, chỉ đạo lâu dài, ngay thời gian ban đầu Ban cán sự Tỉnh ủy đã tiến hành xây dựng các phòng ban làm việc bằng những vật liệu thô sơ như tranh tre, gỗ... với diện tích của mỗi phòng rộng 25m đến 30m vuông. Ngoài ra để đảm bảo an toàn đề phòng tránh bom đạn khi địch phát hiện, Ban cán sự còn trang bị hệ thống giao thông hào, hầm trú ẩn bao bọc xung quanh khu làm việc của đồng chí Bí thư, Phó Bí thư của Văn phòng Tỉnh ủy, hậu cần, ban cơ yếu...Và được bố trí khá bài bản theo một hệ thống liên hoàn, khép kín trải dài từ bắc xuống nam dọc theo triền đồi ở độ cao 1922,6m nằm trong lòng hai dòng suối Đăk Y Hai lớn và Đăk Y Hai nhỏ. Tại đây, Tỉnh ủy đã chỉ đạo thành công 4 kỳ Đại hội Tỉnh đảng bộ (từ Đại hội 1, ngày 09-3-1960 đến Đại hội 4, ngày 26-10-1971), đề ra những quyết sách quan trọng, chỉ đạo quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum kháng chiến chống Mỹ, cứu nước như: Quyết định lệnh đồng khởi giành quyền làm chủ nông thôn ; Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (năm 1968); Chiến dịch Đăk Tô – Tân Cảnh , tiến đến giải phóng tỉnh Kon Tum … Ngoài ra, Đảng bộ tỉnh đã phát động được sức mạnh của các dân tộc, các tầng lớp nhân dân, vận động được quần chúng, thực hiện tốt các nội dung cốt lõi lấy dân làm gốc. Trên cơ sở đó mà trong suốt cuộc đấu tranh chống Mỹ, nhân dân các dân tộc trong vùng căn cứ như xã Ngọc Lây, Tê Xăng, Măng Ri… đã tham gia tích cực trong mọi hoạt động. Trong đó, đặc biệt là nhân dân xã Măng Ri đã đóng góp 4000 ngày công, tham gia dân công hoả tuyến, gùi gạo, đạn dược. Cán bộ nhân dân và lực lượng vũ trang dân quân du kích của xã đã tham gia trực tiếp 17 trận đánh lớn nhỏ, tiêu diệt và làm tan rã 2 tiểu đoàn Mỹ, Ngụy, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Đưa đón và bảo vệ hàng trăm lượt cán bộ của trên đi về an toàn, tiếp nhận và nuôi dưỡng nhiều đơn vị chủ lực của Tỉnh, quân khu trong thời gian tập kết tại địa bàn xã. Vót 5 triệu cây chông và bố phòng hàng trăm hố chông, chế ra các loại vũ khí tự tạo để đánh địch, đóng góp cho cách mạng mỗi năm 600 gùi lúa, 5000 gốc mỳ hàng trăm con trâu, bò, heo, gà và nhiều tấn thực phẩm khác… Di tích Căn cứ Tỉnh ủy mãi là địa chỉ đỏ, là biểu tượng lòng kiên trung cách mạng của quân và dân tỉnh Kon Tum. Với ý nghĩa lịch sử đó, Di tích Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum (giai đoạn 1960-1972) tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông đã được UBND tỉnh Kon Tum xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh ngày 02/8/2007. Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum

Kon Tum 1186 lượt xem

Xếp hạng : Di tích cấp tỉnh

Mở cửa

Khám Phá Kon Tum

Di tích lịch sử và danh thắng Măng Đen

Kon Tum 1280

Di tích cấp quốc gia

Ngục Dak Glei

Kon Tum 1240

Di tích cấp quốc gia

Chiến thắng Plei Kần

Kon Tum 1192

Di tích cấp quốc gia

Di tích chiến thắng đăk tô – tân cảnh

Kon Tum 1191

Di tích quốc gia đặc biệt

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum

Kon Tum 1187

Di tích cấp tỉnh

Chùa Bác Ái

Kon Tum 1185

Di tích cấp tỉnh

Vườn quốc gia Chư Mom Ray

Kon Tum 1166

Di tích cấp quốc gia

Ngục Kon Tum

Kon Tum 1161

Di tích cấp quốc gia

Khu chứng tích Kon Hrinh

Kon Tum 1116

Di tích cấp tỉnh

Ngã ba Đông Dương

Kon Tum 1095

Di tích cấp quốc gia

Điểm di tích nổi bật